Tin tức

Góc giải đáp: Trầm cảm sau sinh có chữa khỏi được không

Ngày 21/03/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Sau sinh, tâm lý phụ nữ thường bị ảnh hưởng và khi bị những yếu tố bên ngoài tác động thêm thì rất dễ xảy ra tình trạng trầm cảm. Vậy trầm cảm sau sinh có chữa khỏi được không? Những phương pháp điều trị là gì? Mời bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Tình trạng trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:

Khi bị trầm cảm, mẹ thường chán ăn, mất ngủ. Nếu như tình trạng này kéo dài thì sức khỏe của mẹ sẽ bị giảm sút đồng thời tinh thần người mẹ cũng không được minh mẫn, gây ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như mọi sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật. 

Trầm cảm sau sinh có chữa khỏi được không 

Tình trạng trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé

Người mẹ bị bệnh này sẽ không muốn gần gũi con của mình và khi đó, đứa trẻ sẽ không được chăm sóc tốt và thiếu đi tình yêu thương của mẹ. 

Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, người mẹ thường lo lắng và có những suy nghĩ tiêu cực khác. Thậm chí có một số trường hợp nghiêm trọng, phụ nữ trầm cảm có thể tự sát hay làm hại chính đứa con của mình. 

2. Những nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm sau sinh

Thực tế chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ vì đây là một vấn đề về tâm lý và nguyên nhân gây ra nó rất đa dạng, mỗi người sẽ do một nguyên nhân khác nhau và không phải tất cả phụ nữ sau sinh đều bị trầm cảm. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có thể do nhiều yếu tố kết hợp gây ra, từ yếu tố tâm lý đến thể chất,…

Người mẹ bị trầm cảm sẽ không muốn gần gũi con của mình

Người mẹ bị trầm cảm sẽ không muốn gần gũi con của mình

Dưới đây là một số yếu tố có thể góp phần gây ra bệnh trầm cảm ở chị em sau sinh: 

  • Sư thay đổi của cơ thể

Sau khi sinh con, cơ thể của người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Đặc biệt là tình trạng giảm đáng kể lượng hormone estrogen và hormone progesterone. Hơn nữa, hormone tuyến giáp của chị em cũng có sự suy giảm mạnh và luôn khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi và dễ chán nản hơn. Nhiều phụ nữ chia sẻ, sau sinh họ cảm thấy sức khỏe yếu đi rất nhiều. 

Bên cạnh đó, người mẹ thường phải dành rất nhiều thời gian để chăm sóc cho con nhỏ, thường xuyên mất ngủ và không được nghỉ ngơi nhiều. Vì thế, họ càng cảm thấy mệt mỏi. Khi những vấn đề này không được khắc phục kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.

  • Những vấn đề về cảm xúc

Sự thay đổi cơ thể khiến chị em mệt mỏi và gặp khó khăn khi giải quyết vấn đề, thậm chí là từ những việc nhỏ nhặt. Họ có thể cảm thấy mình không còn nhiều giá trị. 

Hơn nữa, những vấn đề như trách nhiệm chăm sóc con cái, chăm sóc gia đình, đặc biệt những trường hợp không được sự thấu hiểu, hỗ trợ của người chồng và gia đình sẽ có thể dẫn đến những tâm lý tiêu cực, gây rối loạn cảm xúc, khiến người phụ nữ càng áp lực nhiều hơn và thậm chí họ không thể kiểm soát được hành động của bản thân. Những vấn đề về tâm lý có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các bà mẹ bỉm sữa bị trầm cảm. 

3. Dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh

Khi phụ nữ sau sinh có những biểu hiện sau, rất có thể họ đang mắc chứng trầm cảm: 

  • Chị em cảm thấy buồn dù không có bất cứ lý do gì, cảm thấy trống rỗng hoặc quá tải bởi những sự việc xung quanh mình. 

  • Dễ khóc, khóc nhiều và đôi khi không biết lý do vì sao khóc. 

  • Họ cảm thấy sợ hãi và lo lắng, muộn phiền.

  • Thường xuyên cáu gắt, giận dữ.

  • Người bệnh thường xuyên mất ngủ, hoặc không thể ngủ sâu giấc, một số trường hợp khác lại ngủ quá nhiều. 

  • Không thể tập trung khi làm việc hoặc khó khăn khi quyết định việc gì đó. 

  • Hay mất bình tĩnh.

  • Không quan tâm đến bản thân mình. 

  • Không có những sở thích giống như trước khi sinh em bé.

  • Người bệnh có thể bị đau cơ, mệt mỏi, đau dạ dày.

  • Đôi khi họ ăn rất nhiều nhưng cũng có lúc chán ăn và ăn rất ít.

  • Không muốn tiếp xúc với mọi người, kể cả người thân, bạn bè, nghiêm trọng hơn là một số trường hợp không muốn gần gũi, tiếp xúc với con. 

  • Họ cảm thấy mình không có đủ khả năng để nuôi dưỡng, bảo vệ cho con. 

  • Một số phụ nữ còn có ý định tự sát hay làm hại chính đứa con của mình. 

4. Trầm cảm sau sinh có chữa khỏi được không?

Mặc dù, trầm cảm sau sinh là một vấn đề rất đáng lo ngại và có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe vật chất cũng như sức khỏe tinh thần của người mẹ và thai nhi, nhưng đây là căn bệnh có thể điều trị được.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị trầm cảm cho phụ nữ sau sinh: 

  • Nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia tâm lý

Những bệnh nhân trầm cảm rất cần đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý để tháo gỡ những rắc rối tinh thần cho họ. Vì thế, phương pháp trò chuyện với các nhà tâm lý học là một phương pháp điều trị bệnh rất hiệu quả. 

Bệnh nhân trầm cảm rất cần đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý

Bệnh nhân trầm cảm rất cần đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý

Các chuyên gia sẽ giúp người bệnh nhận ra vấn đề của bản thân, thay đổi những suy nghĩ tiêu cực một cách từ từ. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng có những phương pháp để giúp người chồng và gia đình, bạn bè có sự thấu hiểu và tương tác với bệnh nhân để tăng hiệu quả điều trị. 

  • Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, thư giãn

Phụ nữ bị trầm cảm cần được nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách làm những việc mình yêu thích, tiếp xúc với mọi người, hoặc tập luyện nhẹ nhàng để đẩy lùi bệnh. 

Tập yoga để cải thiện <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-hieu-tram-cam-va-nhung-thong-tin-ve-benh-ly-s195-n18356'  title ='bệnh trầm cảm'>bệnh trầm cảm</a>

Tập yoga để cải thiện bệnh trầm cảm

  • Sử dụng thuốc

Với một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm để ức chế não bộ, giúp người bệnh điều chỉnh được tâm trạng. Nhưng lưu ý, người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Thông thường, khi sử dụng thuốc, người bệnh vẫn nên kết hợp với việc nghỉ ngơi, thư giãn, trò chuyện với chuyên gia tâm lý để có được hiệu quả tốt nhất. 

Trầm cảm sau sinh có chữa khỏi được không sẽ phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh và sự quan tâm của gia đình đến bệnh nhân. Hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn cho bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.