Tin tức
Địa chỉ khám tai tại Thanh Hóa uy tín, chất lượng
- 19/07/2023 | Nhiễm trùng tai ở trẻ - Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh hiệu quả
- 01/08/2023 | Lấy ráy tai cho bé, những điều cha mẹ nên lưu ý
- 01/08/2023 | Ngoáy tai thường xuyên có tốt không?
- 06/08/2023 | Bấm lỗ tai có đau không, chăm sóc sau bấm như thế nào?
- 10/08/2023 | Ung thư tai: Dấu hiệu và cách điều trị bệnh
1. Đôi nét về dịch vụ khám tai
Khám tai là một trong những thủ thuật khá đơn giản. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra màng nhĩ, ống tai của người bệnh bằng dụng cụ soi tai chuyên dụng. Sau khi kiểm tra, bác sĩ có thể phát hiện một số vấn đề ở tai, ví dụ như: nhiễm trùng, viêm tai, tai có dị vật hoặc màng nhĩ bị thủng,…
Chúng ta nên đi khám tai nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường
Khám tai là một trong những mục khám có trong buổi khám sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, khi gặp những dấu hiệu bất thường ở tai, người bệnh nên chủ động đi khám tai và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ nhỏ là là đối tượng có nguy cơ bị các bệnh lý ở tai tương đối cao, tuy nhiên, với các bé chưa biết nói thì sẽ rất khó để bé chia sẻ với bố mẹ về tình trạng của mình. Thay vào đó, bố mẹ nên để ý một số dấu hiệu bất thường ví dụ như khi bị nhiễm trùng tai, trẻ thường quấy khóc liên tục, bị sốt và hay lấy tay ôm tai mà không xác định được nguyên nhân. Nếu gặp những triệu chứng kể trên, các bậc phụ huynh nên đưa bé đi khám tai để xác định xem bé có bị nhiễm trùng tai hay không. Khi đi kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định vị trí tại nhiễm trùng, ví dụ như viêm tai giữa hoặc nhiễm trùng ống tai ngoài,…
Ngoài ra, nếu thường xuyên bị đau tai, nghe không rõ, bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân gây triệu chứng đau tai hoặc mất thính lực. Trong trường hợp phát hiện dị vật lạ, sáp dư thừa ở tai, chúng ta cũng nên đi khám để được xử lý đúng cách.
Nếu thường xuyên bị đau tai, bạn nên đi khám
Người có tiền sử mắc bệnh về tai cũng được khuyến khích đi khám tai thường xuyên. Qua mỗi buổi khám, bác sĩ có thể theo dõi diễn biến bệnh, đồng thời đánh giá hiệu quả chữa trị bệnh, thay đổi phác đồ điều trị nếu cần thiết.
2. Buổi khám tai diễn ra như thế nào?
Trước tiên, bác sĩ sẽ khai thác một số thông tin của bệnh nhân, ví dụ như triệu chứng thường gặp ở tai hoặc đặc thù công việc,… Một số người làm nghề thợ lặn hoặc phi công thường xuyên chịu áp lực ở tai, bởi vì sự chênh lệch áp suất ở bên trong và bên ngoài tai. Họ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý liên quan tới tai.
Khi kiểm tra tai, bác sĩ sẽ nhìn và sờ phía ngoài tai, đồng thời bác sĩ kéo vành tai ra phía sau hoặc kéo lên phía trên để dễ dàng quan sát và xác định các dấu hiệu bất thường ở bên ngoài (nếu có). Sau đó, bác sĩ sẽ khám ống tai ngoài, màng nhĩ và vòi nhĩ bằng đèn soi clar hoặc bằng ống soi tai chuyên dụng.
