Tin tức

Hay bị chảy máu chân răng có nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa

Ngày 18/02/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hiện tượng chảy máu chân răng rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là viêm lợi và các vấn đề nha khoa khác. Hầu hết trường hợp hay bị chảy máu chân răng đều là lành tính nhưng cũng cần đặc biệt cẩn thận bởi đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó cần điều trị.

1. Hay bị chảy máu chân răng do nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra chảy máu chân răng, trong đó được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính để điều trị là: nguyên nhân lành tính chủ yếu do thói quen chăm sóc răng miệng và sinh hoạt chưa tốt, nguyên nhân bệnh lý cần chẩn đoán và điều trị tận gốc.

hay bị chảy máu chân răng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng chưa tốt

Chảy máu chân răng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng chưa tốt

Hầu hết các trường hợp chảy máu chân răng là do:

Mảng bám cao răng

Khi vệ sinh răng miệng không tốt, thức ăn thừa cùng nước bọt sẽ hình thành mảng bám trên răng tại đường viền nướu. Các mảng bám này sẽ ngày càng dày lên, đẩy nướu ra xa răng và dễ gây viêm nướu khi vi khuẩn tồn đọng gây nhiễm trùng. 

Bàn chải đánh răng cứng

Lông bàn chải đánh răng cứng khiến khi bạn đánh răng sẽ làm tổn thương lợi, hậu quả là tình trạng chảy máu chân răng. Vì thế hãy lựa chọn loại bàn chải mềm và đánh răng nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật để vừa làm sạch vừa không gây chảy máu chân răng.

Dùng chỉ nha khoa không đúng cách

Việc này có thể gây tổn thương lợi và chảy máu. Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ để được hướng dẫn vệ sinh răng miệng với chỉ nha khoa đúng cách.

Chỉ nha khoa có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chỉ nha khoa có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chế độ dinh dưỡng

Chảy máu chân răng có thể bắt nguồn từ việc dinh dưỡng thiếu hụt Vitamin C, Vitamin K,… Ngoài ra, thực phẩm chế biến cứng hoặc chứa chất kích ứng có thể gây tổn thương nướu và chảy máu.

2. Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Nếu bạn vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách nhưng tình trạng chảy máu chân răng vẫn tiếp diễn nặng kết hợp với nhiều triệu chứng răng miệng khác thì rất có thể nguyên nhân do bệnh lý.

2.1. Bệnh viêm nướu

Viêm nướu xảy ra do vệ sinh răng miệng kém, khiến mảng bám và cao răng hình thành ngày càng dày gây kích ứng viêm ở lợi và răng. Sưng viêm nướu và dễ chảy máu khi va chạm nhẹ là kết quả của một quá trình dài này.

Viêm nướu có thể gây sưng, chảy máu chân răng nhưng không gây đau nên nhiều bệnh nhân chủ quan. Thực tế đây là nguyên nhân khiến hàng triệu người bị hỏng răng và gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

2.2. Bệnh nha chu

Đây là bệnh tiến triển nặng từ viêm nướu, dấu hiệu chảy máu chân răng là chủ yếu. Độ tuổi dễ mắc bệnh là người trung niên, do bệnh tiến triển âm thầm nên ít điều trị sớm và hiệu quả.

2.3. Áp xe răng

Chảy máu chân răng có thể bắt nguồn từ áp xe nha khoa - tình trạng tích tụ dịch mủ nhiễm trùng bên trong răng. Ngoài ra, áp xe răng còn gây đau đớn nặng, kèm theo sưng, sốt cao. Cần dẫn dịch áp xe và điều trị nhiễm trùng để khắc phục bệnh, tránh biến chứng làm hỏng răng, lợi.

Viêm nướu cũng có thể gây chảy máu chân răng

Viêm nướu cũng có thể gây chảy máu chân răng

2.4. Mất răng

Các bệnh lý viêm nha khoa nặng trên đều khiến nướu có xu hướng tách ra khỏi răng dẫn tới mất răng. Đối tượng nguy cơ cao hơn là người già, người mắc chứng loãng xương.

Bên cạnh đó, các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường,... cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu chân răng. Do đó, bạn cần hết sức chú ý.

3. Làm gì khi hay bị chảy máu chân răng?

Nếu chảy máu chân răng lành tính do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt thì bạn chỉ cần thay đổi thói quen này sẽ giúp cải thiện bệnh. 

3.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đây là điều quan trọng nhất để bạn sở hữu được hàm răng khỏe mạnh, trắng sáng cùng hơi thở tự tin. Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày và chọn bàn chải đánh răng có độ mềm phù hợp, đánh răng dọc theo chân răng, không chà xát mạnh gây tổn thương niêm mạc.

Chọn bàn chải mềm và đánh nhẹ nhàng giúp lợi không bị tổn thương

Chọn bàn chải mềm và đánh nhẹ nhàng giúp lợi không bị tổn thương

Cần loại bỏ cao răng định kỳ hoặc khi cao răng tạo thành mảng dày ngăn cách răng với lợi, khiến vùng lợi xung quanh viêm lên và chảy máu. Sau khi ăn cũng cần loại bỏ cặn thức ăn bám trên răng bằng cách súc miệng, dùng chỉ nha khoa,…

3.2. Bổ sung dinh dưỡng

Có 2 loại dinh dưỡng quan trọng với người hay bị chảy máu chân răng đó là Vitamin C có tác dụng thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương, Vitamin K hạn chế chảy máu chân răng. Những Vitamin này có thể bổ sung dễ dàng bằng hoa quả tự nhiên, đặc biệt là trái cây: cam, bưởi, chanh, ổi giàu Vitamin C và củ cải, chuối,… giàu Vitamin K.

Bên cạnh đó, để tăng cường sức khỏe răng miệng và chống phản ứng viêm, các chất như canxi, Magie, chất chống viêm tự nhiên sẽ có lợi. Thói quen ăn nhiều rau xanh, trái cây tráng miệng với chất xơ hoạt động như chất làm sạch cơ học cũng giúp loại bỏ mảng bám trên răng tốt hơn. Từ đó tình trạng chảy máu chân răng cũng như sức khỏe răng miệng đều được cải thiện.

3.3. Dừng hút thuốc lá

Nếu bạn có thể thói quen này, hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay để răng miệng khỏe mạnh, trắng sáng cùng hơi thở trở nên thơm mát hơn. Bên cạnh đó, thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư.

3.4. Dùng thuốc điều trị

Tình trạng chảy máu chân răng sẽ được cải thiện nhanh chóng bằng các thuốc chữa viêm và ngừa chảy máu. Tuy nhiên bệnh nhân cần được lấy vôi răng, khôi phục lại nướu kết hợp với dùng thuốc để cải thiện và phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng. 

Hầu hết trường hợp chảy máu chân răng không cần điều trị kéo dài

Hầu hết trường hợp chảy máu chân răng không cần điều trị kéo dài

Tùy theo tình trạng bệnh mà nha sĩ sẽ lựa chọn thuốc đặc trị và thuốc hỗ trợ với liều lượng phù hợp. Dù sử dụng thuốc điều trị thì việc chăm sóc răng miệng và các thói quen tốt khác giữ vai trò quan trọng trong ngừa bệnh tái phát.

Nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà trên, hiện tượng hay chảy máu chân răng vẫn không được cải thiện thì cần sớm tới nha khoa để được hỗ trợ. 

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)

- Website: meddental.vn 

- Địa chỉ cơ sở:

  •  Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  •  Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  •  Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  •  Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  •  Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.