Tin tức

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh thuỷ đậu và tay chân miệng ở trẻ em

Ngày 17/05/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Thuỷ đậu và tay chân miệng là những bệnh lý xuất hiện khá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, các triệu chứng của hai căn bệnh này khá giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn phân biệt bệnh thuỷ đậu và tay chân miệng ở trẻ em.

1. Tìm hiểu về bệnh thuỷ đậu và tay chân miệng ở trẻ em

Thuỷ đậu và tay chân miệng là những căn bệnh xuất hiện khá phổ biến ở trẻ em và có tốc độ lây nhiễm khá cao. Hai căn bệnh này có nhiều dấu hiệu khá giống nhau, cho nên dễ khiến cho nhiều người bị nhầm lẫn. Chính vì vậy, có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề làm thế nào để phân biệt bệnh thuỷ đậu và tay chân miệng ở trẻ em.

Bệnh thuỷ đậu

Virus Varicella Zoster là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Thuỷ đậu thường xuất hiện theo mùa và đối tượng dễ mắc phải nhất là trẻ em dưới 10 tuổi. Đặc biệt, thuỷ đậu rất dễ trở thành ổ dịch bởi mức độ lây truyền từ người sang người khá cao.

Dấu hiệu của bệnh thuỷ đậu sẽ tiến triển qua từng giai đoạn sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi virus Varicella Zoster xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ không phát bệnh ngay mà sẽ trải qua tầm 10 cho đến 14 ngày ủ bệnh. Thường thì ở giai đoạn này không xuất hiện dấu hiệu cụ thể gì.

  • Giai đoạn khởi phát: Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu như sốt nhẹ, toàn thân đau nhức, mệt mỏi, nổi hạch ở phía sau tai và phát ban,… 

Bệnh thuỷ đậu thường xuất hiện những nốt ban đỏ và tiến triển theo nhiều giai đoạn

Bệnh thuỷ đậu thường xuất hiện những nốt ban đỏ và tiến triển theo nhiều giai đoạn

  • Giai đoạn toàn phát: Những triệu chứng nặng nhất sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Các nốt ban bắt đầu biến triển thành mụn nước có hình tròn trên nền ban đỏ, lõm ở giữa. Bên cạnh đó, trẻ bị thuỷ đậu sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi và chán ăn. Tuy nhiên, tình trạng sốt đã giảm đi nhiều so với giai đoạn khởi phát.

  • Giai đoạn hồi phục: Sau khoảng 7 đến 10 ngày, các nốt mụn nước sẽ bắt đầu vỡ ra, khô lại và đóng vảy. Lúc này, để tránh bị sẹo, người bệnh có thể sử dụng các loại kem bôi ngoài da.

Bệnh tay chân miệng

Hiện nay, bệnh tay chân miệng xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh này bị gây ra bởi virus Enterovirus và có khả năng lây nhiễm khá cao. Virus gây bệnh có thể dễ dàng truyền từ người sang người thông qua hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp.

Cũng giống như thuỷ đậu, bệnh tay chân miệng sẽ xuất hiện các dấu hiệu theo từng giai đoạn, như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh của tay chân miệng thường trong khoảng từ 3 cho đến 6 ngày.

  • Giai đoạn khởi phát: Các dấu hiệu mà trẻ thường gặp trong giai đoạn này là sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau họng, đau ở chân răng và miệng, bị chảy nhiều nước bọt,…

Trẻ bị tay chân miệng sẽ xuất hiện tình trạng loét ở niêm mạc má, lợi hoặc lưỡi

Trẻ bị tay chân miệng sẽ xuất hiện tình trạng loét ở niêm mạc má, lợi hoặc lưỡi

  • Giai đoạn toàn phát: Sau khi bệnh khởi phát tầm 1 đến 2 ngày, bệnh bắt đầu tiến triển với nhiều dấu hiệu điển hình như xuất hiện những nốt ban dưới dạng mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc đầu gối. Bên cạnh đó, trên mông còn bị rộp da hoặc mọc mụn lở. Đặc biệt, trẻ bị tay chân miệng sẽ xuất hiện tình trạng loét ở niêm mạc má, lợi hoặc lưỡi. 

