Tin tức
Một số loại thuốc hạ đường huyết và lưu ý khi dùng
- 03/05/2023 | Gợi ý 4 cách hạ đường huyết nhanh tại nhà dễ thực hiện
- 20/05/2023 | Hạ đường huyết nên ăn gì và cần tránh những thực phẩm nào?
- 23/05/2023 | Hạ đường huyết: Nguyên nhân - triệu chứng và cách điều trị
- 20/06/2023 | Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ
1. Một số thông tin cơ bản về tiểu đường
Tiểu đường hay đái tháo đường là dạng bệnh xảy ra khi lượng đường trong máu vượt ngưỡng bình thường theo các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường. Sở dĩ có tình trạng này là do cơ thể thiếu hụt hoặc giảm đáp ứng với insulin.
Điều này sẽ dẫn tới sự rối loạn trong chuyển hóa các chất như: đạm, đường, mỡ, chất khoáng của cơ thể. Tức là trong quá trình người bệnh ăn uống hàng ngày, các thực phẩm không được chuyển hóa tạo ra năng lượng khiến cho lượng đường trong máu sẽ tích tụ ngày càng nhiều.
Kiểm soát thông số về lượng đường trong máu là rất cần thiết trong theo dõi bệnh
Hậu quả là khiến nguy cơ tổn thương các cơ quan trong cơ thể như: thận, mắt, thần kinh,... và các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch tăng lên.
Bệnh tồn tại dưới hai thể chính, gồm:
- Tiểu đường type 1: gặp phổ biến ở trẻ em và những người trẻ, dưới 20 tuổi với các triệu chứng đột ngột, tiến triển khá nhanh chóng.
- Tiểu đường type 2: thường phổ biến hơn ở đối tượng trên 40 tuổi với những triệu chứng đôi khi không rõ ràng.
Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp ở những phụ nữ đang mang thai (tiểu đường thai kỳ). Lúc này, các hormone nữ sẽ hoạt động mạnh và gia tăng tác động lên các thụ thể insulin, dẫn tới kháng insulin và tích tụ đường trong máu. Hầu hết hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khi sinh, tuy nhiên người mẹ cần được theo dõi sát và tuân thủ chế độ ăn cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ.
2. Thuốc hạ đường huyết thường dùng hiện nay
Đối với đái tháo đường, các thuốc hạ đường huyết có vai trò quan trọng. Hiện nay, một số loại được chỉ định dùng phổ biến gồm:
Thuốc có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm với insulin
Gồm các loại:
- Metformin (Biguanide):
- Thường được chỉ định với những trường hợp bệnh type 2. Chúng có tác dụng khiến quá trình tổng hợp glucose ở gan giảm đi và tăng độ nhạy với insulin. Đồng thời, có thể phòng chống nguy cơ xấu cho tim mạch do có khả năng giảm hấp thu triglyceride và cholesterol xấu.
- Thuốc không được chỉ định với những người bị suy thận, đồng thời có thể gây khó tiêu hoặc tiêu chảy, chán ăn.
- Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1
- Có tác dụng kích thích quá trình tăng tiết insulin của cơ thể và làm giảm sự thèm ăn, có thể dùng cho cả người béo phì.
- Thuốc có thể gây buồn nôn hoặc đau bụng và không được chỉ định với người bị một số bệnh, chẳng hạn: suy thận, u, ung thư tuyến giáp.
- Thuốc Thiazolidinedione (TZD)
- Giúp giảm glucose máu, tăng độ nhạy với insulin của cơ thể.
- Có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như: tăng cân đột ngột, sưng phù, suy giảm thị lực hoặc nguy cơ suy tim,...
- Thuốc Dipeptidyl peptidase-4 (DDP-4)
- Cũng có tác dụng giúp tăng tiết insulin.
- Tác dụng phụ: có thể khiến dị ứng hoặc mẩn đỏ, ngứa,...
