Tin tức

Giúp bạn hiểu hơn về "hiến máu" - nghĩa cử cao đẹp, đầy ý nghĩa

Ngày 12/11/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Ngày nay việc hiến máu dần trở thành hoạt động thường niên, phổ biến khắp mọi nơi với ý nghĩa vô cùng cao đẹp. Thế nhưng nhiều người vẫn còn đắn đo, băn khoăn không biết rằng hiến tặng máu có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Để hiểu rõ hơn về hoạt động này cũng như những thông tin cần biết về hiến tặng máu mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về hiến máu

Đến thời điểm hiện tại, chỉ có 1 sản phẩm sinh học không thể tổng hợp bằng phương pháp nhân tạo đó chính là máu. Nói một cách dễ hiểu, khi người bệnh cần bổ sung một lượng máu lớn thì máu được bơm vào cơ thể họ là màu của người khác. Do đó, việc hiến tặng máu luôn được tôn vinh bởi đây là hành động thiết thực và mang lại giá trị rất lớn cho cộng đồng.

Hiến máu chủ yếu cho tặng hồng cầu trong cơ thể

Hiến máu chủ yếu cho tặng hồng cầu trong cơ thể

Hiến máu đa phần là cho đi hồng cầu. Trong máu có chứa huyết tương với tỷ lệ 55% cùng các tế bào máu với tỷ lệ 45%. Tiếp đó, trong tế bào máu có các thành phần với hàm lượng nhiều nhất có hồng cầu, sau đó là bạch cầu và tiểu cầu.

Tuổi thọ của hồng cầu kéo dài khoảng 3 tháng. Có thể hiểu rằng, tất cả hồng cầu hoạt động trong máu đều sinh ra từ tủy xương và được thay thế sau khi thực hiện xong chức năng của mình.

Do vậy, khi hiến tặng một lượng máu trong giới hạn cho phép trong cơ thể thì người hiến không bị tổn hại về sức khỏe tuy nhiên với người nhận máu lại là nguồn sống quý báu. Bên cạnh hồng cầu, những thành phần bên trong máu cũng được tận dụng sau khi cho đi là tiểu cầu, huyết tương,… Thế nhưng, hồng cầu vẫn là thành phần được hiến tặng nhiều nhất.

2. Hiến máu được thực hiện như thế nào?

Máu hiến tặng được thu trực tiếp từ cơ thể của người cho và lưu trữ tại bệnh viện sau đó truyền cho người nhận. Thế nhưng trước khi bơm máu cho bệnh nhân thì máu phải được xử lý đến khi đạt yêu cầu bằng nhiều công đoạn mới được lấy sử dụng.

Về phía người cho máu, trước khi đi hiến cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt sức khỏe và tinh thần. Vào buổi tối trước khi cho máu, bạn cần phải ngủ sớm, ngủ đủ giấc và không nên hoạt động nhiều. Bên cạnh đó, thực phẩm nạp vào cơ thể không được chứa nhiều dầu mỡ. Thời gian thích hợp để hiến máu là vào buổi sáng, thời điểm cơ thể trong trạng thái tốt nhất về tinh thần và sức khỏe.

Trước khi cho máu bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe và tinh thần

Trước khi cho máu bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe và tinh thần

Ngoài ra, người cho máu không được ăn bất cứ thứ gì và chỉ được uống nước lọc, tốt nhất là trà đường vào buổi sáng hiến tặng máu. Lý giải điều này như sau, khi bạn ăn uống thì sản phẩm được cơ thể hấp thụ đi qua thành ruột rồi đi vào máu khiến cho chất lượng máu kém đi. 

Tiếp đó, người cho máu phải được kiểm tra sức khỏe tổng thể và xem xét mức độ thích hợp các tiêu chuẩn quy định có đạt hay không thì mới được tham gia hiến tặng máu.

Người cho máu sẽ được bố trí nằm trên các băng ghế để tạo sự thoải mái và giúp việc lấy máu diễn ra thuận lợi hơn. Kim lấy máu được tiêm vào mạch máu trên tay và máu sẽ tự động chảy ra ngoài do áp lực bơm trong cơ thể. Máu sẽ chảy vào túi máu nằm trên bàn cân và phải đặt ở vị trí không được cao hơn tim. Đến khi thu được lượng máu cần thiết thì nhân viên y tế sẽ rút kim tiêm và dán băng tại vị trí tiêm để cầm máu.

Trong quá trình lấy máu, bạn sẽ được cung cấp một vật mềm đặt vào lòng bàn tay và bàn sẽ bóp nó giúp máu được rút ra nhanh hơn.

