Tin tức

Mọi điều nên biết trước khi làm xét nghiệm kiểm tra chức năng gan

Ngày 21/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Gan đảm đương nhiều chức năng cần thiết cho sự sống của cơ thể nên khi cơ quan này bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Chính vì thế, việc kiểm tra chức năng gan có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm bất thường tại đây để kịp thời điều trị ngăn chặn những biến chứng ấy.

1. Kiểm tra chức năng gan là gì, khi nào cần thực hiện?

Kiểm tra chức năng gan là xét nghiệm được thực hiện bằng cách đo nồng độ protein và enzyme có trong máu do gan sản sinh ra. Enzyme này là một loại protein đặc biệt có tác dụng như chất xúc tác giúp thúc đẩy phản ứng của cơ thể. Kết quả đo nồng độ enzym trong máu sẽ cho biết về mức độ tổn thương cũng như khả hoạt của gan.

Gan đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với cơ thể

Gan đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với cơ thể

Thực hiện kiểm tra chức năng gan định kỳ mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với sức khỏe:

- Theo dõi và phát hiện tình trạng tổn thương gan.

- Chẩn đoán nguyên nhân khiến chức năng gan bị rối loạn để có phương án điều trị phù hợp.

- Phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn về gan như: xơ gan, ung thư gan,… để tìm ra phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

- Cung cấp căn cứ giúp bác sĩ theo dõi hiệu quả điều trị bệnh về gan cho bệnh nhân.

2. Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan dành cho ai, gồm những loại nào?

2.1. Ai nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra chức năng gan?

Hầu hết các trường hợp được chỉ định thực hiện xét nghiệm kiểm tra chức năng gan khi thăm khám có dấu hiệu lâm sàng cảnh báo bệnh lý về gan hoặc tầm soát bệnh lý nguy hiểm có liên quan đến gan như:

- Người có triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan: vàng mắt, vàng da, hạ sườn phải bị đau tức, chán ăn, khó tiêu, mệt mỏi, chướng bụng, thường xuyên buồn nôn hoặc bị nôn liên tục, nước tiểu có màu sẫm,…

- Tầm soát chức năng gan cho những người gia đình có tiền sử đối với các bệnh lý về gan.

- Theo dõi chức năng gan ở một số người có đời sống quan hệ tình dục không an toàn, nghiện bia rượu, truyền máu không an toàn, tiêm chích ma túy,...

- Theo dõi sức khỏe của người có khả năng mắc một số bệnh lý: béo phì, thừa cân, tiểu đường, huyết áp cao,…

- Theo dõi sự tác động của một số loại thuốc đến gan.

- Người bị bệnh lý có liên quan tới túi mật.

2.2. Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan gồm những loại nào?

Để kiểm tra chức năng gan, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ xem xét chỉ định những xét nghiệm sau:

2.2.1. Xét nghiệm đánh giá mức độ hoại tử tế bào gan

Người bệnh sẽ tiến hành xét nghiệm máu để đo hai chỉ số cơ bản là AST và ALT:

Xét nghiệm chỉ số AST và ALT giúp xác định mức độ hoại tử của tế bào gan

Xét nghiệm chỉ số AST và ALT giúp xác định mức độ hoại tử của tế bào gan

- AST: có nhiều ở gan, cơ vân, cơ tim, thận, tụy, não, phổi, hồng cầu và bạch cầu. Chỉ số AST được xem là bình thường khi ở khoảng dưới 40 UI/L.

- ALT: chủ yếu hiện diện ở bào tương của gan nên nồng độ ALT đặc hiệu và nhạy hơn so với chỉ số AST trong các bệnh lý về gan. Chỉ số ALT được xem là bình thường khi ở dưới 40 UI/L.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra thêm một số thông số khác để đánh giá tình trạng hoại tử ở gan, như: - LDH, ALT/LDH, Ferritin,...

2.2.2. Xét nghiệm khảo sát chức năng khử độc và bài tiết của gan

Các loại xét nghiệm thường được thực hiện với mục đích này gồm:

- Bilirubin huyết thanh: đây là sản phẩm chuyển hóa của enzyme và hemoglobin. Kết quả soi chiếu cụ thể như sau: 

+ Chỉ số bình thường:

Bilirubin toàn phần (TP): 0.8 - 1.2 mg/dL (5 - 17 mmol/L).

Bilirubin GT: 0.6 - 0.8 mg/dL.

Bilirubin TT: 0.2 - 0.4 mg/dL.

