Tin tức
Điều trị bệnh do amip bằng phương pháp nào?
- 03/10/2015 | Nguy cơ nhiễm amip “ăn não người” từ việc tự pha nước muối nhỏ mũi
- 09/07/2014 | Bệnh lỵ amip ở trẻ - những điều phụ huynh nên biết
- 30/03/2020 | Giải đáp những thắc mắc về bệnh lỵ amip và xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lỵ
1. Bệnh do amip có biểu hiện như thế nào?
Khi nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica, người bệnh sẽ trải qua thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần cho đến 3 tháng.
Bệnh do amip gây đau quặn bụng
Sau đó, đến giai đoạn phát bệnh, người bệnh thường có 3 triệu chứng đặc trưng nhất là đau quặn bụng, buồn đi đại tiện nhưng không có phân, đi đại tiện nhiều lần và trong phân có lẫn chất nhầy hoặc lẫn máu. Mỗi thể bệnh lại có những biểu hiện bệnh riêng. Cụ thể như sau:
- Thể bệnh cấp tính:
+ Người bệnh đau bụng theo từng cơn, cơn đau dọc theo khung đại tràng, đau buốt vùng hậu môn cùng với cảm giác mót rặn liên tục.
+ Đi đại tiện nhiều lần với lượng phân ít. Đôi khi phân có lẫn dịch nhầy và máu.
+ Nếu trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh đi đại tiện khoảng vài lần trong ngày và cơ thể không quá mệt mỏi. Đối với những bệnh nhân đặc biệt nghiêm trọng, bệnh nhân bị suy kiệt, mất nước, đau bụng dữ dội, đi tiêu hơn 15 lần mỗi ngày, bị rối loạn chất điện giải,...
- Thể bán cấp: Bệnh nhân bị đau bụng nhưng không quá nghiêm trọng, có cảm giác mót rặn nhưng không quá nhiều, đôi khi bị tiêu chảy và đôi khi lại bị táo bón.
- Thể mạn tính: Giai đoạn cấp tính không được điều trị kịp thời sẽ chuyển thành mạn tính. Trong đó, người bệnh sẽ phải chịu nhiều đợt bệnh cách nhau.
Người bệnh luôn có cảm giác mót rặn và phải đi đại tiện nhiều lần.
Một số triệu chứng bệnh là đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, ăn không tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, cơ thể bị suy nhược, sụt cân. Nếu tình trạng này xảy ra ở những trường hợp có hệ miễn dịch kém hoặc mắc kèm theo một số bệnh nhiễm khuẩn đường ruột hay bệnh ký sinh trùng khác thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
2. Con đường lây nhiễm bệnh do amip
- Bệnh do amip có thể lây truyền qua những con đường sau:
+ Đường tiêu hóa: Khi không may ăn phải các loại thức ăn, đồ uống hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn hay tiếp xúc với phân của người bệnh, bạn có thể lây nhiễm bệnh.
+ Lây qua đường quan hệ tình dục bằng miệng.
- Lưu ý: Dù người bệnh không có triệu chứng ra bên ngoài vẫn có thể lây nhiễm sang người khỏe mạnh.
Bị nhiễm bệnh do ăn rau sống chưa được rửa sạch sẽ
- Mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải căn bệnh này, tuy nhiên, những người trẻ từ 20 đến 30 tuổi là những đối tượng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn.
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:
+ Nhà ở chật chội và vệ sinh kém.
+ Ăn rau sống khi chưa rửa sạch sẽ.
+ Ô nhiễm nguồn nước.
+ Đang bị nhiễm một loại ký sinh trùng khác.
3. Điều trị bệnh do amip
3.1. Phương pháp chẩn đoán
- Trước hết, để được chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu phân, mủ tại các ổ áp xe của người bệnh và thực hiện:
+ Soi tươi mẫu bệnh phẩm bằng kính hiển vi quang học.
+ Thực hiện phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
+ Nuôi cấy amip trong môi trường nhân tạo.
+ Cấy truyền bệnh cho động vật.
- Bên cạnh đó, có thể thực hiện siêu âm gan, thận, chup X-quang phổi và não, chụp CT,...
- Đối với những trường hợp chọc hút ổ áp xe ở gan, thận hay phổi để lấy mẫu thực hiện xét nghiệm.
Nên rửa rau củ trước khi ăn để phòng ngừa bệnh
- Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác
+ Đối với amip ruột: Bệnh thường dễ nhầm lẫn với bệnh lỵ trực khuẩn. Trong đó, bệnh lỵ trực khuẩn thường diễn biến cấp tính.
+ Các triệu chứng bệnh cũng dễ nhầm lẫn với biểu hiện của một số bệnh như viêm đại tràng mạn, có khối u trong đại trực tràng, bệnh Crohn, nhiễm độc kim loại nặng,... Vì thế, cần thực hiện một số phương pháp để chẩn đoán phân biệt với những căn bệnh này.
+ Đối với viêm gan do amip: Cần phân biệt với những trường hợp bị viêm gan do siêu vi.
+ Đối với áp xe gan do amip: Cần tránh nhầm lẫn với một số bệnh như ung thư gan hay áp xe đường mật do vi khuẩn,...
+ Đối với áp xe phổi: Tránh nhầm lẫn với tình trạng lao phổi, áp xe phổi, u phổi,...
3.2. Điều trị
+ Dùng các loại thuốc diệt amip theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng.
+ Kết hợp với các phương pháp khác
Thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ: Được chỉ định với những bệnh nhân bị đau bụng dữ dội và liên tục do co thắt đại tràng.
Những trường hợp bị áp xe gan, áp xe phổi có bội nhiễm vi khuẩn, có thể kết hợp thuốc diệt amip với kháng sinh. Nếu cần thiết, có thể chọc hút hoặc phẫu thuật để giải quyết những ổ áp xe gan.
3.3. Phương pháp phòng bệnh
Để phòng ngừa bệnh do amip cần lưu ý những điều sau:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi để tránh bị nhiễm amip.
- Trước khi ăn các loại rau củ tươi cần phải vệ sinh sạch sẽ, khử trùng hoặc diệt kén amip bằng tia cực tím.
- Không nên ăn uống những loại thực phẩm, đồ uống không rõ ràng.
- Hạn chế ăn những sản phẩm bơ sữa chưa được tiệt trùng, rau sống, rau củ chưa được nấu chín,...
- Trước khi nấu ăn và trước bữa ăn nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh hay sau khi thay tã cho trẻ nhỏ.
- Dùng miếng dán bảo vệ răng miệng khi có quan hệ tình dục bằng đường miệng.
+ Xử lý phân hợp đúng cách, hợp vệ sinh, không dùng phân tươi để bón rau củ. Nếu thực phẩm đã dính phân thì nên vứt bỏ.
Trên đây là những thông tin về bệnh do amip, đặc biệt là phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh do amip. Để được tư vấn thêm về vấn đề này hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe, quý khách hàng có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên sẽ tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
