Tin tức

Giải đáp thắc mắc: Bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không?

Ngày 18/03/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Sỏi thận là một căn bệnh về đường tiết niệu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Khi mắc, ngoài việc sử dụng các phương pháp y khoa để lấy sỏi ra, các bệnh nhân còn được khuyến cáo tập thể dục, chế độ ăn lành mạnh và uống nhiều nước. Vậy bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không?

1. Sỏi thận hình thành như thế nào

Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể đảm nhận chức năng lọc ra những chất độc hại được đưa vào cơ thể và thải nó ra ngoài theo nước tiểu. Tuy nhiên, có những chất độc không thể hòa tan được trong nước tiểu đã lắng đọng lại ở thận và dần dần hình thành sỏi. Ở mỗi người sẽ có sự hình thành sỏi thận khác nhau, tùy thuộc vào vị trí hình thành, mức độ chất độc bị lắng và thời điểm hình thành mà kích thước sẽ khác nhau. 

Sỏi thận được hình thành có thể theo nước tiểu di chuyển đến bất kì vị trí nào trên hệ tiết niệu. Được gọi là sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc có thể là sỏi niệu quản. Trong thời gian đầu khi sỏi được hình thành người bệnh không cảm nhận được nhiều biểu hiện. Đến khi kích thước sỏi phát triển lớn hơn thì người bệnh mới cảm nhận được đau đớn kèm theo các triệu chứng như tiểu ra máu hoặc mủ.

Sỏi thận rất nguy hiểm cho người mắc, nó gây ra những cơn đau đớn và những bất tiện, khó khăn trong việc sinh hoạt. Nhưng vì sợ những cuộc phẫu thuật nên các bệnh nhân thường đặt ra câu hỏi bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không?

Sỏi thận gây nhiều đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh

Sỏi thận gây nhiều đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh

2. Nguyên nhân hình thành sỏi thận là gì

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành sỏi thận hãy cẩn trọng với những thứ bạn đưa vào cơ thể mỗi ngày. Vì đó có thể là tác nhân chính gây nên sỏi thận.

Do thể trạng cơ thể

  • Các bệnh có sẵn: các bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật hệ tiêu hóa hoặc các bệnh về đường tiêu hóa,… sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu khoáng chất và dịch gây nên sỏi thận.

  • Đường tiểu bị nhiễm khuẩn bị tái phát nhiều lần: các loại vi khuẩn sẽ làm giảm tính axit của nước tiểu, giảm khả năng hòa tan các chất tăng khả năng hình thành sỏi.

 Do thói quen sinh hoạt

  • Uống ít nước: uống ít nước khiến nước tiểu bị cô đặc, làm giảm khả năng hòa tan các chất trong thận tạo môi trường cho các tạp chất lắng đọng tạo thành sỏi. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh sỏi thận nhất là những người hay làm việc nặng nhọc, tiết nhiều mồ hôi. Qua thông tin này chắc có lẽ bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không rồi.

  • Ăn quá nhiều đạm, quá mặn: ngoài muối các loại thực phẩm như: cá khô, thịt khô, lòng bò, lòng lợn, mắm có lượng protein rất cao rất dễ gây sỏi thận.

Món ăn quá mặn hoặc nhiều đạm sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận

Món ăn quá mặn hoặc nhiều đạm sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận

3. Sỏi thận có thể điều trị như thế nào

Tùy thuộc vào kích thước của sỏi mà sẽ có những cách điều trị khác nhau, có những phương pháp tác động bên ngoài. Tính chất của việc điều trị sỏi thận là đưa sỏi ra khỏi cơ thể, có thể sử dụng cách bào mòn hoặc mổ để lấy. 

Sử dụng thuốc 

Để đưa được sỏi ra khỏi cơ thể người, các bác sĩ điều trị sẽ sử dụng kết hợp một số loại thuốc có liều lượng hợp lý.

  • Thuốc chống viêm, giảm đau: được sử dụng để làm giảm cơn đau và những khó chịu do sỏi.

