Tin tức

Giải đáp: Sa bàng quang ảnh hưởng đến quan hệ tình dục như thế nào?

Ngày 26/10/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Một trong những bệnh lý hay gặp ở phụ nữ sau sinh là sa bàng quang. Thế nhưng, không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra bệnh này, đặc biệt là sa bàng quang ảnh hưởng đến quan hệ tình dục như thế nào? Những thông tin mà Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc liên quan.

1. Sa bàng quang là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi sa bàng quang ảnh hưởng đến quan hệ tình dục như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sa bàng quang là gì? Theo đó, đây là hiện tượng bàng quang lệch khỏi vị trí ban đầu (phía trên âm đạo, giữa xương mu và tử cung,) và sà xuống âm đạo.

Trong Y học, sa bàng quang còn được gọi chứng thoát vị bàng quang. Nếu tình trạng nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt thì việc điều trị sẽ đơn giản. Tuy nhiên, trường hợp nặng, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng và cuộc sống hàng ngày thì người bệnh cần được phẫu thuật. 

Sa bàng quang là hiện tượng bàng quang sà xuống âm đạo

Sa bàng quang là hiện tượng bàng quang sà xuống âm đạo

2. Các nguyên nhân gây sa bàng quang

Sa bàng quang do nhiều nguyên nhân gây ra, thường xảy ra ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc những người hay bị áp lực tâm lý. Và dù là nguyên nhân nào thì sa bàng quang ảnh hưởng đến quan hệ tình dục cũng là điều khó tránh khỏi. 

Do mang thai và sinh con

Quá trình mang thai và sinh con khiến cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Đặc biệt vùng chậu luôn trong tình trạng kéo căng. Và khi các cơ cùng các mô nâng đỡ ở vùng chậu này bị căng quá mức thì việc cố định bàng quang sẽ yếu đi. Lúc này, bàng quang sẽ bị sa dần xuống âm đạo.

Và ngay cả sau khi sinh con (dù sinh qua đường âm đạo hay sinh mổ) thì nguy cơ bị sa bàng quang vẫn xảy ra. Do lúc này, cơ thể người phụ nữ chưa phục hồi, cộng với tình trạng táo bón sinh lý khi mang thai và sinh con sẽ khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.

Sa bàng quang thường xảy ra với phụ nữ mang thai và sinh con

Sa bàng quang thường xảy ra với phụ nữ mang thai và sinh con

Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố của người phụ nữ có nhiều biến đổi, điển hình là nồng độ Estrogen giảm mạnh. Trong khi đó, Estrogen đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đảm bảo sự rắn chắc và đàn hồi của cơ âm đạo. Điều này đồng nghĩa, Estrogen giảm thì cơ âm đạo suy yếu, có thể gây ra hiện tượng sa bàng quang. Và lúc này, sa bàng quang ảnh hưởng đến quan hệ tình dục khá nhiều. 

Do thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì khiến cơ thể nặng nề và gia tăng trọng lượng lẫn áp lực lên các nhóm cơ sàn chậu. Và như đã nói ở trên, các nhóm cơ này bị căng quá mức sẽ dần suy yếu, không còn khả năng cố định bàng quang ở vị trí ban đầu. 

Do căng thẳng, áp lực

Tâm lý và nội tiết tố của người phụ nữ có sự liên quan mật thiết. Khi nội tiết tố thay đổi, người phụ nữ trở nên khó chịu, gắt gỏng. Ngược lại, những người thường xuyên căng thẳng, áp lực cũng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Vì lẽ đó, những người thường xuyên gặp áp lực tâm lý hay làm những việc nặng nhọc thì sẽ có nguy cơ bị sa bàng quang. 

