Tin tức

Mẹ bầu ăn tỏi được không? Cần lưu ý những gì?

Ngày 02/12/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tỏi không chỉ giúp món ăn thơm ngon hơn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu vẫn băn khoăn về việc bổ sung tỏi trong chế độ ăn. Vậy bà bầu ăn tỏi được không? Nên ăn bao nhiêu và cần lưu ý những gì?

1. Bà bầu ăn tỏi được không?

Tỏi được đánh giá là một bài thuốc kháng khuẩn tự nhiên vì trong tỏi có chứa alistatin - chất kháng sinh tự nhiên, cùng với một số dưỡng chất khác như vitamin A, vitamin B, garlicin, i-ốt hữu cơ,... Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ hình thành những cục máu đông.

Tỏi giúp phòng ngừa hình thành cục máu đông

Tỏi giúp phòng ngừa hình thành cục máu đông

Đối với thắc mắc “bầu ăn tỏi được không”, các chuyên gia giải đáp rằng, phụ nữ mang thai có thể ăn tỏi nhưng chỉ ăn một lượng nhỏ. Tốt nhất chỉ nên dùng tỏi như một loại gia vị, kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác tạo nên những món ăn thơm ngon mỗi ngày. Thông thường, ăn từ 2 đến 4 tép tỏi tươi (tương đương 600 - 1.200mg tỏi) sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.

Tuyệt đối không nên sử dụng quá nhiều tỏi, chẳng hạn dùng nhiều tỏi để làm thuốc chữa bệnh hay bôi quá một lượng lớn tỏi lên da,... Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, việc ăn tỏi được đánh giá là an toàn hơn so với những giai đoạn sau. Trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, nếu bà bầu ăn quá nhiều tỏi có thể dẫn đến một số vấn đề như loãng máu, hạ huyết áp. Cách tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết rằng, có nên bổ sung tỏi trong chế độ ăn hay không. Tùy vào cơ địa sức khỏe của mẹ bầu, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp.

2. Một số lợi ích sức khỏe của tỏi đối với mẹ bầu

Nếu ăn tỏi đúng cách, mẹ bầu có thể nhận được một số lợi ích sức khỏe như sau:

- Giảm nguy cơ tiền sản giật: Phụ nữ mang thai thường rất lo lắng về nguy cơ tiền sản giật. Đây là vấn đề có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu bổ sung tỏi đúng cách, có thể góp phần làm giảm nguy cơ huyết áp cao trong thai kỳ.

Phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật nhờ ăn tỏi

Phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật nhờ ăn tỏi

- Giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc phải những vấn đề về tim mạch: Trong tỏi có chứa rất nhiều allicin. Do đó, việc bổ sung loại thực phẩm này sẽ có tác dụng giảm và kiểm soát mức cholesterol trong cơ thể. Bên cạnh đó, ăn tỏi với liều lượng phù hợp cũng có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

- Phòng ngừa nguy cơ ung thư: Tỏi vốn là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và có công dụng phòng ngừa ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản và dạ dày,... Để nhận được công dụng phòng ngừa ung thư, mẹ bầu cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung tỏi đúng cách.

- Hạn chế nguy cơ cảm cúm và nhiễm trùng: Những thành phần dưỡng chất trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, tiêu diệt và hạn chế hoạt động của vi khuẩn có hại. Từ đó, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ hoạt động hiệu quả hơn, phòng tránh được cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh nhiễm trùng.

Ăn tỏi giúp mẹ bầu phòng ngừa cảm cúm

Ăn tỏi giúp mẹ bầu phòng ngừa cảm cúm

- Tỏi có chứa Allicin, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng nấm, chẳng hạn như nấm âm đạo, hội chứng mẫn cảm với nấm,...

- Phòng tránh tình trạng rụng tóc: Hợp chất allicin có trong tỏi cũng góp phần hỗ trợ tình trạng rụng tóc, đồng thời thúc đẩy mọc tóc con, giúp mẹ bầu có một mái tóc khỏe đẹp hơn.

- Giảm mệt mỏi: Phụ nữ trong quá trình mang thai thường rất dễ bị ốm nghén, mệt mỏi với một số triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn,... Nếu ăn tỏi đúng cách, mẹ bầu có thể cải thiện được những triệu chứng này và có cảm giác khỏe mạnh hơn.

- Tốt cho sự phát triển của trẻ: Tỏi có chứa nhiều Axit folic sẽ giúp hệ thần kinh và hệ vận động của thai phát triển tốt. Bên cạnh đó, chiết xuất từ tỏi có thể kích thích tế bào nhau thai phát triển và phòng ngừa nguy cơ sinh con nhẹ cân.

3. Ăn tỏi nhiều gây ra tác dụng phụ như thế nào?

Tỏi giống như con dao hai lưỡi. Nếu ăn đúng cách, mẹ bầu không chỉ được thưởng thức những món ăn thơm ngon mà còn nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng từ tỏi. Khi lựa chọn mua tỏi, mẹ bầu cần lưu ý chọn những củ tỏi tươi, chắc và khô. Tỏi phải chín già mới có hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng tốt nhất.

Ăn quá nhiều tỏi có thể gây đau bụng, ợ nóng

Ăn quá nhiều tỏi có thể gây đau bụng, ợ nóng

Ngược lại, nếu ăn quá nhiều tỏi, mẹ bầu có thể gặp phải những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, có thể kể đến như sau:

- Tỏi có thể gây dị ứng và một số vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng, ợ nóng,...

- Nếu ăn tỏi trong giai đoạn cuối của thai kỳ có thể gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tiết sữa, thay đổi vị sữa.

- Trong tỏi có chứa allicin vì thế thực phẩm này được đánh giá là chất làm loãng máu tự nhiên. Nếu ăn quá nhiều tỏi, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng chảy máu khó kiểm soát trong quá trình sinh nở, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu.

- Bôi tỏi ngoài da quá liều lượng có thể gây viêm hoặc bỏng da. Do đó, không nên bôi tỏi ngoài da để tránh những rủi ro không đáng có.

- Ăn quá nhiều tỏi còn có thể dẫn tới tình trạng huyết áp thấp khiến mẹ bầu dễ bị sốc và ngất xỉu.

Trên đây là những thông tin giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc “bầu ăn tỏi được không” và một số lưu ý để hạn chế tác dụng phụ của loại thực phẩm này. Để được tư vấn thêm về vấn đề chăm sóc thai sản hay có nhu cầu khám thai, mẹ bầu có thể liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Từ khoá: huyết áp ung thư

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.