Tin tức

Khái niệm loạn nhịp tim cấp cứu và cách xử trí

Ngày 18/08/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Tình trạng rối loạn nhịp tim cấp cứu thường ập đến bất ngờ và có khả năng cao gây nên những biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thậm chí là ngừng tim,... dẫn đến nguy cơ tử vong cho người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời. Do vậy, người bệnh cần được theo dõi loạn nhịp tim cấp cứu thường xuyên do quy trình này đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

1. Thế nào là loạn nhịp tim cấp cứu?

Đây là tình trạng phổi biến, hay gặp trong các bệnh lý về tim mạch. các dạng loạn nhịp tim cấp cứu có thể là:

  • Loạn nhịp tim chậm;

  • Loạn nhịp tim nhanh;

  • Nhịp tim chậm xoang;

  • Nhịp tim nhanh xoang;

  • Nhịp tim nhanh trên thất; 

  • Ngoại tâm thu.

Rối loạn dẫn truyền thần kinh tự động tại cấu trúc tim chính là cơ chế của rối loạn nhịp tim. Điều này khiến thời kỳ trơ bị đảo lộn, tạo các cơn nhịp nhanh do vòng vào hoặc vòng ra gây nên hiện tượng tắc nghẽn, tạo các cơn nhịp chậm. Ngoài ra, còn một cơ chế khác của loạn nhịp tim là do rối loạn hình thành xung động khiến tính tự động sẵn có của hệ thống thần kinh tự động tim bị thay đổi.

Rối loạn nhịp tim thường ít gây ra biểu hiện gì, tuy nhiên không phải là không có. Cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân bị đau ngực, đánh trống ngực, tim đập nhanh.

  • Nếu tim đập quá chậm, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, chóng mặt, phù mắt cá chân, thậm chí là bị ngất xỉu,...

  • Trường hợp nhịp tim bị nhanh quá cũng có thể gây nên những hiện tượng trên. Nguyên nhân là do các buồng tâm thất bị hối thúc nên không có đủ thời gian giãn ra để đổ đầy máu.

Loạn nhịp tim cấp cứu

Bệnh nhân có thể bị đau ngực, tim đập nhanh khi bị rối loạn nhịp tim

Nếu tình trạng rối loạn nhịp tim ngày càng nặng và duy trì lâu ngày thì sẽ dẫn đến bệnh suy tim. Hiện tượng rối loạn nhịp tim cấp cứu xảy đến bất ngờ sẽ dẫn đến hậu quả là nhồi máu cơ tim, ngừng tim, đột quỵ,... khi không được xử trí kịp thời. Thực tế đã chứng minh rằng, một trong những nguyên nhân phổ biến của hiện tượng đột tử chính là do chứng rối loạn nhịp tim cấp cứu. Vì vậy, cần phát hiện và có biện pháp điều trị sớm đối với những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhằm tránh suy tuần hoàn.

2. Làm thế nào để xử lý trường hợp bị loạn nhịp tim cấp cứu? 

Khi xử lý và theo dõi loạn nhịp tim cấp cứu cần chuẩn bị các trang thiết bị như sau:

  • Máy sốc điện;

  • Máy monitor nhằm theo dõi điện tâm cũng như các dấu hiệu của chức năng sống;

  • Thuốc bổ trợ: giảm đau, amiodaron, adrenalin, atropin, propranolol, an thần,...;

  • Và các phương tiện hồi sức tuần hoàn, hô hấp khác,...

2.1. Kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh nhân

Các yếu tố cần kiểm tra và đánh giá ở người bệnh bao gồm: tình trạng hô hấp, chỉ số tuần hoàn (nạch, huyết áp, tim, nhiệt độ da, thời gian đổ đầy mao mạch,...) và thần kinh.

2.2. Thực hiện hồi sức

Quy trình hồi sức cho bệnh nhân bị loạn nhịp tim cấp cứu:

  • Khai thông đường thở:

  • Bệnh nhân cần được dùng mặt nạ oxy để thở, bóp bóng qua mặt nạ hoặc nếu cần thì có thể đặt nội khí quản;

  • Theo dõi SpO2 và nhịp tim bệnh nhân bằng cách lắp máy monitor.

  • Nếu người bệnh có hiện tượng sốc, nhịp chậm cần ngay lập tức truyền nhanh 20ml/kg dịch tinh thể;

  • Làm xét nghiệm máu cho người bệnh, bao gồm công thức máu, đường máu, chức năng thận. Đồng thời đánh giá loạn nhịp tim trên điện tâm đồ 12 chuyển đạo: nhịp tim có đều không, nhanh hay chậm, QRS hẹp hay rộng.

