Tin tức

Hướng dẫn cách điều trị cúm A tại nhà an toàn và hiệu quả

Ngày 26/07/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cúm A có thể lây lan nhanh chóng. Một số ca bệnh có thể tiến triển nặng, gây suy đa tạng và gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, với những trường hợp không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể điều trị cúm A tại nhà dưới sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. 

1. Tuân thủ những biện pháp cách ly để tránh lây nhiễm bệnh 

Ngay khi có những biểu hiện hay đã được chẩn đoán nhiễm cúm A, việc đầu tiên người bệnh cần thực hiện đó là cách ly để phòng tránh lây nhiễm cho người khác. 

Người mắc cúm A nên thực hiện cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác

Người mắc cúm A nên thực hiện cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác

- Người bệnh cần sinh hoạt tại phòng riêng (trong khoảng 7 ngày) cho đến khi những triệu chứng của bệnh đã kết thúc. 

- Tất cả các hoạt động của bệnh nhân nên thực hiện trong phòng riêng, chẳng hạn như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh,… Với những trường hợp, bệnh nhân bắt buộc phải đi ra ngoài thì cần phải đeo khẩu trang và sát trùng tay bằng cồn hoặc xà phòng diệt khuẩn. 

- Người khỏe tuyệt đối không dùng chung các loại đồ dùng cá nhân với người đang nhiễm bệnh. 

- Hạn chế nắm, chạm vào những vật dụng mà cả gia đình hay sử dụng như tay nắm cửa,…

- Người bệnh không nên tiếp xúc với những trường hợp có nguy cơ lây bệnh cao như trẻ em, người già,….

2. Hướng dẫn điều trị cúm tại nhà với từng đối tượng cụ thể

Với những trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể điều trị cúm A tại nhà. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, nếu xảy ra những vấn đề bất thường thì cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Nên cho người bệnh ăn thức ăn dạng lỏng

Nên cho người bệnh ăn thức ăn dạng lỏng

2.1. Điều trị cúm A tại nhà đối với người lớn

- Uống nhiều nước: Bệnh cúm A có thể gây ra sốt, nôn mửa, tiêu chảy khiến cho người bệnh dễ bị mất nước. Chính vì thế, bệnh nhân cần uống nhiều nước. Có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, rau củ, nước điện giải. Tránh những loại đồ uống có chứa chất kích thích. 

- Nên ăn những loại thức ăn dạng lỏng chẳng hạn như các loại cháo và các loại súp. Những món ăn này không chỉ dễ ăn mà cũng có thể góp phần cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp. 

- Hãy để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, người bệnh nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. 

- Nên sinh hoạt và nghỉ ngơi trong một không gian thoáng đãng và có thể tăng độ ẩm môi trường xung quanh bằng các loại máy tạo độ ẩm không khí trong nhà, máy xông hơi. Nhưng cần lưu ý vệ sinh thường xuyên để tránh nấm mốc. 

- Có thể xông hơi để giúp đường thở của bạn được thông thoáng, loại bỏ đờm. 

- Dùng túi chườm lên trán và mũi giúp giảm đau đầu và thư giãn. 

- Súc miệng với nước muối. 

- Vệ sinh mũi thường xuyên bằng dụng cụ xịt rửa mũi và nước muối sinh lý để tránh nhiễm trùng xoang. 

- Nếu cảm thấy mệt mỏi có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân.

-Chỉ dùng paracetamol khi sốt trên 39 độ C(không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin).

- Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

- Nên đến cơ sở y tế hoặc liên hệ bác sĩ khi : 

  • Cảm thấy mệt nhiều hoặc khó thở.

  • Đau hoặc tức nặng ngực.

  • Dấu hiệu bị mất nước (chóng mặt khi đứng hoặc không tiểu được).

  • Bồn chồn, khó chịu.

  • Nôn nhiều hoặc ăn uống kém.

2.2 Điều trị cúm A tại nhà đối với phụ nữ có thai

Với phụ nữ có thai, virus cúm A có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn so với những đối tượng khác. Chính vì thế, cách tốt nhất là chị em nên đến thăm khám sớm ngay sau khi nhận thấy những biến chứng nghi ngờ bệnh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Việc điều trị tại nhà của phụ nữ mang thai cũng giống như điều trị cúm A tại nhà đối với người lớn (như đã trình bày ở trên). Mẹ bầu nên đến cơ sở y tế hoặc liên hệ bác sĩ khi:

  • Cảm thấy mệt nhiều hoặc khó thở.

  • Đau hoặc tức nặng ngực.