2.1. Kiểm tra ống tai ngoài
Kiểm tra ống tai ngoài là bước không thể thiếu khi khám tai. Bác sĩ thường dùng đèn clar chuyên dụng để soi vào ống tai của bệnh nhân. Ở bước này, bác sĩ có thể phát hiện một số bệnh lý như: viêm ống tai ngoài, nấm hoặc polyp ở ống tai ngoài, xuất hiện dị vật ở ống tai ngoài,…
Bước đầu, bác sĩ sẽ khám ống tai ngoài
2.2. Khám màng nhĩ
Để kiểm tra màng nhĩ, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ soi chuyên dụng và đưa vào bên trong ống tai. Dụng cụ này hỗ trợ bác sĩ theo dõi các phần như: màng nhĩ, rốn nhĩ, màng căng, màng trùng và cán búa, bóng xương búa,… Nếu màng nhĩ khỏe mạnh, hình ảnh thu được từ loa soi sẽ rõ nét, sáng rõ.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phát hiện đặc điểm bất thường về màu sắc, độ bóng, độ nghiêng của màng nhĩ. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tổn thương màng nhĩ, ví dụ: viêm hoặc thủng màng nhĩ, viêm tai giữa thanh dịch, viêm tai giữa cấp,…
Đối với bệnh nhân nghi thủng màng nhĩ, bác sĩ thường khám rất kỹ để xác định vị trí lỗ thủng, kích thước và hình thái. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem màng nhĩ có bị thủng hay không, đặc điểm bờ lỗ thủng như thế nào (nhẵn, nham nhở hoặc có polyp…).
2.3. Khám vòi nhĩ
Khi bệnh nhân đi khám tai, bác sĩ không chỉ khám ống tai ngoài, màng nhĩ mà còn kiểm tra cả vòi nhĩ. Mục đích kiểm tra vòi nhĩ để phát hiện tình trạng vòi nhĩ hẹp hoặc giãn rộng bất thường, chẩn đoán nguyên nhân gây suy giảm thính lực, nguyên nhân gây ù tai (không do bệnh viêm tai gây ra),...
Có 3 cách thường dùng để kiểm tra vòi nhĩ, đó là nghiệm pháp Valsava, Toynbee và Politzer.
- Với nghiệm pháp Valsava, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân bịt mũi, miệng ngậm lại và thổi phồng 2 bên má. Khi thực hiện thao tác này, nếu bệnh nhân nghe thấy tiếng kêu ở tai thì vòi nhĩ của họ không hề bị tắc.
- Với nghiệm pháp Toynbee, người bệnh sẽ được hướng dẫn bịt mũi, miệng ngậm lại, đồng thời nuốt nước bọt. Nếu vòi nhĩ không bị tắc, bạn có thể nghe thấy tiếng nuốt nước bọt.
- Với nghiệm pháp Politzer, bạn cần bịt một cánh mũi, ngậm nước. Sau đó, bác sĩ bơm không khí vào bên mũi còn lại của bệnh nhân bằng bóng cao su, đồng thời bệnh nhân nuốt nước đang ngậm trong miệng. Lúc này, nếu bệnh nhân nghe thấy tiếng kêu thì vòi nhĩ của họ thông.
2.4. Nội soi tai
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiến hành nội soi tai để kiểm tra kỹ hơn tổn thương. Hai kỹ thuật thường được dùng là: nội soi ống mềm và ống cứng. Trong đó, phương pháp nội soi ống mềm thường được ưu tiên dùng, bởi vì hình ảnh thu được sắc nét, bác sĩ có thể theo dõi tổn thương ở những ngóc ngách nhỏ hẹp. Đặc biệt ống nội soi mềm có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả trẻ nhỏ. Thời gian nội soi tai ống mềm thường kéo dài từ 2 - 5 phút.
Nội soi tai ống mềm diễn ra trong 2 - 5 phút
3. Địa chỉ khám tai tại Thanh Hóa uy tín
Nếu bạn đang tìm kiếm cơ sở y tế uy tín, chuyên khám tai tại Thanh Hóa thì hãy tham khảo Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Hóa. Phòng khám trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC - đơn vị có gần 30 năm hoạt động trong ngành y tế và được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về chất lượng khám, chữa bệnh.
MEDLATEC sở hữu trang thiết bị hiện đại, các máy chẩn đoán hình ảnh như: máy siêu âm, chụp X - quang đều được nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Thụy Sỹ. Đặc biệt, MEDLATEC có Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế tại MEDLATEC là những người có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm. Do đó, mọi dịch vụ y tế tại MEDLATEC đều đảm bảo chất lượng tốt, được mọi khách hàng hài lòng.
MEDLATEC là đơn vị chuyên khám tai tại Thanh Hóa
Trên đây là các thông tin tổng quan về việc khám tai và địa chỉ khám tai tại Thanh Hóa uy tín. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở tai, người dân nên chủ động đi khám và điều trị. Để đặt lịch khám nhanh chóng, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC hoặc đến trực tiếp Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Hóa tại địa chỉ 12-14 Phạm Ngũ Lão, Đông Sơn, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