  • Giai đoạn hồi phục: Trẻ thường sẽ hồi phục hoàn toàn sau tầm 7 đến 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, khi bé xuất hiện những dấu hiệu như sốt cao trên 39 độ C, co giật, nôn mửa hay khó thở,… ba mẹ bên đưa bé đến bệnh viện nhanh nhất có thể. 

2. Phân biệt bệnh thuỷ đậu và tay chân miệng ở trẻ em

Hai căn bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn bởi những triệu chứng khá giống nhau. Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt bệnh thuỷ đậu và tay chân miệng ở trẻ em, như sau:

 

Bệnh thuỷ đậu

Bệnh tay chân miệng

Thời điểm bùng dịch

Thường là vào mùa đông.

Trong từ tháng 3 đến tháng 5 hoặc tháng 9 đến tháng 11.

Độ tuổi trẻ thường mắc phải

Từ 1 tuổi cho đến 14 tuổi và đặc biệt phổ biến nhất ở giai đoạn 2 cho đến 8 tuổi.

Dưới 5 tuổi.

Con đường lây nhiễm

Lây truyền từ các dịch tiết mũi họng bị bắn ra ngoài không khí do người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt xì. Bên cạnh đó, còn bởi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mụn nước.

Lây truyền trực tiếp qua đường miệng hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ mụn nước và nước bọt hay phân của trẻ đang bị bệnh.

Triệu chứng của nốt ban

  • Khởi phát là các nốt ban đỏ, nốt sần rồi chuyển thành mụn nước vòm mỏng, lõm giữa và khô thành những nốt có vảy.
  • Khởi phát ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

  • Nốt phỏng nước gây đau, ngứa và rất khó chịu,

  • Khởi phát là những nốt ban đỏ rồi tiến triển thành mụn nước vòm dầy.

  • Xuất hiện chủ yếu ở đầu gối, khuỷu tay, mông và lòng bàn tay hoặc chân. Đặc biệt, chúng có thể mọc ở miệng hoặc họng gây ra tình trạng loét ở những vùng này. Điều này sẽ khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt, biếng ăn, nhác bú và quấy khóc.

  • Nốt phỏng nước thường không gây ngứa và đau.

Có thể phân biệt bệnh thuỷ đậu và tay chân miệng ở trẻ em thông qua các nốt ban

Có thể phân biệt bệnh thuỷ đậu và tay chân miệng ở trẻ em thông qua các nốt ban

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh thuỷ đậu và tay chân miệng ở trẻ em

Thuỷ đậu và tay chân miệng đều là những bệnh lý có tỷ lệ lây truyền khá cao và dễ trở thành ổ dịch. Cho nên, chúng ta cần có các biện pháp phòng ngừa, như sau:

  • Hạn chế cho trẻ đến những nơi công cộng và có khả năng lây nhiễm bệnh cao trong những thời điểm dịch tăng cao. 

  • Đối với những người chăm sóc người bệnh, cần phải đeo khẩu trang và rửa tay ngay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc. 

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng, nhất là đối với trẻ em. 

Tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

Tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

  • Thường xuyên rửa sạch và phơi khô những đồ chơi mà trẻ hay cầm nắm bằng dung dịch diệt khuẩn để hạn chế tối đa trường hợp lây nhiễm virus qua con đường này. 

  • Cần tiêm vắc xin phòng tránh bệnh thuỷ đậu đầy đủ cho trẻ. Khi bị mắc bệnh, nên cho bé nghỉ ngơi và cách ly tại nhà để tránh tình trạng lây nhiễm. 

Hy vọng qua bài viết trên của MEDLATEC, bạn đã có thể dễ dàng phân biệt bệnh thuỷ đậu và tay chân miệng ở trẻ em. Từ đó, chúng ta sẽ không bị nhầm lẫn và có biện pháp điều trị hiệu quả đối với hai căn bệnh nà. Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chung tôi theo đường dây nóng 1900 56 56 56, để được giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.