Tin tức

Khám tim mạch cần khám những gì và các vấn đề liên quan

Ngày 14/04/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Các bệnh lý tim mạch nếu không điều trị hiệu quả từ sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề với sức khỏe và sự sống của người bệnh. Điều đáng nói là hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường bỏ qua triệu chứng, chủ quan không thăm khám,... nên phát hiện bệnh muộn. Vậy khám tim mạch cần khám những gì và khi nào nên khám tim mạch?

1. Bệnh tim mạch và tầm quan trọng của việc tầm soát bệnh tim mạch

1.1. Bệnh tim mạch là bệnh gì?

Bệnh tim mạch là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả tình trạng liên quan đến sức khỏe của quả tim cùng hoạt động của mạch máu làm cho tim bị suy yếu khả năng hoạt động vốn có. Ở đây bao gồm các bệnh: động mạch vành, cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim là một trong số bệnh lý tim mạch phổ biến

Rối loạn nhịp tim là một trong số bệnh lý tim mạch phổ biến

Các bệnh lý tim mạch khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn, xơ cứng, hẹp, gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy cho các bộ phận của cơ thể. Kết quả là những bộ phận này bị ngưng trệ hoạt động, bị phá hủy rồi dẫn đến tử vong.

1.2. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh tim mạch

Hầu hết các bệnh lý tim mạch sẽ gây nên các triệu chứng sau:

- Đau tức ngực.

- Mạch đập nhanh hoặc không đều.

- Bị phù nề ở nhiều vùng trên cơ thể.

- Khó thở.

- Đau ở bên ngoài ngực.

1.3. Vai trò của tầm soát bệnh lý tim mạch

Hầu hết mọi người thường bỏ qua các triệu chứng trên đây, chỉ khi chúng gây cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thì mới thăm khám. Đây là lý do khiến cho nhiều trường hợp mắc bệnh tim mạch đến khi được điều trị thì đã ở giai đoạn phức tạp, quá trình chữa trị khó và hiệu quả thấp, nhiều biến chứng. 

Vì thế, khám tầm soát tim mạch định kỳ sẽ nhận diện được yếu tố nguy cơ để tìm hướng ngăn chặn, kiểm soát và điều trị hiệu quả. Đặc biệt, người có tiền sử bệnh tim thì càng cần thực hiện đúng lịch khám định kỳ để đề phòng những nguy cơ xấu.

2. Khám tim mạch cần khám những gì?

2.1. Các nội dung cần khám khi khám tim mạch

Nắm rõ nội dung khám tim mạch cần khám những gì sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tâm thế tốt hơn để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi. Hầu hết quá trình khám tim mạch tại các bệnh viện bao gồm: khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để xác định tình trạng sức khỏe và đưa ra hướng điều trị (khi có bệnh).

Điện tâm đồ - nội dung thường quy trong khám tim mạch

Điện tâm đồ - nội dung thường quy trong khám tim mạch

Cụ thể, các nội dung thường có trong khám tim mạch gồm:

- Khám lâm sàng: hỏi tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình, cân đo chiều cao và cân nặng, đo huyết áp,...

- Chẩn đoán hình ảnh:

+ Điện tâm đồ: ghi lại hoạt động điện tim, xác định nguyên nhân đánh trống ngực, đau ngực.

+ Chụp X-quang tim phổi: tìm kiếm bất thường ở phổi, tim và các cơ quan lân cận.

+ Siêu âm tim: kiểm tra hoạt động và cấu trúc của tim để tìm kiếm dấu hiệu bất thường về nhịp đập, van tim, cơ tim,...

- Xét nghiệm:

+ Công thức máu: cung cấp chỉ số có tác dụng đánh giá tổng trạng, phát hiện rối loạn về bạch cầu, thiếu máu, nhiễm trùng,... 

+ Đo lượng đường trong máu.

+ Mỡ máu: đánh giá các chỉ số Cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol và Triglyceride.

+ Acid Uric: nồng độ acid uric máu.

+ Chức năng thận: đo ure máu, Creatinine huyết thanh.

+ Men gan: qua chỉ số của 2 loại ezym  là AST và ALT để đánh giá chức năng gan.

+ Phân tích chỉ số nước tiểu.

+ Điện tim Holter ECG: chẩn đoán thiếu máu cục bộ cơ tim, cơ tim phì đại, suy tim,...

