Tin tức

Hỏi đáp: Trẻ sơ sinh mút tay có hại gì không?

Ngày 12/10/2022
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Mút tay là phản xạ rất tự nhiên và gặp phải ở bất cứ đứa trẻ nào từ khi ra đời. Tuy nhiên, đây là hành động không được khuyến khích vì sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào trong miệng. Vậy trẻ sơ sinh mút tay gây hại như thế nào và làm cách gì để trẻ bỏ thói quen này?

1. Tại sao mọi đứa trẻ sơ sinh đều có thói quen mút tay?

Ngay từ khi chào đời, đứa trẻ đã có một phản xạ không điều kiện đó là đưa tay lên miệng mút ngon lành. Dần dần, hành động này trở thành một thói quen khó bỏ hình thành từ giai đoạn sơ sinh. Thậm chí với những đứa trẻ lớn hơn, từ 2 tuổi trở lên vẫn chưa từ bỏ được thói quen này. Vậy tại sai trẻ sơ sinh lại thường mút tay?

Do bé đói bụng

Lý do đầu tiên dẫn đến hành động đưa tay lên miệng mút là do bé đang đói bụng. Đây là một bản năng tự nhiên của mọi đứa trẻ báo hiệu cho người lớn biết chúng đang đói và cần được cho bú mớm. Nếu bé không thường xuyên mút tay thì mẹ có thể quan sát hành động này để biết được con có đang đói hay không.

Trẻ sơ sinh mút tay là bản năng tự nhiên

Trẻ sơ sinh mút tay là bản năng tự nhiên

Bé tự mút tay để làm dịu bản thân

Rất nhiều bé thường “gắt ngủ', khóc nhiều trước khi vào được giấc ngủ. Trong giai đoạn đầu của giấc ngủ này, nhiều trẻ sơ sinh mút tay như một thói quen để tự làm dịu bản thân. Giống như lúc bé đang bú mẹ là có thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Hành động này giúp bé có giảm giác thư giãn, thoải mái để ngủ dễ hơn. Cũng đôi khi, mút tay là một hành động giúp bé khám phá, bởi đối với bé, đôi bàn tay dường như rất thú vị và muốn được tìm hiểu nó.

Giúp bé đỡ đau nướu khi mọc răng

Trẻ trong giai đoạn từ 4 tháng tuổi trở lên sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên. Khi mọc răng, nướu sưng và gây đau, khó chịu cho bé, thậm chí là gây sốt. Việc đưa tay vào mút, cắn khiến bé cảm giác dễ chịu hơn, đỡ đau hơn khi nướu bị sưng. Khi thấy bé mút tay thường xuyên, chảy nhiều dãi trong tầm tuổi này thì rất có thể bé đang trong giai đoạn mọc răng.

Mút tay giúp bé cảm giác thư giãn hơn trước khi vào giấc ngủ

Mút tay giúp bé cảm giác thư giãn hơn trước khi vào giấc ngủ

2. Trẻ sơ sinh mút tay có gây hại gì không?

Rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi thấy con mút tay thường xuyên trong giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, với các bé giai đoạn sơ sinh, việc mút tay là một bản năng tự nhiên không quá gây hại cho bé nếu tay bé sạch, môi trường xung quanh thực sự thoải mái. Tuy nhiên, thói quen này vẫn có những rủi ro nhất định:

Lây bệnh truyền nhiễm

Người lớn thường thích cầm tay bé để nựng nịu. Hành động này vô tình đưa các vi khuẩn có hại, thậm chí là vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm vào tay em bé. Khi bé đưa tay lên miệng mút vô tình khiến cho vi khuẩn đi vào cơ thể trẻ và gây bệnh. Đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm như: chân tay miệng, thủy đậu, cúm, giun sán, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh về đường tiêu hóa,…

Mút tay khiến bé nôn trớ

Nhiều bé có thói quen mút tay quá sâu, mút mạnh ngay cả sau khi đã bú no chính là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ. Có những trẻ sơ sinh mút tay kiểu nhai, gặm, dùng lưỡi đẩy,… sẽ khiến ngón tay bị tổn thương, xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương này gây viêm nhiễm.

Biến dạng ngón tay

Trên thực tế có không ít trẻ mút ngón tay từ giai đoạn sơ sinh cho đến tận 4-5 tuổi vẫn chưa bỏ thói quen này. Mút tay thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến đầu ngón tay bị biến dạng, hàm răng bị hô, lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến khả năng phát âm sau này,….

Thói quen mút tay có thể gây nên những rủi ro nhất định

Thói quen mút tay có thể gây nên những rủi ro nhất định

3. Làm thế nào để trẻ bỏ thói quen mút tay?

Thông thường, trẻ có thói quen mút tay trong giai đoạn đầu đời, từ 2 tuổi, bé sẽ từ bỏ dần thói quen này. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh mút tay quá thường xuyên và là nguyên nhân gây nên những rủi ro về sức khỏe không đáng có thì bố mẹ cần tìm cách để hạn chế thói quen này của bé. Có thể áp dụng những cách sau:

  • Không để trẻ quá đói bụng: Trẻ sơ sinh không biết nói, khi đói chỉ gào khóc và mút tay, mẹ nên để ý cho con bú sữa đúng giờ tránh để trẻ đói bụng.

  • Sử dụng gặm nướu an toàn: Trong giai đoạn mọc răng, thay vì mút tay, mẹ có thể cho con dùng gặm nướu an toàn và luôn đảm bảo món đồ này sạch sẽ, tránh nguy cơ đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào.

  • Đánh lạc hướng chú ý của bé bằng đồ chơi phù hợp để bé thấy hào hứng và tự bỏ thói quen mút tay.

Đảm bảo dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện

Đảm bảo dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện

Tùy thuộc vào từng bé mà bố mẹ có thể tìm hiểu về nguyên nhân mút tay, thói quen hàng ngày của bé để áp dụng những cách thức phù hợp nhất đối với bé. Tất cả mọi thói quen của trẻ đều có thể rèn và thay đổi theo một hướng tốt hơn. Chỉ cần ba mẹ kiên trì và theo dõi con hàng ngày để nhìn ra những điểm riêng của con mình và giúp con thay đổi thói quen xấu.

Quan trọng nhất là mẹ cần lưu ý về dinh dưỡng trong giai đoạn sơ sinh. Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để chuyển hóa trong sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Với các bé sử dụng sữa công thức cũng vậy, cần phải lựa chọn loại sữa an toàn, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.

Để bé trải qua những năm tháng đầu đời mạnh khỏe, phát triển toàn diện, ba mẹ có thể lựa chọn gói khám sức khỏe định kỳ và tiêm chủng trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khoa Nhi tại MEDLATEC hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và đặc biệt là tận tâm với nghề. Đây là địa chỉ chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy được mọi người lựa tin tưởng lựa chọn.

Khách hàng có thể dễ dàng đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa qua hotline 1900 56 56 56 hoặc đặt lịch trên app của bệnh viện để tiện lợi và nhanh chóng hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.