  • Thuốc kiềm hóa nước tiểu: được dùng để điều chỉnh độ pH của nước tiểu.

  • Thuốc kháng sinh: để đề phòng trường hợp đường tiết niệu bị viêm.

  • Thuốc giảm nồng độ khoáng chất: giảm lượng acid uric khi bị sỏi acid uric.

  • Thuốc lợi tiểu: tăng lượng nước tiểu thoát ra ngoài.

  • Thuốc giãn cơ, làm trơn tiết niệu: được sử dụng để giúp đường tiết niệu được mở to hơn, giúp sỏi thận dễ di chuyển.

Bác sĩ điều trị sẽ sử dụng kết hợp một số loại thuốc có liều lượng hợp lý

Bác sĩ điều trị sẽ sử dụng kết hợp một số loại thuốc có liều lượng hợp lý

Các biện pháp can thiệp

  • Tán sỏi bên ngoài cơ thể bằng sóng xung kích ESWL: được áp dụng với loại sỏi nhỏ dưới 20mm ở sát thận. Sóng xung kích sẽ tán sỏi thành những vụn nhỏ để dễ đào thải ra ngoài. 

  • Tán sỏi qua da: đây là một phương pháp được gọi là bước đột phá trong phẫu thuật thay thế phẫu thuật mở. Để thực hiện phương pháp này, người bệnh cần được gây mê toàn thân. Sau đó một thiết bị dùng để phá hủy sỏi sẽ được luồn qua da vào thận để làm nhiệm vụ phá hủy nó. 

  • Mổ nội soi phúc mạc: bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân và các thiết bị sẽ được đưa vào cơ thể qua 3 đường nhỏ ở vùng hông - lưng. Thời gian để người bệnh phục hồi có thể là 3 - 4 ngày.

  • Phẫu thuật mở để lấy sỏi: cách này được áp dụng khi viên sỏi quá lớn và bị mắc kẹt trong đường tiết niệu. Để người bệnh phục hồi sau phương pháp này cần thời gian khá lâu.

Tán sỏi thận là phương pháp được đánh giá rất cao trong điều trị sỏi thận

Tán sỏi thận là phương pháp được đánh giá rất cao trong điều trị sỏi thận

Vậy bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không?

Nhiều người vẫn nghi ngờ rằng bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không thì câu trả lời là có nhưng chỉ đối với các viên sỏi có kích thước nhỏ hơn 5mm.

  • Uống nhiều nước sẽ làm tăng lưu lượng nước tiểu từ đó làm tăng khả năng đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Cần uống tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh để nước tiểu bị cô đặc làm các khoáng chất kết tinh lại tạo nên sỏi thận.

  • Nên uống nước chanh, nước cam vì trong các nước này có chứa citrate tự nhiên, đây là chất giúp ngăn ngừa việc kết tinh các khoáng chất như (canxi, oxalat, acid uric). Citrate có trong cam chanh sẽ hòa tan các khoáng chất đồng thời bào mòn sỏi thận làm giảm kích thước sỏi để dễ đào thải ra ngoài.

Bị sỏi thận uống nước có hiệu quả không? Uống nước chỉ có tác dụng khi viên sỏi nhỏ

Bị sỏi thận uống nước có hiệu quả không? Uống nước chỉ có tác dụng khi viên sỏi nhỏ

4. Những điều cần làm để ngăn ngừa sỏi thận

Sỏi thận là một căn bệnh gây rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh vì thế cần tránh những việc có thể hình thành sỏi trong thận.

  • Không ăn thức ăn quá mặn.

  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều Protein.

  • Tránh các loại chế phẩm có chứa caffeine như: thuốc lá, cà phê, trà,…

  • Hạn chế bia, rượu và các chất kích thích.

Qua bài viết này, hi vọng bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không. Việc bổ sung nhiều nước là một điều vô cùng cần thiết, ngay cả khi bạn có mắc sỏi thận hay không. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc trong cuộc sống.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.