Tất cả các loại thuốc đều phải thận trọng khi dùng
Nhóm thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu chất béo và glucose
- Thuốc ức chế men alpha - glucosidase: Có thể khiến cho quá trình phân giải carbohydrate thành glucose tại ruột non bị ức chế, từ đó, đường huyết trong máu hạn chế nguy cơ tăng đột ngột.
- Thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase: tác dụng trong việc khiến cho chất béo có thể dễ dàng được hấp thu qua ruột, đồng thời, đào thải những chất chất béo chưa được tiêu hóa ra bên ngoài nhanh hơn.
Nhóm thuốc có tác dụng tăng tiết insulin
Từ việc khiến cơ thể tăng tiết insulin, có thể mang lại tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa, hạn chế nguy cơ tích tụ đường, gồm hai loại phổ biến là: sulfonylureas và Glinides.
Insulin
Đây là insulin được sản xuất dưới dạng tiêm dưới da với tác dụng nhanh, chậm hoặc bán chậm. Tùy vào mục tiêu điều trị mà bác sĩ sẽ lựa chọn một hay nhiều loại để phối hợp điều trị cho bệnh nhân với các liều cá thể hóa.
3. Sử dụng thuốc hạ đường huyết, người bệnh cần lưu ý những gì?
Có thể nói, trong quá trình điều trị, việc dùng thuốc hạ đường huyết là không thể bỏ qua. Tuy nhiên, dùng sao cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn là điều cần chú trọng.
Theo đó, với bệnh tiểu đường, người bệnh nên lưu ý:
- Tuân thủ đúng chỉ định, không tự ý mua thuốc dùng hoặc tăng liều bởi có thể dẫn tới hệ quả khôn lường. Không những vậy, như trên đã nói, mỗi loại thuốc lại có thể mang tới tác dụng phụ khác nhau và có những đối tượng cần thận trọng, không được chỉ định.
Nên uống thuốc vào một thời điểm cố định để tránh quên.
- Có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hoặc sữa hỗ trợ nếu được bác sĩ cho phép.
Cùng với thuốc, trong đời sống hàng ngày, người bệnh cũng có thể kiểm soát bệnh thông qua các cách như:
Về ăn uống
Đặc biệt lưu ý tới cả chất và lượng của đồ ăn sao cho kiểm soát được lượng carbohydrate, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ. Trong đó:
- Với nhóm đường bột: nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, gạo còn vỏ cám,... chú trọng cách chế biến luộc, hấp. Nếu đã ăn khoai sắn thì nên cắt bớt hoặc thay cho cơm.
- Với thịt cá: nên ăn cá, thịt nạc trắng, chế biến theo kiểu hấp, luộc, không nên ăn nội tạng.
- Với thực phẩm chứa chất béo, đường: nên chọn loại chất béo không bão hòa như: dầu cá, dầu đậu nành, oliu.
- Rau củ: nên ăn nhiều, ăn sống hoặc luộc, hấp, nếu là rau trộn thì không nên dùng sốt.
- Hoa quả: nên ăn hoa quả chưa qua chế biến và tránh các loại ngọt như: xoài chín, sầu riêng, mít,...
- Sữa: nếu cần tăng cường thêm sữa, cần chọn loại dành riêng cho bệnh tiểu đường. Hiện nay, có không ít loại sữa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
Chế độ ăn đòi hỏi phải được kiểm soát nghiêm ngặt
Về vận động
Việc vận động không chỉ có thể giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng mà còn góp phần kiểm soát cân nặng. Chính vì vậy, nên chọn những cách phù hợp với tình trạng sức khỏe, chẳng hạn: đạp xe, đi bộ,... Nên duy trì việc vận động mỗi ngày từ 30 tới 45 phút.
Một điều không thể bỏ qua đối với người đái tháo đường đó là duy trì tái khám, kiểm tra định kỳ để bác sĩ có thể đánh giá tình hình, kịp thời đưa ra chỉ định, điều chỉnh. Đồng thời, nếu vẫn đang dùng thuốc nhưng cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường thì cần tới cơ sở y tế ngay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
