Tin tức

Đề phòng và điều trị đau thần kinh tọa sau độ tuổi 30

Ngày 28/05/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Đau thần kinh tọa ngày càng trở nên phổ biến và gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người bệnh. Để không sớm mắc phải bệnh lý này, mỗi người cần trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh cũng như phương pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. 

1. Tìm hiểu chung về bệnh đau thần kinh tọa 

Dây thần kinh tọa trải dọc từ phần thắt lưng kéo xuống tận ngón chân và đây được coi là dây thần kinh dài nhất cơ thể con người. Mỗi bên có một dây thần kinh tọa giữ vai trò chi phối, đem lại cảm giác vận động và hỗ trợ nuôi dưỡng những vùng mà nó đi qua.

Đau thần kinh tọa thường hay xảy ra ở một bên trong độ tuổi lao động từ 30 -  50 tuổi. Sau viêm khớp dạng thấp thì đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến thứ 2 cần được điều trị tại viện. Những vị trí thường bị đau thần kinh tọa nhất đó là xương cột sống phần trên, hoặc khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống khiến dây thần kinh bị chèn ép một phần dẫn tới bên chân bị ảnh hưởng có cảm giác tê bì, đau và viêm.

Sau tuổi 30 rất nhiều người bị đau thần kinh tọa

Sau tuổi 30 rất nhiều người bị đau thần kinh tọa

Tuy đau thần kinh tọa có thể khiến người bệnh đau nhiều nhưng phần lớn đều điều trị khỏi trong vài tuần bằng phương pháp nội khoa không cần phẫu thuật. Những trường hợp đau thần kinh tọa nghiêm trọng chủ yếu là do bệnh lý liên quan đến bàng quang hoặc ruột làm ảnh hưởng đến dây  thần kinh tọa và cần phải thực hiện phẫu thuật để cải thiện triệu chứng đau.

Mặc dù không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng đau thần kinh tọa có thể khiến các chi bị suy yếu, nặng hơn là tàn phế làm suy giảm khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Do đó khi phát hiện bệnh sớm thì cần điều trị ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

2. Các nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • 80% người bệnh bị đau thần kinh tọa là do dây thần kinh tọa bị đĩa đệm cột sống lồi ra đè vào. Đĩa đệm có chức năng giảm ma sát và giảm sốc cho các đốt sống. Nếu những chiếc đĩa đệm bị thoát vị thì sẽ chèn vào các dây thần kinh xung quanh;

  • Có khối cơ, khối u, nhiễm trùng, xuất huyết trong, mang thai, chấn thương, gãy xương chậu chèn lên dây thần kinh tọa;

  • Nguyên nhân khác: do bị viêm khớp thoái hóa, tổn thương thân đốt sống (do nhiễm vi khuẩn, lao), viêm đĩa đệm đốt sống,... 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau thần kinh tọa

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau thần kinh tọa

Những yếu tố sau cũng khiến người bệnh có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa:

  • Thừa cân, béo phì: cân nặng quá khổ sẽ gây áp lực lớn lên cột sống chèn vào dây thần kinh tọa;

  • Tuổi tác: tuổi đời càng lớn thì tuổi cột sống, xương khớp cũng lớn theo nên dễ dẫn đến các bệnh như gai xương hay thoát vị đĩa đệm. Đây là 2 nguyên nhân thường gặp dẫn tới đau thần kinh tọa;

  • Ngồi lâu: giữ tư thế ngồi trong thời gian dài hoặc duy trì một  lối sống thiếu vận động cũng làm gia tăng nguy cơ đau thần kinh tọa hơn so với việc chăm chỉ tập luyện vận động mỗi ngày;

  • Bị tiểu đường: các dây thần kinh dễ bị tổn thương ở những người đái tháo đường hơn so với người bình thường.

3. Dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa 

Một người bị đau thần kinh tọa nếu xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Cơn đau men theo những nơi mà dây thần kinh tọa đi qua, đau ở cột sống thắt lưng rồi lan sang phía ngoài má đùi, mắt cá ngoài, mông, bắp chân, mặt trước của cẳng chân và các ngón chân. Hướng lan của các cơn đau sẽ khác nhau dựa trên vị trí tổn thương nằm ở chỗ nào;

  • Cơn đau có thể ở mức độ khác nhau như đau âm ỉ, đau nhói, đau dữ dội, đau giật và tăng mạnh khi ho, ngồi lâu, hắt hơi,...;

  • Cơ chân cũng bị ảnh hưởng với các biểu hiện như ngứa ran, tê cứng ở cẳng chân hoặc bàn chân.

