Tin tức

Khám sức khỏe nghề nghiệp có bắt buộc không và khám ở đâu uy tín?

Ngày 02/06/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Nhà nước có quy định các công ty, doanh nghiệp phải có trách nhiệm khám sức khỏe nghề nghiệp định kỳ cho nhân viên. Việc này đem đến nhiều lợi ích cho cả người lao động cũng như người sử dụng lao động. 

1. Khám sức khỏe nghề nghiệp có bắt buộc không?

Mỗi đặc thù công việc riêng lại gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người lao động. Chính vì vậy Nhà nước quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm khám sức khỏe cho nhân viên định kỳ. 

Theo điều 152, Luật lao động 2012 về chăm sóc sức khỏe người lao động quy định:

- Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người tập nghề, học nghề. Người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người cao tuổi, khuyết tật hoặc chưa đến tuổi thành niên phải khám ít nhất 6 tháng 1 lần. Bệnh cạnh đó, lao động nữ cần được khám thêm chuyên khoa phụ sản.

- Nếu môi trường lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, người lao động cần được khám bệnh nghề nghiệp. Trong trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp nhưng vẫn có thể tiếp tục làm việc thì cần phân công công việc hợp lý.

Thông tư 19/2016/TT-BYT cũng quy định các nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động, bao gồm: khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ. 

Như vậy, tùy theo đặc thù công việc, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ và Khám sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.

Khám sức khỏe nghề nghiệp

khám sức khỏe nghề nghiệp là quyền lợi của người lao động

2. Khám sức khỏe nghề nghiệp có lợi ích như thế nào?

Khám sức khỏe nghề nghiệp bao gồm khám tổng quát và khám chuyên sâu về các bệnh lý nghề nghiệp có thể mắc phải. 

Không phải vấn đề sức khỏe nào cũng biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, trong đó có các bệnh nghề nghiệp. Đôi khi người lao động mắc bệnh do sức khỏe cơ thể không phù hợp với công việc phải đứng nhiều, ngồi hoặc đi lại nhiều. 

Kết quả khám giúp người lao động phát hiện bệnh hoặc nguy cơ mắc bệnh để có biện pháp khắc phục điều trị sớm. Người lao động cũng nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân, điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Không những thế, khám sức khỏe cũng đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

- Giảm chi phí y tế và bồi thường sức khỏe cho người lao động.

- Sàng lọc lao động không đủ điều kiện sức khỏe cho công việc.

- Nâng cao năng suất lao động, chất lượng lao động.

- Hạn chế rủi ro tai nạn lao động.

- Tạo uy tín cho doanh nghiệp, tăng sức hút với nguồn lao động.

Khám sức khỏe nghề nghiệp

Khám sức khỏe lao động mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Có thể nói, khám sức khỏe có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cá nhân, công ty nói riêng và thị trường lao động nói chung.

3. Khám sức khỏe nghề nghiệp gồm những gì?

Tùy từng công việc trong môi trường làm việc khác nhau sẽ được khám sức khỏe nghề nghiệp khác nhau. Thông thường, doanh nghiệp công ty sẽ liên kết với đơn vị khám chữa bệnh uy tín để khám sức khỏe cho người lao động.

Bên cạnh những danh mục khám tổng quát, khám sức khỏe nghề nghiệp còn khám, chẩn đoán chuyên sâu để phát hiện các bệnh lý nghề nghiệp như:

3.1. Bệnh về tai

Bệnh về tai thường gặp ở những người lao động phải làm việc thường xuyên trong môi trường tiếng ồn lớn, thường xuyên nghe điện thoại,… Khám tai định kỳ thường xuyên sẽ giúp nhóm người lao động nguy cơ cao kiểm tra sức khỏe tai, đồng thời có biện pháp ngăn ngừa như: dùng bông, nút tai chống ồn,…

3.2. Bệnh về da

Bệnh về da thường gặp ở các công nhân, người lao động tại các xí nghiệp quần áo, giày da, hóa chất,… Tình trạng thường gặp là sạm da, dị ứng, viêm loét da,… do thường xuyên phải tiếp xúc với bụi vải, hóa chất, keo,… 

Để ngăn ngừa các bệnh nghề nghiệp về da, người lao động cần đeo bảo hộ lao động như khẩu trang, gang tay,… khi làm việc.

3.3. Bệnh về xương khớp

Bệnh về xương khớp là nhóm bệnh nghề nghiệp rất thường gặp ở người lao động hiện nay, kể cả người lao động trẻ. Bệnh thường gặp ở những người làm việc phải đứng nhiều, ngồi nhiều, đi lại hoặc vận động nhiều. Muốn ngăn ngừa bệnh, người lao động phải thực hiện chế độ tập luyện và dinh dưỡng phù hợp, bổ sung Vitamin D và Canxi giúp xương chắc khỏe.

Khám sức khỏe nghề nghiệp

Bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở người lao động làm việc trong môi trường bụi bẩn

3.4. Bệnh về đường hô hấp

Nhóm bệnh lý nghề nghiệp này cũng khá thường gặp, thuộc nhiều lĩnh vực lao động khác nhau, chủ yếu làm do làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, hóa chất.

Để giảm bệnh về đường hô hấp, người lao động cần trang bị quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, mặt nạ chống bụi, vệ sinh cá nhân và thay quần áo sạch sẽ sau ca làm.

3.5. Bệnh tâm lý

Các triệu chứng tâm lý căng thẳng, stress, rối loạn cảm xúc khá thường gặp ở những người lao động phải làm việc thường xuyên với máy móc, thiết bị điện tử, những người phải làm việc tập trung cao. Triệu chứng tâm lý rất nguy hiểm, diễn tiến âm thầm khiến người lao động ít nhận ra nhưng khi kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm.

Khám sức khỏe phải được thực hiện hàng năm hoặc ít hơn tùy theo nguy cơ mắc bệnh của người lao động.

4. Lưu ý khi khám sức khỏe nghề nghiệp

Người lao động có thể đi khám sức khỏe riêng lẻ hoặc theo đợt mà công ty tổ chức, liên kết với đơn vị y tế khám. Khi đi khám, người lao động lưu ý mang đầy đủ giấy tờ hồ sơ gồm:

- Sổ khám sức khỏe định kỳ.

- Giấy giới thiệu của cơ quan đang làm việc (nếu đi riêng lẻ) hoặc nằm trong danh sách lao động khám sức khỏe mà doanh nghiệp gửi cho cơ sở y tế khám.

Ngoài ra có thể mang theo bệnh án cá nhân để được thăm khám nhanh chóng hơn.

Khám sức khỏe nghề nghiệp

MEDLATEC là cơ sở khám sức khỏe nghề nghiệp uy tín

Ngoài ra, trước khi đi khám sức khỏe, người lao động lưu ý không dùng chất kích thích, ăn uống đầy đủ để kết quả khám chính xác nhất. Cơ sở khám y tế sau khi khám sẽ kết luận tình trạng sức khỏe và trả sổ cho người lao động hoặc phía công ty. 

Như vậy, MEDLATEC đã cùng bạn tìm hiểu những thông tin về khám sức khỏe nghề nghiệp. Nếu đang phân vân lựa chọn địa chỉ khám uy tín, liên kết doanh nghiệp tốt, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.