Tin tức
Ho liên tục về đêm - Điểm danh các nguyên nhân thường gặp
- 14/05/2020 | Ho nhiều là dấu hiệu cảnh báo những bệnh gì?
- 20/12/2020 | Nguyên nhân gây ra ho nhiều và cách ngăn ngừa hiệu quả
- 06/06/2023 | Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
1. Ho liên tục về đêm có thể do đâu?
Một số nguyên nhân sau có thể dẫn tới tình trạng:
Đường hô hấp bị nhiễm khuẩn
Nếu ho liên tục về đêm trong một thời gian dài, nguyên nhân có thể xuất phát từ vi khuẩn, virus thông thường hoặc do mắc bệnh lao phổi.
Đối với lao phổi, bệnh không chỉ tiến triển nhanh mà còn có thể dẫn tới nhiều di chứng nguy hiểm. Cùng với ho liên tục, kéo dài về đêm, người bệnh còn có thể gặp tình trạng: ho ra máu, đờm lẫn máu, đau ngực, khó thở, gầy sút,...
Lao phổi có thể dẫn tới nhiều di chứng nguy hiểm
Do hội chứng chảy dịch mũi sau
Khi cơ thể bị cảm lạnh, dị ứng hoặc cảm cúm, dịch nhầy ở trong mũi sẽ tiết ra nhiều hơn. Vào ban đêm, do nhiệt độ giảm hoặc do tư thế nằm mà dịch này sẽ chảy ngược từ mũi xuống họng, gây ngứa và dẫn tới ho. Lúc này, phản xạ ho là để tống dịch khỏi cổ họng.
Cùng với ho, có thể gặp các triệu chứng: họng đau hoặc vướng, sưng, khó nuốt, chảy nước mũi,...
Trào ngược dạ dày thực quản
Với những người mắc bệnh này, vào ban đêm hiện tượng trào ngược của acid lên thực quản sẽ dễ dàng hơn. Điều này khiến cho niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ho. Một số biểu hiện kèm theo gồm: đau ngực, đau rát họng hoặc cảm giác họng bị mắc, vướng kéo dài, ợ nóng, ợ chua,...
Hen phế quản
Là hiện tượng đường thở bị viêm mạn tính, kéo dài khiến phù nề, co thắt và tăng hoạt động tiết dịch nhầy. Thông thường, những cơn ho kéo dài trong trường hợp này là ho khan song cũng có thể có đờm và thời điểm nặng nhất thường là đêm về sáng.
Bệnh còn có thể được nhận biết qua một số triệu chứng khác, chẳng hạn: thở khó, gây tiếng rít, khò khè, ngực nặng, đau,...
Giãn phế quản
Cũng gây ho liên tục về đêm, có thể đi kèm khó thở, ho ra máu hoặc đường hô hấp nhiễm trùng mạn tính,...
Ung thư phế quản
Nếu tình trạng này xuất hiện ở những trường hợp hút thuốc lá lâu năm hoặc đã ngưng thuốc nhưng ho vẫn kéo dài thì nên đi khám sớm nhằm chẩn đoán về nguy cơ ung thư phế quản.
Hút thuốc lá lâu năm là đối tượng có thể gặp nhiều mối đe dọa sức khỏe
Là một trong những tác dụng phụ của việc dùng thuốc
Đặc biệt là các thuốc hạ áp ức chế men chuyển và thường là dạng ho khan. Bởi là tác dụng phụ của dùng thuốc nên khi ngưng dùng, triệu chứng này sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, trong trường hợp chúng không thuyên giảm trong khoảng vài tuần tới dưới 6 tháng thì cần đi kiểm tra.
2. Ho liên tục về đêm ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Như trên đã nói, ho có thể là phản ứng để đẩy dị vật ra bên ngoài của cơ thể song cũng có thể là do bệnh lý.
Thời điểm ban đêm là khi cơ thể cần được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc song khi hiện tượng này xuất hiện có thể khiến cho người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, ho nhiều còn có thể gây khàn tiếng,... gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Không những thế, như trên đã phân tích, đây còn là biểu hiện của một số bệnh lý, trong đó, không ít bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, khi gặp hiện tượng này, điều cần thiết nhất là bạn phải xác định được nguyên nhân sâu xa để có thể khắc phục hiệu quả và kịp thời.
Ho nhiều vào ban đêm khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề
3. Làm thế nào để có thể phòng ngừa, khắc phục hiện tượng ho liên tục về đêm?
Khi ho liên tục về đêm, điều cần thiết nhất mà bạn nên thực hiện là:
- Không tự tìm hiểu và mua, sử dụng thuốc một cách tùy tiện: việc dùng thuốc mà không được chỉ định không chỉ có thể khiến bệnh thêm nặng, không được khắc phục mà còn có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc.
- Đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám: đây luôn là điều đúng đắn nhất mà bạn nên làm khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định đúng nguyên nhân, từ đó có thể điều trị nhanh chóng và hiệu quả.
Cùng với điều trị, khắc phục, bạn có thể phòng ngừa hiện tượng ho liên tục về đêm và nâng cao sức khỏe của vùng mũi họng bằng các cách:
Chú ý vệ sinh các cơ quan mũi họng
Việc súc miệng, rửa mũi họng với dung dịch nước muối sinh lý là điều nên làm hàng ngày. Đây vừa là cách sát khuẩn lại vừa có thể giảm kích ứng gây ho. Tuy nhiên, không nên lạm dụng bởi có thể khiến cho mũi, họng bị khô, tăng kích thích.
Bảo vệ cơ thể, các cơ quan hô hấp khỏi sự kích thích từ môi trường
Khi đi ra ngoài, bạn cần che chắn cho vùng mũi họng, đặc biệt là những khi thay đổi thời tiết hoặc những thời điểm độ ẩm cao hay nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, nhiều yếu tố có thể gây kích thích như: phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá,...
Cẩn thận khi dùng thuốc
Nếu là thuốc có tác dụng phụ, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Đối với một số loại thuốc giảm ho hoặc tiêu đờm không cần kê đơn, có thể mua ở hiệu thuốc, bạn có thể cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng, khi việc sử dụng không có hiệu quả, cần đi gặp bác sĩ.
Tăng cường sức khỏe qua lối sống, sinh hoạt lành mạnh
Được thực hiện thông qua dinh dưỡng và tập luyện. Bạn nên uống nhiều nước, lựa chọn thực phẩm giàu các chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chẳng hạn: vitamin C (cam, chanh, bông cải xanh,...), giàu chất đạm (trứng, thịt, cá, sữa,...), tỏi, gừng, mật ong,... là các loại rất tốt để kháng viêm, long đờm.
Cùng với đó, hàng ngày, bạn nên tập luyện thể dục thể thao phù hợp, vừa sức để tăng cường sức khỏe toàn diện.
Thực phẩm cũng là một trong những yếu tố giúp tăng sức đề kháng cho bạn
Khi gặp hiện tượng ho liên tục về đêm hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở hệ hô hấp, bạn có thể đến với Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Không chỉ có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, các trang thiết bị, máy móc ở đây cũng được trang bị đầy đủ, thường xuyên cập nhật những tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm mục tiêu chẩn đoán, điều trị hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Quý khách hãy gọi tới số 1900 56 56 56 của MEDLATECkhi có nhu cầu được tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
