Tin tức
Gist dạ dày và những thông tin cần biết
- 07/09/2023 | 3 vấn đề sức khỏe phổ biến liên quan đến dạ dày tá tràng
- 15/09/2023 | Hướng dẫn sử dụng các thuốc giảm đau dạ dày cấp tốc
- 14/09/2023 | Nội soi dạ dày có ý nghĩa như thế nào trong chẩn đoán và điều trị bệnh
1. Gist dạ dày là gì?
Gist là tên tên gọi viết tắt của Gastrointestinal Stromal Tumor hay u mô đệm dạ dày. Khả năng xuất hiện khối u này ở dạ dày chiếm lên tới 60% so với các vị trí khác trong hệ tiêu hóa như ruột non, trực tràng, đại tràng,...
70- 80% gist dạ dày là khối u lành tính
Gist dạ dày có tốc độ phát triển khá chậm và thường là khối u lành tính nhưng có thể sẽ phát triển thành ác tính trong khoảng thời gian sau đó. Căn bệnh này thường được phát hiện ở những người thuộc độ tuổi trung niên và người cao tuổi, trên những cơ thể mà chức năng hệ tiêu hóa đã và đang bị suy giảm.
2. Nguyên do phát triển gist dạ dày
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được lý do cụ thể dẫn đến bệnh gist dạ dày. Chỉ có một số yếu tố có cơ sở y khoa được đưa ra và được xem là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gist dạ dày:
- Độ tuổi
Độ tuổi là yếu tố đầu tiên nâng cao khả năng người bệnh mắc gist dạ dày. Thông thường, căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở những người thuộc trong nhóm tuổi từ 50 đến 80 tuổi. Đây là giai đoạn mà hệ tiêu hóa của con người đang trong quá trình suy yếu, kém hoạt động dẫn đến hình thành các khối u mô mềm trong dạ dày.
- Gen di truyền
Hội chứng gist dạ dày có thể lây truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cha mẹ sang con cái và các thế hệ sau của gia đình do xuất hiện các bất thường trong gen KIT. Trong trường hợp này, gist dạ dày có thể xảy ra ở lứa tuổi trẻ hơn, cụ thể là dưới 40 tuổi.
- Lối sống sinh hoạt
Gist dạ dày thường xảy ra ngẫu nhiên nên lối sống sinh hoạt cũng có thể là một phần ảnh hưởng đến việc hình thành u mô mềm trong dạ dày. Đó là những lối sống sinh hoạt không lành mạnh như: ăn uống không đúng bữa, ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, thường xuyên ăn những đồ ăn chứa chất độc hại và không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,...
3. Các triệu chứng của gist dạ dày
Gist dạ dày thường khó được phát hiện trong giai đoạn sớm, kích thước u càng to thì các triệu chứng sẽ được biểu hiện càng rõ rệt. Bên cạnh đó, các triệu chứng cũng sẽ được biểu hiện tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng người. Nhìn chung, người bị gist dạ dày đều xuất hiện những triệu chứng sau đây:
- Đau nhức vùng bụng thượng vị kéo dài.
- Xuất hiện máu khi đi đại tiện.
- Thường có cảm giác buồn nôn, đôi khi có thể nôn ra máu.
- Chán ăn, đầy bụng khiến mất cảm giác thèm ăn, gặp nhiều khó khăn trong việc nuốt thức ăn.
- Bụng ì ạch, khó chịu.
- Toàn thân cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, có các triệu chứng tương tự như thiếu máu.
- Trường hợp hiếm, bạn có thể sờ thấy khối u trong bụng bằng cảm nhận của tay.
Đau nhức vùng thượng vị là biểu hiện của bệnh gist dạ dày
Trong quá trình phát triển bệnh, khối u có thể gây ảnh hưởng tới nhiều bộ phận liên quan hoặc di căn thành ác tính. Chính vì thế, mọi người cần có những biện pháp chẩn đoán bệnh từ sớm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân.
4. Chẩn đoán và điều trị gist dạ dày
Ngay khi nhận thấy sự xuất hiện của các dấu hiệu bất thường ở vùng bụng có liên quan tới đường tiêu hóa, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh kịp thời.
4.1 Chẩn đoán
Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh gist dạ dày phổ biến:
- Siêu âm và nội soi: phương pháp này phản ánh chính xác hình ảnh các thành ống tiêu hóa, từ đó các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra dấu hiệu bất thường hay vị trí cụ thể của các khối u.
- Chụp cắt lớp có cản quang: bệnh nhân được bác sĩ cho uống chất cản quang trước khi tiến hành chụp X-quang. Điều này sẽ giúp quá trình chụp các lớp tại dạ dày dễ dàng hơn, có thể quan sát rõ được vị trí cũng như kích thước của u mô mềm trong dạ dày nếu có.
- Đâm kim sinh thiết, chụp PET, chụp CT.
Siêu âm và nội soi giúp chẩn đoán bệnh gist dạ dày
4.2 Điều trị gist dạ dày
Hiện nay, có ba phương pháp phổ biến giúp điều trị căn bệnh gist dạ dày. Mỗi phương pháp trị liệu sẽ được tiến hành theo những cách khác nhau. Cụ thể:
- Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp phổ biến và đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị gist dạ dày. Quá trình này sẽ giúp cắt bỏ hoàn toàn khối u khi chúng chưa di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể. Phẫu thuật sẽ hiện chế được tình trạng u bị sót lại. Nếu được phẫu thuật kịp thời, bệnh nhân có thể an tâm rằng gist dạ dày đã được loại bỏ, ít có nguy cơ phát tác lại.
- Trị liệu đích
Đây là phương pháp điều trị mới giúp phát hiện các tế bào có nguy cơ trở thành tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Trị liệu đích sẽ được áp dụng khi phương pháp phẫu thuật không đem lại hiệu quả.
- Sử dụng thuốc ức chế
Loại thuốc ức chế gist dạ dày phổ biến đó là TKIs, giúp ngăn chặn khối u phát triển lớn hơn và di căn sang cơ quan khác.
Gist dạ dày có thể được điều trị thông qua phẫu thuật
Các phương pháp đều được sử dụng để điều trị tận gốc bệnh gist dạ dày. Về tổng thể, gist dạ dày là căn bệnh có thể được điều trị thành công trong trường hợp bệnh chưa di căn. Để tránh tình trạng nguy hiểm xảy ra, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu kể trên bạn cần đến nay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ y tế an toàn giúp phát hiện và điều trị các loại bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có gist dạ dày. Đơn vị sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, thiết bị y tế hiện đại, công nghệ y khoa tân tiến hàng đầu, đảm bảo kết quả chẩn đoán, thăm khám chính xác, giúp điều trị an toàn, hiệu quả. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến bệnh, các bác sĩ sẽ nêu rõ tình trạng của bạn và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nhanh nhất hãy liên hệ với MEDLATEC qua số hotline: 1900 56 56 56 ngay nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