Làm xét nghiệm máu trong hồi sức cấp cứu loạn nhịp tim

Làm xét nghiệm máu trong hồi sức cấp cứu loạn nhịp tim

Trường hợp người bệnh bị sốc:

  • Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực (nhịp tim bệnh nhân < 60 lần/phút kèm phản ứng sốc);

  • Nếu bệnh nhân bị sốc kèm theo nhịp nhanh thất thì sử dụng sốc điện đồng thì (1-2 J/kg);

  • Chưa có máy sốc điện có thể tiến hành đặt đường truyền tĩnh mạch trong xương hoặc tĩnh mạch (trường hợp bệnh nhân là trẻ em không thể lấy ven), sau đó là tiêm tĩnh mạch với adenosin 0.1 - 0.5mg/kg.

Xử trí cấp cứu nhịp nhanh trên thất:

  • Theo dõi điện tim trên máy monitor đồng thời tiến hành kỹ thuật kích thích phó giao cảm của bệnh nhân. Lưu ý: không thực hiện ấn nhãn cầu đối với bệnh nhi;

  • Trường hợp không có hiệu quả, người bệnh cần được tiêm thuốc adenosine hoặc dùng một trong các thuốc sau: verapamil, digoxin, propranolol, flecainide, amiodarone.

Cách xử trí cấp cứu loạn nhịp chậm:

  • Đảm bảo đủ thông khí cho bệnh nhân, nếu có hiện tượng sốc và thiếu khí cần phải điều trị ngay;

  • Nếu bệnh nhân gặp tình trạng ngộ độc, cần hội chẩn với các chuyên gia chống độc;

  • Thực hiện tiêm tĩnh mạch với atropin với liều lượng là 20 mcg/kg (100 - 600 mcg). Nếu cần có thể tiêm nhắc lại atropin sau 5 phút (tổng liều là 2mg đối với trẻ lớn, 1mg đối với trẻ nhỏ). Atropin còn dùng được bằng đường nhỏ qua nội khí quản (0,04 mg/kg).

Biện pháp xử trí cấp cứu nhịp nhanh thất:

  • Nếu bệnh nhân bị loạn nhịp tim dạng nhịp nhanh thất vô mạch thì cần xử trí theo phác đồ rung thất;

  • Trường hợp bệnh nhân có huyết động ổn định cần có sự tham vấn với bên chuyên khoa tim mạch. Dùng thuốc amiodarone (người lớn tiêm tĩnh mạch 5 mcg/kg trong 20 phút, còn trẻ sơ sinh thì tiêm trong 30 phút) hoặc dùng thuốc procainamide (tiêm tĩnh mạch 15 mg/kg trong 30-60 phút);

  • Trường hợp bệnh nhân xuất hiện sốc, tiến thành sốc đồng thì 1J/kg. Nếu không có hiệu quả có thể tăng lên thành 2 J/kg và chuyển sang sốc điện không đồng thì. Nếu người bệnh bị sốc nặng, có thể tiêm amiodarone 5mg/kg;

  • Cần phải theo dõi chặt chẽ dấu hiệu sống và điện tim trên monitor cho tới khi bệnh nhân ổn định.

3. Cần làm gì nếu bị rối loạn nhịp tim?

3.1 Thay đổi lối sống tích cực hơn

Để giữ cho trái tim khỏe mạnh và một cơ thể ít bị tổn thương bởi bệnh tật, chúng ta nên:

  • Bỏ thói quen hút thuốc lá;

  • Tiêu thụ các loại thực phẩm tốt cho hệ tim mạch: rau xanh, hoa quả, cá, cắt giảm khẩu phần ăn chứa nhiều mỡ động vật và cholesterol,...;

  • Tăng cường vận động cơ thể;

  • Không nên uống nhiều bia rượu, chất kích thích, trà đặc, cà phê,...;

  • Giữ thái độ sống lạc quan, giảm căng thẳng.

Từ bỏ thuốc lá vì một trái tim khỏe mạnh

Từ bỏ thuốc lá vì một trái tim khỏe mạnh

3.2 Tuân thủ việc điều trị 

Nếu bạn được chẩn đoán bị chứng rối loạn nhịp tim thì cần phải tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nguyên tắc chung trong công tác điều trị bệnh bao gồm:

  • Loại bỏ những tác nhân dẫn tới rối loạn nhịp tim như các loại thuốc hoặc chất kích thích,...;

  • Dùng các thuốc chống rối loạn nhịp tim: thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta;

  • Kiểm soát tốt các bệnh lý nền: tiểu đường, bệnh về tim mạch, cường giáp,...;

  • Các nghiệm pháp giúp làm giảm nhịp tim: ấn nhãn cầu, ấn và xoa xoang động mạch cảnh, nghiệm pháp Valsalva,...;

  • Nếu bạn không đáp ứng tốt đối với các phương pháp điều trị nội khoa thì có thể áp dụng những phương pháp khác như: phẫu thuật, đặt máy tạo nhịp tim, đốt điện tim, sốc điện tim,...

Bài viết trên đây đã cung cấp thêm các thông tin đối với chứng loạn nhịp tim cấp cứu, hy vọng nó sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến loạn nhịp tim cấp cứu hay bất kể bệnh lý nào khác, xin vui lòng liên hệ ngay tới hotline 1900565656, tổng đài của BVĐK MEDLATEC sẽ tư vấn cho bạn và đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.