Tin tức

Giải đáp những thắc mắc về xét nghiệm máu ẩn trong phân

Ngày 07/04/2020
CN Lê Thị Việt Hà - Trung tâm xét nghiệm
Xét nghiệm máu ẩn trong phân hay còn gọi là xét nghiệm FOB là xét nghiệm nhằm phát hiện một lượng máu rất nhỏ chứa trong phân người mà bằng mắt thường chúng ta không thể quan sát được. Vậy xét nghiệm này được thực hiện như thế nào và ý nghĩa của xét nghiệm là gì? Bài viết này sẽ giúp các bạn trả lời những thắc mắc trên.

1. Mục đích của xét nghiệm máu ẩn trong phân

Khi đường tiêu hóa mắc một số bệnh có thể gây ra tình trạng chảy máu, máu sẽ theo phân đào thải ra bên ngoài. Nếu như tình trạng bệnh nghiêm trọng thì bằng mắt thường có thể quan sát thấy phân có màu đỏ như máu hoặc màu đen. 

Quy trình xét nghiệm máu ẩn trong phân.

Hình 1: Quy trình xét nghiệm máu ẩn trong phân.

Tuy nhiên có nhiều bệnh mà giai đoạn đầu chỉ xuất hiện lượng máu rất nhỏ trong phân, không thể phát hiện bằng mắt thường thì phải sử dụng kỹ thuật xét nghiệm máu ẩn trong phân này để chẩn đoán. 

Xét nghiệm máu ẩn trong phân nhằm mục đích xác định lượng máu trong phân không được thấy rõ ràng giúp phát hiện mất máu tiềm ẩn trong đường tiêu hóa. Một số bệnh có thể nghĩ đến hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa gặp trong loét dạ dày tá tràng, ung thư đại trực tràng, polyp đại trực tràng, ung thư dạ dày.

Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính tức là bạn đang bị chảy máu đường tiêu hóa và việc chỉ định các kỹ thuật y học tiếp theo như nội soi, chụp cắt lớp sẽ tìm được chính xác vị trí chảy máu.

2. Những ai cần làm xét nghiệm máu ẩn trong phân?

Có nhiều trường hợp có thể gây ra hiện tượng máu ẩn trong phân, chủ yếu là những người có vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, do đó những trường hợp sau nên đi kiểm tra xét nghiệm máu ẩn trong phân:

  • Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư đường tiêu hóa.

  • Những người có tiền sử bị polyp ruột.

  • Người mắc các bệnh viêm đường ruột.

  • Người có triệu chứng về các bệnh đường tiêu hóa: mệt mỏi, thay đổi thói quen đi đại tiện, đau bụng, hậu môn chảy máu, nôn hoặc buồn nôn, có triệu chứng giảm cân.

  • Người mắc bệnh tiểu đường hay có mức insulin trong máu tăng cao.

Xét nghiệm máu ẩn trong phân giúp tầm soát các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Hình 2: Xét nghiệm máu ẩn trong phân giúp tầm soát các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

3. Quy trình thực hiện xét nghiệm máu ẩn trong phân

Mẫu phân được lấy vào một lọ sạch, khô bằng cách dùng một que gạt để lấy một lượng ít phân khi bạn đi vệ sinh (có thể lấy phân từ giấy vệ sinh mà bạn vừa dùng khi đi vệ sinh).

Kết quả tốt nhất thu được nếu xét nghiệm đó được thực hiện trong vòng 2 giờ sau khi lấy mẫu hoặc có thể bảo quản mẫu phân từ 2 - 8 độ C trong 24h. 

Tại phòng xét nghiệm mẫu phân sẽ được tiến hành theo đúng quy trình kỹ thuật của bộ kit thử xét nghiệm, cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác.

Để đánh giá kết quả được đầy đủ nhất thì xét nghiệm thường được tiến hành trên ít nhất 3 mẫu bệnh phẩm vào các ngày liên tiếp nhau. Do chảy máu đường tiêu hóa xảy ra vào một thời điểm nào đó nên trường hợp chỉ làm xét nghiệm 1 lần có thể không phát hiện máu trong phân làm kết quả xét nghiệm không chính xác.

Một số trường hợp gây kết quả dương tính không chính xác do ảnh hưởng của một số loại thuốc như: thuốc giảm đau aspirin, các thuốc có bổ sung vitamin C,...

4. Kết quả xét nghiệm máu ẩn trong phân được hiểu như thế nào?

Xét nghiệm dẫn đến hai kết quả: kết quả âm tính hoặc kết quả dương tính.

- Kết quả xét nghiệm âm tính: điều này có nghĩa là mẫu phân cung cấp không phát hiện thấy máu trong đó. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn khẳng định việc bạn không mắc bệnh về đường tiêu hóa sau này. Vì vậy nên đi kiểm tra xét nghiệm định kỳ hàng năm để theo dõi tình trạng sức khỏe.

- Kết quả xét nghiệm dương tính: có phát hiện máu trong phân, điều này có nghĩa bạn đã bị tổn thương tại đường tiêu hóa có thể là: xuất huyết, viêm, khối u,... Vì vậy bạn cần làm thêm các phương pháp như nội soi dạ dày - đại tràng, tổng phân tích tế bào máu,... để xác định nguyên nhân và vị trí chảy máu. Độ chính xác của xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn của người bệnh.

Hệ thống máy xét nghiệm hiện đại tại MEDLATEC

Hình 3: Hệ thống máy xét nghiệm hiện đại tại MEDLATEC

Việc tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa có ý nghĩa quan trọng với người bệnh khi bệnh nhân vẫn đang khỏe mạnh, chưa xuất hiện triệu chứng từ đó sẽ làm tăng cơ hội điều trị và cơ hội sống. Ngày nay ung thư đường tiêu hóa ngày càng phổ biến vì vậy thực hiện các xét nghiệm tầm soát sớm ung thư trong đó có xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân đang được khuyến khích với người dân. 

Nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với phương châm “Dịch vụ tốt, Công nghệ cao” đã trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy cho người dân. Bên cạnh thế mạnh là có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng làm việc mà bệnh viện còn sở hữu hệ thống máy móc trang thiết bị xét nghiệm hiện đại, đồng bộ, chuyên sâu. Cùng với đó là dịch vụ lấy mẫu tận nơi 24/7 đem lại sự tiện nghi và hài lòng nhất cho khách hàng.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn tiếp nhận bảo lãnh viện phí cho các khách hàng có thẻ bảo hiểm của gần 40 công ty bảo hiểm trong và ngoài nước như: Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm nhân thọ Prudential, Bảo hiểm nhân thọ Manulife, Bảo hiểm BIDV (BIC), Bảo hiểm dầu khí PVI, bảo hiểm Bảo Minh, bảo hiểm nhân thọ AIA,... MEDLATEC thực hiện triển khai dịch vụ bảo lãnh viện phí tại 2 cơ sở:

- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 42 - 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.

- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.

Liên hệ tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và được tư vấn gói khám miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.