Tin tức

Lời khuyên của bác sĩ: Nên làm gì khi bị viêm nang lông?

Ngày 18/05/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Lỗ chân lông bị viêm nhiễm, nhiều vùng da nổi mẩn đỏ là các triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm nang lông. Làn da sần sùi khiến nhiều chị em cảm thấy ái ngại. Vậy, bạn nên làm gì khi bị viêm nang lông? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh ngoài da này, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

1. Tìm hiểu về viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các nang lông thuộc vùng da đầu, mặt, tay, chân,… Đây là một trong những bệnh ngoài da phổ biến do nhiều loại vi khuẩn, nấm gây nên. Khi bị bệnh, trên da sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ, thậm chí là mụn mủ ngay tại lỗ chân lông. Không chỉ vậy, bạn còn gây ngứa ngáy, khó chịu tại vùng da đó.

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, hệ bài tiết sẽ bị rối loạn và hình thành nên các ổ áp xe. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng gây rụng lông và để lại các vết sẹo lồi, lõm tại vùng da đó.

Viêm nang lông là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các nang lông thuộc vùng da đầu, mặt, tay, chân,…

Viêm nang lông là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các nang lông thuộc vùng da đầu, mặt, tay, chân,…

Nguyên nhân gây viêm nang lông:

Để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, bạn nên tìm hiểu về các nguyên nhân điển hình dưới đây:

Vi sinh vật dễ dàng xâm nhập và gây bệnh khi lỗ chân lông bị tổn thương. Staphylococcus là một trong những thủ phạm dẫn đến bệnh này. Ngoài ra, còn có nhiều loại virus, nấm và ký sinh trùng tấn công vào nang lông và gây viêm.

Đồng thời, bệnh cũng xảy ra khi lỗ chân lông bị bít tắc, không thể vươn ra khỏi da để mọc ở bên ngoài. Do đó, chúng cuộn tròn lại và mọc ngược vào trong dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ, ngứa.

Một số yếu tố gây hư hại nang lông và làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà bạn nên tránh như:

  • Môi trường sống bị ô nhiễm, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật phát triển, đồng thời làm tăng tiết bã nhờn gây bít lỗ chân lông.

  • Nhổ lông, cạo lông không đúng cách làm tổn thương nang lông.

  • Mặc quần áo quá chật khiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài, từ đó làm tắc lỗ chân lông.

  • Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da có thành phần kích thích hoặc do cơ thể dị ứng với thuốc.

  • Trầy xước, côn trùng đốt chích tạo vết thương hở.

  • Mắc các bệnh về da, bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch cũng có nguy cơ bị viêm nang lông.

Triệu chứng viêm nang lông:

Bệnh xảy ra ở nhiều vùng da trên cơ thể nên các biểu hiện của viêm nang lông cũng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng chung giúp bạn nhận biết bệnh:

  • Vùng da bị viêm nang lông bắt đầu xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ dày đặc và có thể lan rộng sang các vùng da khác.

  • Trong trường hợp nhiễm trùng, tại nang lông sẽ hình thành các ổ áp xe. Khi mụn mủ vỡ ra và khô lại sẽ tạo ra các lớp vẩy sần sùi trên da gây mất thẩm mỹ.

  • Các sợi lông không thể mọc ra ngoài ở vùng da bị viêm mà chỉ xoắn lại vào trong gây ngứa ngáy.

  • Khi sờ vào các nốt mụn nhọt, người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu.

Trong trường hợp nhiễm trùng, tại nang lông sẽ hình thành các ổ áp xe

Trong trường hợp nhiễm trùng, tại nang lông sẽ hình thành các ổ áp xe

2. Bạn nên làm gì khi bị viêm nang lông?

Vậy, bạn nên làm gì khi bị viêm nang lông? Dưới đây là một số phương pháp điều trị, bạn có thể lựa chọn và áp dụng sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình:

Điều trị tại nhà:

Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như:

  • Để tình trạng viêm nhiễm không lan rộng, bạn nên vệ sinh da đúng cách bằng xà phòng.

  • Bạn có thể dùng một tấm khăn ấm áp lên da để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy.

  • Mặc áo quần thoáng mát, rộng rãi, đồng thời không nên sử dụng chung khăn tắm, khăn mặt, tránh lây nhiễm bệnh.

  • Thường xuyên tắm rửa, chăm sóc tóc và râu sạch sẽ.

  • Không cạo hoặc nhổ lông tại vùng da bị viêm, nếu cạo râu bạn nên bôi thêm kem dưỡng.

Khi cạo râu, bạn nên sử dụng kem dưỡng để hạn chế gây tổn thương nang lông

Khi cạo râu, bạn nên sử dụng kem dưỡng để hạn chế gây tổn thương nang lông

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị viêm nang lông hiệu quả như:

- Dầu dừa:

Dầu dừa chứa một lượng lớn vitamin E có tác dụng cấp ẩm và làm mềm da. Không chỉ vậy, acid lauric có trong dầu dừa còn có khả năng diệt khuẩn kháng viêm hiệu quả. Do đó, người bị viêm nang lông nên sử dụng loại dầu này để giảm viêm nhiễm và giúp da khỏe mạnh.

Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Đầu tiên, bạn chỉ cần thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm một vài giọt tinh dầu dừa.

  • Sau đó, massage nhẹ nhàng từ 5 - 10 phút để tinh dầu thẩm thấu vào bên trong.

  • Cuối cùng rửa sạch vùng da bị viêm với nước.

Để có một làn da mịn màng và giảm bớt tình trạng viêm nang lông, bạn nên thực hiện cách làm này hàng ngày. Ngoài ra bạn có thể kết hợp dầu dừa với nước cốt chanh hoặc tinh dầu hương thảo đều cho hiệu quả tốt.

Người bị viêm nang lông nên sử dụng dầu dừa để giảm viêm nhiễm và giúp da khỏe mạnh

Người bị viêm nang lông nên sử dụng dầu dừa để giảm viêm nhiễm và giúp da khỏe mạnh

- Lá trầu không:

Chất kháng viêm chứa trong lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn và diệt nấm gây hại cho làn da. Do đó để giảm bớt tình trạng viêm nhiễm và cảm giác ngứa ngáy, bạn nên sử dụng lá trầu không dựa vào hướng dẫn dưới đây:

  • Rửa sạch 5 - 6 lá trầu không đã được chuẩn bị từ trước.

  • Giã nát lá trầu với một ít muối.

  • Sau đó, cho hỗn hợp vừa giã vào một chiếc khăn mỏng rồi chà xát nhẹ lên vùng da bị viêm.

  • Tiếp tục chà xát như vậy khoảng 15 phút thì rửa sạch vùng da đó bằng nước.

Để cho hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện cách làm này cứ 3 lần/ tuần.

Điều trị bằng thuốc:

Nếu phương pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc như: thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc giảm viêm, kem bôi ngoài da, dung dịch sát khuẩn,…

Dựa vào tình trạng viêm nhiễm tại nang lông, mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên sử dụng loại thuốc nào. Tuyệt đối, bạn không nên tự ý mua thuốc về nhà sử dụng để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị khác:

Đối với những trường hợp tái phát nhiều lần, chị em nên cân nhắc sử dụng các phương pháp điều trị hiện đại hơn như: triệt lông bằng tia laser, điều trị viêm nang lông bằng ánh sáng sinh học hay thực hiện tiểu phẫu,…

Chắc hẳn, lúc đọc xong bài viết bạn đã biết mình nên làm gì khi bị viêm nang lông. Nếu phát hiện triệu chứng của bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời. Tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của làn da.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.