Tin tức

Khi nhịp tim nhanh nên ăn gì để nhịp tim ổn định trở lại

Ngày 23/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nhịp tim nhanh có thể là nguyên nhân gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe như đột quỵ, đau tim,... và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không phải mọi trường hợp nhịp tim nhanh đều cần điều trị mà chế độ ăn và lối sống thay đổi có thể giúp nhịp tim sớm ổn định về mức bình thường. Vậy khi bị nhịp tim nhanh nên ăn gì, bạn có thể tham khảo những thông tin được chia sẻ dưới đây.

1. Tổng quan về bệnh nhịp tim nhanh

1.1. Như thế nào là nhịp tim nhanh?

Tùy thuộc vào thể trạng, độ tuổi và giới tính mà nhịp tim của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Nhịp tim chuẩn ở người trưởng thành khi nghỉ ngơi không vận động trong khoảng 60 - 100 nhịp/phút. 

Riêng với người ở độ tuổi trên 60 thì nhịp tim dao động trong khoảng 60 - 80 nhịp/phút. Trường hợp là vận động viên chuyên nghiệp hoặc người thường xuyên luyện tập thể thao thì nhịp tim trong khoảng 40 - 50 nhịp/phút.

Tim đập trên 100 nhịp/phút được gọi là nhịp tim nhanh

Tim đập trên 100 nhịp/phút được gọi là nhịp tim nhanh

Như vậy, nhịp tim nhanh tức là vượt mức 100 nhịp/phút đối với người trưởng thành và trên 80 nhịp/phút đối với người lớn tuổi. Tình trạng này thường xuất phát từ bệnh rối loạn thần kinh thực vật, các bệnh lý tại tim, bệnh tuyến giáp, vấn đề về lối sống hoặc chế độ ăn uống hoặc thuốc,...

1.2. Dấu hiệu cảnh báo nhịp tim nhanh

Khi nhịp tim nhanh, cơ thể sẽ có một số dấu hiệu cảnh báo như:

- Thở hụt hơi, thở khó, có khi muốn thở dễ hơn cần phải rướn người lên để thở.

- Dù không có bất cứ chuyện gì cũng cảm thấy hồi hộp, lo lắng.

- Đánh trống ngực thình thịch gây cảm giác giống như lồng ngực bị rung lên và có trường hợp bị lỡ một nhịp tim.

- Đau đầu, đau thắt ngực.

- Choáng, thậm chí còn bị ngất.

2. Người bị nhịp tim nhanh nên ăn gì để nhịp tim nhanh ổn định?

2.1. Ăn theo chế độ DASH 

Nhịp tim nhanh bất thường chủ yếu xuất phát từ bệnh huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch. Bởi vậy, khi bị nhịp tim nhanh nên ăn gì tốt nhất nên chọn chế độ ăn DASH để ổn định nhịp tim và giảm nguy cơ bị đột quỵ

Chế độ ăn này quy định nên sử dụng các thực phẩm gồm: rau xanh, trái cây, thịt nạc, sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá giàu omega-3,... và khuyến khích giảm lượng muối dung nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên quá 1.5g - 2.3g và phải hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn.

2.2. Ăn theo chế độ Low fat 

Low fat là chế độ ăn ít chất béo. Nếu nhịp tim nhanh ăn theo chế độ này kết hợp với việc xây dựng lộ trình giảm cân lành mạnh sẽ làm giảm nồng độ cholesterol có trong máu và kiểm soát tốt cân nặng để hạn chế chứng nhịp tim nhanh. 

Chế độ ăn Low fat giúp người bị nhịp tim nhanh sớm ổn định nhịp tim

Chế độ ăn Low fat giúp người bị nhịp tim nhanh sớm ổn định nhịp tim

Theo đó, chế độ Low fat cân ăn giảm các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và đồ ngọt để thay bằng món luộc, hấp đồng thời chọn ăn các loại sữa tách béo, phô mai gầy, sữa chua ít béo và tăng khẩu phần trái cây, rau, củ trong chế độ ăn. 

2.3. Ăn chế độ ăn nhiều trái cây ít đường, đậu và ngũ cốc 

So với các loại tinh bột tinh chế thì tinh bột giàu chất xơ sẽ hấp thu chậm hơn và có chỉ số tinh bột thấp nên khi đi vào cơ thể sau khi ăn nó không làm tăng đường huyết nhanh. Nhịp tim nhanh nên ăn gì chọn tinh bột giàu chất xơ sẽ rất phù hợp.

Nhóm tinh bột giàu chất xơ gồm:

-  Thực phẩm chế biến từ lúa mì như bánh mì, yến mạch, mì ống, lúa mạch,...

- Ngũ cốc như: đậu xanh, đậu tương, kê, ngô, đậu đũa,...

- Các loại rau quả tươi như đậu đũa, cà tím, cần tây, bắp cải, xà lách,...

2.4. Ăn thịt trắng nhiều hơn thịt đỏ

So với tinh bột thì chất đạm cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn nên người bị nhịp tim nhanh cần hạn chế lượng chất này trong chế độ ăn hàng ngày, nhất là những người mắc bệnh trao đổi chất mạnh như rối loạn chuyển hóa, cường giáp,...

Người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nhịp tim nhanh nên ăn gì phù hợp với hiện trạng sức khỏe của mình

Người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nhịp tim nhanh nên ăn gì phù hợp với hiện trạng sức khỏe của mình

Chất đạm có nhiều trong các loại thịt nhưng thịt đỏ là loại chứa lượng lớn chất béo bão hoà dễ làm tăng cholesterol máu nên không tốt cho hệ tim mạch. Do đó nên chọn ăn thịt trắng thay vì ăn thịt đỏ. Ngoài ra, người bị nhịp tim nhanh nên ăn gì cũng cần chọn các loại protein có nguồn gốc thực vật như: đậu lăng, đậu hà lan, đậu nành,... để thay thế cho protein động vật.

2.5. Chọn thực phẩm nhiều Kali và Magie

Đối với việc kiểm soát và ổn định nhịp tim, Magie có vai trò rất lớn. Vì thế khi nhịp tim nhanh nên ưu tiên chọn thực phẩm giàu Magie như: cải bó xôi, rau diếp, cải xoong, măng tây, lúa mì, dưa chuột, bí ngô, củ cải, hạnh nhân, quả bơ, mâm xôi, cần tây, lê, cam, dứa, đu đủ,...

Bên cạnh Magie thì Kali cũng là loại khoáng chất giúp cho cơ tim được thư giãn sau khi bị canxi kích thích. Do đó, để tránh làm tăng nhịp tim thì thực phẩm giàu Kali cũng cần được bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Các loại thực phẩm giàu Kali gồm: đậu lăng, quả bơ, cà chua, đậu đỏ, dưa hấu, cam, quả mâm xôi, cải bó xôi,... Cần lưu ý rằng chuối và khoai tây cũng rất giàu Kali và Magie nhưng lại có chỉ số đường huyết cao nên người có nhịp tim nhanh kết hợp tiểu đường hoặc béo phì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Nói tóm lại, tham khảo nhịp tim nhanh nên ăn gì là cần thiết để hỗ trợ ổn định nhịp tim hiệu quả. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhịp tim nhanh trong đó có những nguyên nhân xuất phát từ yếu tố bệnh lý. Vì thế, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được đánh giá chính xác tình trạng của mình và có những tư vấn chính xác.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.