- Đọc kết quả và tư vấn phương pháp điều trị

Sau khi có kết quả của những kiểm tra ở trên, người bệnh sẽ được bác sĩ đọc kết quả và tư vấn cụ thể cho những trường hợp cần điều trị.

Tìm hiểu khám tim mạch cần khám những gì giúp người bệnh có được tâm thế chủ động khi tham gia quá trình này. Để hiệu quả của những nội dung thăm khám tim mạch đạt được ở mức cao nhất, nên tìm đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi và có đầy đủ thiết bị y tế hiện đại để hỗ trợ cho quá trình kiểm tra sức khỏe hệ tim mạch.

2.2. Ai nên khám tim mạch định kỳ?

Như vậy, để phát hiện sớm nguy cơ và ngăn ngừa biến chứng của bệnh lý tim mạch thì cách tốt nhất là khám tim mạch định kỳ. Độ tuổi thích hợp để thăm khám phụ thuộc vào yếu tố nguy cơ, tiền sử gia đình, chẩn đoán bệnh tim từ trước đó. 

Người cao tuổi cần chú ý khám tim mạch định kỳ

Người cao tuổi cần chú ý khám tim mạch định kỳ

Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc các bệnh lý tim mạch nhưng người cao tuổi có nguy cơ lớn hơn. Do đó, phụ nữ sau tuổi mãn kinh và nam giới sau 45 tuổi nên thực hiện khám tim mạch định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ, có biện pháp xử lý hiệu quả.

Đặc biệt, người sinh trưởng trong gia đình có người thân đã mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp thì từ độ tuổi 30 trở đi nên định kỳ thăm khám tim mạch để dự phòng nguy cơ mắc bệnh. Những người có thói quen sống không lành mạnh, nhức đầu kéo dài, nhanh sụt cân cũng cần khám tim mạch.

2.3. Khám tim mạch có thể phát hiện bệnh gì?

Quá trình khám tim mạch sẽ giúp phát hiện ra rất nhiều bệnh lý tim mạch có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như:

- Bệnh sa van hai lá.

- Bệnh động mạch vành.

- Bệnh hở/hẹp van tim.

- Bệnh rối loạn nhịp tim như: cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhanh thất, chậm nhịp xoang, rung thất, block nhĩ thất,...

- Thiếu máu cơ tim.

- Cơ tim phì đại.

- Nhồi máu cơ tim.

- Thông liên nhĩ.

- Thông liên thất.

- Chứng fallot.

- Bị tắc động mạch ngoại biên.

- Eo động mạch chủ hẹp.

- Buerger.

- Viêm tĩnh mạch.

- Bệnh Raynaud.

- Bệnh suy tim.

- Bệnh suy giãn tĩnh mạch.

- Bệnh u tim.

Những bệnh lý này đều diễn tiến âm thầm và hầu như chỉ được phát hiện ở giai đoạn trầm trọng. Vì thế, thăm khám tim mạch định kỳ là cách duy nhất để phát hiện sớm và kịp thời điều trị bất thường ở hệ tim mạch.

2.4. Một số lưu ý khi đi khám tim mạch

Tìm hiểu khám tim mạch cần khám những gì còn giúp bạn biết chủ động chuẩn bị những yếu tố cần thiết phục vụ cho quá trình thăm khám như:

Trước khi thăm khám, người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích khám tim mạch cần khám những gì

Trước khi thăm khám, người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích khám tim mạch cần khám những gì

- Ghi nhớ thông tin về tiền sử bệnh lý, triệu chứng đang gặp, các loại thuốc đang dùng.

- Chuẩn bị và mang theo kết quả chụp, đơn thuốc,... đang dùng từ lần khám trước đó.

- Nhịn ăn vào buổi sáng khám tim mạch để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu.

- Nếu đang điều trị tiểu đường thì buổi sáng ngày khám tim mạch không dùng insulin.

- Không dùng chất kích thích hay đồ uống có cồn, hút thuốc trước khi khám.

Chuyên khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh đầy đủ thiết bị y khoa hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế là địa chỉ được đông đảo khách hàng lựa chọn để tầm soát tim mạch định kỳ.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu chi tiết khám tim mạch cần khám những gì hoặc đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa, hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để có được những thông tin chính xác.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.