Thừa cân, béo phì, áp lực, căng thẳng,… cũng là nguyên nhân gây sa bàng quang

Thừa cân, béo phì, áp lực, căng thẳng,… cũng là nguyên nhân gây sa bàng quang

3. Sa bàng quang ảnh hưởng đến quan hệ tình dục như thế nào?

Để biết sa bàng quang ảnh hưởng đến quan hệ tình dục ở mức độ nào thì chúng ta sẽ cùng xem xét các triệu chứng của bệnh. Thông thường, phụ nữ bị sa bàng quang sẽ cảm nhận được sự bất thường của âm đạo khi ngồi xuống, cảm giác như đang ngồi trên quả bóng.

Ngoài ra, vùng thắt lưng, vùng bụng dưới và vùng chậu luôn bị đau tức. Mức độ đau tức sẽ nghiêm trọng khi ho, hắt hơi, cúi người hoặc cố gắng làm một việc gì đó. Song song đó là tình trạng tiểu không tự chủ hoặc rất khó tiểu. 

Tất cả những triệu chứng này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người bệnh. Hay nói cách khác, sa bàng quang khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và gặp nhiều bất tiện. Và một khi tâm lý bị tác động thì đời sống chăn gối cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, phụ nữ bị sa bàng quang có thể gặp cảm giác khó chịu và đau khi quan hệ. Cùng với đó là tình trạng khó tiểu sẽ khiến bàng quang ứ đọng nước tiểu, làm chức năng thận bị suy giảm. Nếu tình hình kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Không đơn thuần là ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Sa bàng quang ảnh hưởng đến quan hệ tình dục và sinh hoạt hàng ngày của các chị em

Sa bàng quang ảnh hưởng đến quan hệ tình dục và sinh hoạt hàng ngày của các chị em

4. Chẩn đoán và điều trị sa bàng quang

Sa bàng quang ảnh hưởng đến quan hệ tình dục và có thể gây nhiều biến chứng, vì vậy, chị em phụ nữ không nên chủ quan. Trong mọi trường hợp, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. 

Chẩn đoán sa bàng quang

Thông thường, để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ khám vùng chậu và thực hiện một số xét nghiệm quan trọng. Những việc bác sĩ sẽ làm để xác định mức độ sa bàng quang bao gồm:

  • Khai thác bệnh sử lâm sàng.

  • Chụp X-quang.

  • Siêu âm.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).

Điều trị sa bàng quang

Nếu bệnh nhẹ, ít triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ, người bệnh chỉ cần theo dõi và tái khám theo lịch của bác sĩ. Đồng thời, thực hiện một số bài tập để cải thiện tình hình, chẳng hạn như bài tập tăng cường cơ sàn chậu.

Bị sa bàng quang nên được thăm khám và điều trị để tránh biến chứng

Bị sa bàng quang nên được thăm khám và điều trị để tránh biến chứng

Tuy nhiên, nếu triệu chứng nặng và sa bàng quang ảnh hưởng đến quan hệ tình dục cũng như sinh hoạt hàng ngày thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng một số phương pháp như:

  • Đặt thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như vòng tránh thai. Thiết bị này được đặt vào âm đạo, coi như một giải pháp tạm thời, thay thế cho phương pháp phẫu thuật.

  • Liệu pháp Estrogen, chẳng hạn như bổ sung Estrogen dạng thuốc viên hoặc Estrogen dạng kem. Phương pháp này thường được áp dụng cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh, khi nồng độ Estrogen giảm mạnh. Việc bổ sung Estrogen sẽ giúp tăng cường và duy trì sự dẻo dai cho vùng chậu.

  • Trường hợp sa bàng quang nghiêm trọng, gây khó chịu, đau đớn trong mọi hoạt động thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để nâng bàng quang, đưa về vị trí ban đầu. Và nếu sa bàng quang đi kèm tiểu không kiểm soát thì người bệnh sẽ được áp dụng thủ thuật treo niệu đạo.

Thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết sa bàng quang ảnh hưởng đến quan hệ tình dục như thế nào. Đồng thời, nên làm gì để cải thiện và khắc phục chứng bệnh này. Và chị em phụ nữ nên nhớ, trong giai đoạn điều trị sa bàng quang, kế hoạch có thai sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy, nên xác định việc tạm hoãn có thai trong thời gian này.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.