+ Chỉ số Bilirubin huyết thanh tăng:

Bilirubin GT tăng (dưới 15 mg/dL): bất bình thường  trong quá trình sản xuất Bilirubin.

Bilirubin TT tăng: liên quan đến bệnh lý gan mật.

- Bilirubin niệu

Nếu kết quả xét nghiệm có sự hiện diện của Bilirubin niệu thì gợi ý về bệnh lý gan mật

- Urobilinogen

Chất này do Bilirubin chuyển hóa ở ruột sau đó được tái hấp thu và bài tiết qua nước tiểu. Nếu bị tắc mật hoàn toàn sẽ không xuất hiện thông số này trong nước tiểu. Nồng độ Urobilinogen bình thường trong khoảng 0.2 - 1.2 UI, nếu Urobilinogen trong nước tiểu tăng chủ yếu do tán huyết, bệnh về gan hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.

2.2.3. Xét nghiệm chẩn đoán chức năng gan

- ALP 

Đây là một loại enzyme thủy phân các ester phosphate ở môi trường pH = 9. Bình thường, nồng độ ALP trong khoảng 25 - 85 UI/L. Nếu ALP tăng gấp 3 - 10 lần thì nó phản ánh tình trạng tắc mật ở trong hoặc bên ngoài gan. Nếu ALP tăng nhẹ hoặc tăng gấp 2 lần bình thường thì có thể xuất phát từ xơ gan, viêm gan, di căn hoặc một số vấn đề khác.

Kiểm tra chức năng gan định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường tại gan

Kiểm tra chức năng gan định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường tại gan

- GGT, g-GT 

Chỉ số GGT ở mức bình thường là 50 U/L đối với nam giới và 30 U/L đối với nữ giới. Sự tăng giảm GGT thường xảy ra ở người nghiện rượu mạn tính, dùng thuốc gây cảm ứng với enzyme trong gan, tắc mật hoặc gan nhiễm mỡ không do rượu.

- NH3 máu (amoniac máu)

Yếu tố này do quá trình chuyển hóa của protein trong cơ thể và vi khuẩn sống ở đại tràng sản xuất ra. Ở gan, NH3 được khử độc bằng cách chuyển thành urê đào thải qua thận. Chỉ số NH3 máu bình thường trong khoảng 5 - 69 mg/dL. Nếu NH3 tăng về nồng độ thì nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý về gan.

2.2.4. Xét nghiệm chức năng tổng hợp

- Globulin huyết thanh

Bình thường, chỉ số globulin huyết thanh trong khoảng 20 - 35 g/L. Nếu xơ gan hoặc có bệnh lý về gan thì chỉ số globulin sẽ tăng lên.

- Albumin huyết thanh

Bình thường, chỉ số albumin khoảng 35 - 55 g/L. Khi chỉ số này giảm sẽ gợi ý bệnh gan mạn tính hoặc tổn thương nặng ở gan. Chỉ số albumin giảm còn có thể do xơ gan cổ trướng hoặc bị thoát vào dịch báng, suy dinh dưỡng hoặc mất albumin qua đường tiểu một cách bất thường.

Bên cạnh những xét nghiệm có tác dụng kiểm tra chức năng gan trên đây thì tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra khác như sinh thiết gan, siêu âm, chụp CT scan,… để khảo sát chất lượng gan vào thời điểm trước khi tiến hành phẫu thuật cắt/ghép gan,…

2.3. Khi kiểm tra chức năng gan cần chú ý

Để đảm bảo tính chính xác của các kết quả xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, cần chú ý:

- Tốt nhất nên kiểm tra chức năng gan vào sáng sớm. 

- Trước khi làm xét nghiệm nên nhịn ăn tối thiểu 4 - 6 giờ, buổi trước của ngày xét nghiệm nên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu.

- Trước khi xét nghiệm 6 - 8 giờ không được hút thuốc, không được dùng chất kích thích.

- Tạm dừng sử dụng mọi loại thuốc cho đến khi làm xong xét nghiệm kiểm tra chức năng gan.

Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện kiểm tra chức năng gan có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, vừa tiết kiệm thời gian, công sức đi lại vừa chủ động sắp xếp thời gian xét nghiệm mà không lo ảnh hưởng đến công việc của mình. Ngoài ra, cũng qua số điện thoại này, quý khách có thể chia sẻ mọi băn khoăn liên quan đến bệnh lý tại gan, tổng đài viên của bệnh viện luôn sẵn lòng giải đáp chi tiết.

Từ khoá: mệt mỏi buồn nôn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.