  • Dấu hiệu bị mất nước (chóng mặt khi đứng hoặc không tiểu được).

  • Bồn chồn, khó chịu.

  • Nôn nhiều hoặc ăn uống kém.

  • Hoặc đau bụng dưới, ra máu âm đạo.

2.3 Điều trị cúm A tại nhà đối với trẻ nhỏ

Trong quá trình chăm sóc cho trẻ mắc cúm A, mẹ cần chú ý những điều sau: 

- Cho trẻ nghỉ ngơi, uống đủ nước, có thể cho trẻ uống nước ép trái cây hay các loại cháo, súp và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung điện giải cho trẻ trong trường hợp cần thiết. 

Mẹ cần theo dõi trẻ và đưa trẻ đi khám kịp thời nếu có triệu chứng bất thường

Mẹ cần theo dõi trẻ và đưa trẻ đi khám kịp thời nếu có triệu chứng bất thường

- Với những trẻ còn nhỏ và đang bú mẹ, nên cho bé bú nhiều hơn. 

- Nên chia nhỏ các bữa ăn để trẻ có thể dễ ăn hơn. 

- Mẹ cần lưu ý đến số lần đi tiểu, lượng nước tiểu,… để kiểm tra trẻ có xảy ra tình trạng mất nước hay không. 

- Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để cải thiện triệu chứng nghẹt mũi. 

- Tắm cho trẻ bằng nước ấm. 

- Cho trẻ sinh hoạt trong không gian thoáng đãng, tránh gió lùa. 

- Nên mặc cho trẻ những bộ đồ rộng rãi, thấm hút tốt. 

- Dùng Paracetamol hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38.5 (không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin).

Nếu trẻ ho thì biểu hiện này thường hết sau 2 tuần mà không cần điều trị (thuốc ho thường không hữu ích; không khuyên dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm cúm cho trẻ em dưới 6 tuổi).

- Lưu ý: Thông thường những trường hợp mắc cúm A ở trẻ đều có thể phục hồi tốt. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chỉ đe dọa tính mạng của trẻ. Bởi vậy, cha mẹ không nên chủ quan. Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng sau, hãy đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt 

+ Trẻ sốt cao, co giật. 

+ Trẻ có biểu hiện quá mệt mỏi, hay cáu kỉnh, quấy khóc, không chịu ăn. 

+ Sốt kéo dài hơn 3 ngày. 

+ Nôn mửa, tiêu chảy hay có dấu hiệu bị mất nước. 

+ Ho kéo dài hoặc gặp phải những bất thường về hô hấp. 

+ Trẻ không tỉnh táo dù đã cắt sốt.

+ Trẻ không đi tiểu trong vòng 8 giờ.

+ Bị phát ban.

+ Khóc nhưng không có nước mắt.

Trên đây là những hướng dẫn về cách điều trị cúm A tại nhà cho các đối tượng cụ thể. Trong trường hợp có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, có nhu cầu thăm khám, quý khách hàng có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để lựa chọn dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán cúm tại MEDLATEC. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể đặt lịch xét nghiệm cúm tại nhà để tiết kiệm thời gian di chuyển. 

Từ 25/7- 31/8/2022, MEDLATEC triển khai chương trình giảm giá đối với dịch vụ xét nghiệm cúm tận nơi như sau:

-+Dịch vụ xét nghiệm Cúm AB từ 349.000 đồng chỉ còn 300.000;

+ Xét nghiệm Cúm AB, H1N1 từ 459.000 đồng chỉ còn 400.000 đồng. 

- Chương trình được áp dụng với những khách hàng đặt lịch online và lấy mẫu xét nghiệm tận nơi vào buổi chiều từ 12h - 17h thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc. 

Chương trình ưu đãi xét nghiệm cúm tại Hệ thống Y tế MEDLATECChương trình ưu đãi xét nghiệm cúm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

QUY TRÌNH ĐẶT LỊCH XÉT NGHIỆM NHƯ SAU:  

+ Bước 1: Đặt lịch qua hệ thống MEDLATEC bao gồm: 

+ Bước 2: MEDLATEC xác nhận lại lịch hẹn theo khung giờ và địa điểm đã lựa chọn.

+ Bước 3: Khách hàng đến cơ sở y tế của MEDLATEC hoặc đợi cán bộ nhân viên đến lấy mẫu xét nghiệm tận nơi theo yêu cầu đặt lịch. 

+ Bước 4: Chờ kết quả.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẵn sàng hỗ trợ 24/7 và luôn mong muốn được đồng hành cùng bạn và gia đình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.  

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.