4. Chữa đau thần kinh tọa bằng nhiều biện pháp khác nhau  

4.1. Phương pháp nội khoa không phẫu thuật 

Người bệnh cần được nghỉ ngơi thư giãn, tránh áp lực lên dây thần kinh tọa bằng cách nằm giường cứng, không ngồi quá lâu, không mang vác vật nặng,...

Đối với những cơn đau cấp tính, có thể dùng các loại thuốc để giảm triệu chứng:

  • Thuốc giảm đau: nhóm NSAIDs, paracetamol. Các thuốc có thể gây ra tác dụng phụ về tiêu hóa, gan, tim, thận,... nên cần dùng kết hợp với thuốc giảm tiết acid hoặc thuộc giúp bảo vệ dạ dày để tối thiểu hóa nguy cơ phát sinh bệnh viêm loét dạ dày. 

  • Thuốc giãn cơ;

  • Thuốc vitamin nhóm B;

  • Chế phẩm morphin nếu đau nhiều;

  • Tiêm corticosteroid: tiến hành tiêm ngoài màng cứng để giảm đau.

Lưu ý: các thuốc trên cần được dùng theo toa kê đơn, bệnh nhân không được tự ý sử dụng khi chưa có hướng dẫn, chỉ  định của bác sĩ.

Ngoài dùng thuốc và khi đã kiểm soát được triệu chứng đau, người bệnh sẽ cần tham gia vào các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng các chi và phòng ngừa chấn thương sau này:

  • Mát xa;

  • Tập các động tác kéo giãn cột sống, treo người trên xà đơn, tập bơi, tập cơ lưng củng cố sức mạnh và sự linh hoạt của cột sống;

  • Sử dụng đai lưng hỗ trợ để giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống.

4.2. Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật

Nếu điều trị nội khoa không đạt hiệu quả hoặc dây thần kinh tọa bị chèn ép nghiêm trọng (hẹp ống sống, hội chứng đuôi ngựa, liệt  chi dưới, teo cơ,...). 

Người bệnh có thể tập các động tác kéo giãn cột sống để cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

Người bệnh có thể tập các động tác kéo giãn cột sống để cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

Dựa trên tình trạng khối u, thoát vị, trượt đốt sống và điều kiện kỹ thuật sẵn có mà lựa chọn phương án phẫu thuật sao cho phù hợp, phổ biến nhất là 2 phương pháp sau:

  • Mổ cắt cung sau đốt sống: áp dụng cho những trường hợp đau thần kinh tọa do nguyên nhân hẹp ống sống. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm đó là làm mất vững cột sống, nguy cơ tái phát cao;

  • Mổ lấy nhân đệm: chỉ định thực hiện nếu điều trị nội khoa sau 3 tháng không có kết quả. Đĩa đệm bị thoát vị ở phần nào thì sẽ được cắt bỏ để giải thoát cho dây thần kinh bị chèn ép. Nếu người bệnh đã bị biến chứng rối loạn cảm giác hoặc hạn chế vận động thì cần mổ sớm hơn;

  • Dây thần kinh tọa bị chèn ép nghiêm trọng do trượt đốt sống: nẹp vít cột sống và làm cứng đốt sống để cố định chấn thương.

4.3. Phương pháp điều trị khác 

Đau thần kinh tọa còn có thể được điều trị bằng các biện pháp khác như sau:

  • Nắn khớp xương: đây là một hình thức điều chỉnh cột sống được áp dụng để giảm đau, cải thiện chức năng và khôi phục khả năng chuyển động của cột sống;

  • Châm cứu: người bệnh cần thực hiện châm cứu ở những nơi uy tín, có chứng chỉ hành nghề. Phương pháp này cũng ghi nhận những trường hợp đã giảm đau lưng sau một thời gian điều trị;

  • Điều trị hỗ trợ:

  • Chườm nóng: có thể là miếng sưởi, đèn nhiệt hoặc túi chườm nóng cho khu vực đang bị tổn thương. Không nên áp quá lâu với nhiệt độ quá nóng vì dễ khiến da bị bỏng;

  • Chườm lạnh: đặt túi chườm lạnh khoảng 20 phút/lần, mỗi ngày vài lần.

Quý bạn đọc nếu muốn được tư vấn thêm các vấn đề khác cần điều trị, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 và tổng đài viên của MEDLATEC sẵn sàng phục vụ quý khách.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.