Tin tức

Góc tư vấn: Phương pháp mang thai ở phụ nữ mãn kinh

Ngày 28/10/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn được làm mẹ. Tuy nhiên vì các lý do khác nhau khiến một số trường hợp rất khó khăn để mang thai, nhất là những phụ nữ đã bước sang tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, với công nghệ y học hiện đại, thụ tinh trong ống nghiệm chính là một phương pháp mang thai ở phụ nữ mãn kinh giúp chị em có cơ hội thực hiện thiên chức làm mẹ cao quý. 

1. Cơ hội mang thai ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh 

Ở nữ giới độ tuổi 20 chính là thời gian sinh sản đẹp nhất. Từ sau độ tuổi 30 thì khả năng mang thai bắt đầu suy giảm. Từ sau tuổi 40 thì cơ hội có thai ngày càng thấp vì số lượng trứng ở giai đoạn này sẽ không còn nhiều.

Càng lớn tuổi cơ hội có thai càng thấp

Càng lớn tuổi cơ hội có thai càng thấp

Hơn nữa phụ nữ ở độ tuổi sau 45 có thể trạng sức khỏe không tốt cho việc thụ thai, mang thai và sinh nở. Điều đáng lo ngại là càng lớn tuổi thì trứng sẽ càng có nguy cơ cao gặp phải những bất thường nhiễm sắc thể khiến cho việc thụ thai càng khó khăn hơn và nếu có thai thì nguy cơ sảy thai hoặc bất thường thai nhi cũng sẽ cao hơn. Phụ nữ lớn tuổi cũng có nguy cơ mắc những bệnh lý phụ khoa chẳng hạn như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,… Trên đây là những nguyên nhân có tác động xấu đối với sức khỏe thai nhi, khiến em bé sinh ra có nguy cơ dị tật bẩm sinh, chậm lớn,…

Đối với phụ nữ Việt Nam, độ tuổi mãn kinh thường nằm trong khoảng từ 45 đến 55. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào cơ địa, cũng như cách chăm sóc cơ thể của mỗi người. 

Phụ nữ lớn tuổi gặp nhiều vấn đề liên quan đến bệnh phụ khoa, ảnh hưởng đến thụ thai và sinh con

Phụ nữ lớn tuổi gặp nhiều vấn đề liên quan đến bệnh phụ khoa, ảnh hưởng đến thụ thai và sinh con

Trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ sẽ có nhiều biểu hiện bất thường do rối loạn nội tiết tố chẳng hạn như tình trạng kinh nguyệt không đều, rong kinh, mất kinh, kinh ít, cơ thể mệt mỏi, bốc hỏa, hay cáu gắt vô cớ,… Phụ nữ đã chính thức bước sang tuổi mãn kinh là khi không thấy xuất hiện kinh nguyệt trong 12 tháng, buồng trứng không còn hoạt động nên lúc này sẽ không xảy ra quá trình rụng trứng và họ không còn có khả năng mang thai tự nhiên.

Dù rất hiếm gặp nhưng trên thực tế cũng có trường hợp phụ nữ tuy đã bước sang giai đoạn mãn kinh được một thời gian nhưng buồng trứng của họ lại hoạt động trở lại và họ vẫn còn có khả năng mang thai. 

Như vậy, càng lớn tuổi thì buồng trứng của phụ nữ càng hoạt động kém dần và ngừng hoạt động ở độ tuổi mãn kinh nhưng tử cung thì gần như không bị ảnh hưởng nghiêm trọng như vậy. Kết hợp với công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, phụ nữ mãn kinh vẫn có thể mang thai nhờ vào phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, sử dụng trứng hiến tặng hoặc sử dụng trứng của chính bạn đã được trữ đông lạnh trong quá khứ. 