Máu sau khi lấy sẽ được bảo quản theo tiêu chuẩn quy định và được chuyển về các trung tâm hay bệnh viện huyết học. Bước tiếp theo, người ta sẽ kiểm tra trong máu có tồn tại vi sinh vật hay không để loại trừ những bệnh lý gặp phải khi truyền máu là HIV, viêm gan B hoặc C,… 

Máu sau khi lấy sẽ được bảo quản và kiểm tra trước khi đưa vào cơ thể người nhận

Máu sau khi lấy sẽ được bảo quản và kiểm tra trước khi đưa vào cơ thể người nhận

Nếu máu đạt chuẩn sẽ được phân loại thành các nhóm máu như O, A, B, AB,... Tiếp đó, máu sẽ được phân chia những thành phần nhỏ lẻ gồm huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và cất trữ trong điều kiện thích hợp đợi đến khi cần sẽ lấy ra sử dụng.

Đối với trường hợp cho tiểu cầu, máu của người cho được tổng hợp qua 1 hệ thống thiết bị, máy móc. Các thiết bị này sẽ làm nhiệm vụ tách riêng tiểu cầu và những thành phần còn lại sẽ được đưa ngược vào cơ thể người cho qua 1 con đường khác.

3. Tại sao bạn nên đi hiến máu?

Nhờ vào chu trình sinh lý bình thường của máu giúp cho việc hiến máu trở nên an toàn, không gây hại đến sức khỏe nếu cơ thể chúng ta có đủ thể tích thích hợp và tần suất hiến hợp lý.

Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về việc cho máu thế nên còn băn khoăn và e ngại với việc làm này. Tuy nhiên đây là là việc làm giúp sức khỏe chúng ta trở nên tốt hơn với nhiều lợi ích cụ thể như:

3.1. Cải thiện tim mạch

Việc cho máu thường xuyên sẽ hỗ trợ kiểm soát chặt chẽ số lượng sắt trong cơ thể. Nếu tích trữ lượng sắt lâu ngày sẽ làm tổn thương oxy hóa và là nguyên nhân chủ yếu khiến các mô bị tổn thương. Do đó, cho máu có tác dụng kiểm soát lượng sắt và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

Máu được hiến thường xuyên giúp bạn kiểm soát được hàm lượng sắt trong cơ thể

Máu được hiến thường xuyên giúp bạn kiểm soát được hàm lượng sắt trong cơ thể

3.2. Giảm khả năng mắc bệnh gan và ung thư

Việc hiến tặng máu được xem có tác dụng tích cực đối với gan. Cơ chế của sự tác động ấy dựa vào chuyển hóa sắt. Lượng sắt dư thừa trong cơ thể sẽ tạo áp lực cho gan dẫn đến một số rối loạn tại gan. Vì thế, khi cho máu sẽ giúp cân bằng lượng sắt từ đó giảm tác động xấu cho gan. Hãy hiến máu thường xuyên để hạn chế khả năng mắc bệnh ung thư gan.

3.3. Hỗ trợ giảm cân

Một lần hiến tặng máu sẽ giúp bạn đốt cháy từ 650 - 700 Kcal. Cân nặng và việc hấp thụ calo có sự liên quan với nhau do đó khi hiến máu sẽ giúp bạn giảm cân tốt hơn. Thế nhưng vẫn cần sự kiểm soát tần suất hiến chặt chẽ, ít nhất là 3 tháng 1 lần để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như lượng haemoglobin và sắt có trong máu.

3.4. Được xác định nhóm máu và phát hiện bệnh truyền nhiễm

Lượng máu bạn hiến trước khi đem ra sử dụng sẽ trải qua quá trình kiểm tra, phân loại nhóm máu và xét nghiệm bệnh lý truyền nhiễm. Nếu máu của bạn có vấn đề thì máu của bạn sẽ bị loại. Kết quả kiểm tra sẽ được gửi đến bạn. Do đó, khi hiến tặng máu bạn sẽ biết mình nhóm máu gì và được kiểm tra các bệnh lý truyền nhiễm. Có nhiều trường hợp phát hiện bệnh kịp thời nhờ vào kết quả kiểm tra máu hiến.

Khi đi hiến máu bạn sẽ biết được mình nhóm máu gì và phát hiện kịp thời bệnh lý truyền nhiễm

Khi đi hiến máu bạn sẽ biết được mình nhóm máu gì và phát hiện kịp thời bệnh lý truyền nhiễm

Tóm lại, hiến máu là việc làm cần thiết với nhiều ý nghĩa thiết thực nhưng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do vậy, hãy thường xuyên cho máu để giúp ích cho cộng đồng và cho chính bản thân chúng ta.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.