2. Phương pháp mang thai ở phụ nữ mãn kinh

2.1. Những phương pháp mang thai ở phụ nữ mãn kinh

Rất nhiều trường hợp phụ nữ đã bước sang tuổi mãn kinh nhưng vẫn mong muốn được sinh con. Điều này là hoàn toàn có thể. Dưới đây là một số phương pháp mang thai ở phụ nữ mãn kinh

- Đối với những trường hợp mãn kinh chưa lâu, buồng trứng của người phụ nữ vẫn còn các nang noãn: Các bác sĩ chuyên khoa có thể dùng một số biện pháp để kích thích các noãn này phát triển và tăng cơ hội mang thai cho chị em. Tuy nhiên, như đã nói ở phía trên, trứng của phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ cao gặp phải những bất thường về nhiễm sắc thể, do đó có thể khó thụ thai và nếu thụ thai được thì lại có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. 

Thụ tinh nhân tạo là phương pháp mang thai ở phụ nữ mãn kinh

Thụ tinh nhân tạo là phương pháp mang thai ở phụ nữ mãn kinh

- Đối với những trường hợp đã mãn kinh lâu, không còn phù hợp với phương pháp kích trứng do những nang trứng đã bị teo lại, phương pháp phù hợp để có thể mang thai lúc này chính là thụ tinh trong ống nghiệm. Người mẹ có thể sử dụng trứng của chính mình đã được tích trữ đông lạnh trong quá khứ và sau khi mang rã đông có thể kết hợp với tinh trùng của người chồng để tiến hành thụ tinh nhân tạo. Nếu không có trứng tích trữ, bạn vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm nếu có người hiến trứng. 

Lưu ý: Trước khi thực hiện các phương pháp này, người phụ nữ còn cần thực hiện một số xét nghiệm, các liệu pháp hormone để các bác sĩ nhận định sức khỏe của họ còn phù hợp với việc thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hay không. 

2.2. Những nguy cơ rủi ro khi mang thai ở tuổi mãn kinh 

Khi mang thai ở tuổi mãn kinh, phụ nữ có thể phải đối mặt với những rủi ro về sức khỏe như sau: 

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp mang thai ở phụ nữ mãn kinh phổ biến nhưng điều đáng lo ngại là phương pháp này có thể khiến mẹ bầu mang song thai trở lên. Chính vì thế, em bé khi sinh ra có thể bị nhẹ cân, tăng nguy cơ sinh non, hoặc khó sinh. 

Phụ nữ mang thai khi lớn tuổi làm tăng nguy cơ sinh ra những đứa trẻ dị tật, kém phát triển

Phụ nữ mang thai khi lớn tuổi làm tăng nguy cơ sinh ra những đứa trẻ dị tật, kém phát triển

Tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, hay có nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh tật như bệnh về tim mạch, bệnh về phổi, trẻ sinh ra cũng có thể bị chậm phát triển, nhận thức kém,…

Phụ nữ lớn tuổi sẽ rất khó khăn khi sinh con vì thế những trường hợp này thường phải sinh mổ. 

Những bà mẹ bị tiểu đường, huyết áp cao cần được theo dõi nghiêm ngặt để kịp thời xử lý những bất thường trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 

Mẹ bầu ở giai đoạn mãn kinh dễ bị nhau tiền đạo là tình trạng có thể gây chảy máu và cần được điều trị kịp thời bằng các loại thuốc. 

Trên đây là những thông tin về phương pháp mang thai ở phụ nữ mãn kinh đồng thời là những cảnh báo về những nguy cơ có thể gặp phải đối với mẹ bầu và em bé khi mang thai ở độ tuổi này. 

Các chuyên gia Sản khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khuyên rằng, nếu có ý định mang thai ở giai đoạn mãn kinh, mẹ cần đi khám để được các chuyên gia tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe hiện tại có phù hợp với việc mang thai hay không. Bên cạnh đó, qua những lời tư vấn chi tiết của bác sĩ, chị em cũng hiểu rõ về những nguy cơ có thể gặp phải nếu có ý định mang thai. Mọi thắc mắc hoặc mong muốn được đặt lịch khám sớm, bạn hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của MEDLATEC tư vấn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.