Tin tức

Mức độ nguy hiểm của bệnh Lupus ban đỏ

Ngày 18/01/2021
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Không ít người hiện nay thắc mắc bệnh Lupus ban đỏ sẽ có biến chứng nguy hiểm như thế nào? Phương pháp điều trị bệnh Lupus ở giai đoạn cuối ra sao và có hiệu quả hay không? Cùng Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

1. Khái quát về căn bệnh Lupus ban đỏ 

Lupus ban đỏ là một trong những căn bệnh tự miễn mạn tính nguy hiểm do chưa có thuốc đặc trị. Bình thường, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể đặc hiệu nhằm chống lại các vật lạ xâm nhập. Tuy nhiên, ở người bị Lupus, kháng thể mất khả năng phân biệt các vật lạ - quen, vì vậy hệ miễn dịch sẽ tự tấn công chính mình. Từ đó, các mô liên kết của nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ bị tổn thương. 

Lupus dạng đĩa là một trong những triệu chứng của Lupus ban đỏ hệ thống gặp ở thể mạn tính với những biểu hiện nhẹ trên da. Tuy nhiên, trường hợp biến chứng nội tạng như tim, phổi, thận,... sẽ có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh Lupus ban đỏ là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra tổn thương đa phủ tạng trong trường hợp biến chứng xảy ra

Lupus ban đỏ là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra tổn thương đa phủ tạng trong trường hợp biến chứng xảy ra

Các trường hợp mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống hiện nay chiếm tỷ lệ cao hơn và xuất hiện khoảng 90% ở nữ giới, nhất là trong độ tuổi từ 20 - 30.  Lupus ban đỏ hệ thống gây ra sự ảnh hưởng gần như toàn bộ các cơ quan của cơ thể tùy vào mức độ phát triển và khả năng tấn công của bệnh. Các trường hợp biến chứng nặng sẽ dẫn đến tổn thương, suy đa phủ tạng và có không ít ca bệnh Lupus ban đỏ tử vong ở giai đoạn này. 

2. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống 

Các trường hợp bệnh Lupus ban đỏ sẽ có nguy cơ tổn thương đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể và gây nguy hiểm cho tính mạng. 

Hệ thần kinh 

Sự tấn công của Lupus đến hệ thần kinh của cơ thể sẽ gây các biểu hiện:

  • Người bệnh mất khả năng tập trung, xuất hiện các cơn động kinh và vắng ý thức.

  • Tâm trạng dễ bị thay đổi, xảy ra hiện tượng rối loạn thần kinh.

  • Các vấn đề bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên có thể gặp với người bị Lupus ban đỏ hệ thống.

Mắt 

Những thay đổi và biến chứng ở mắt có thể xảy ra với bệnh nhân Lupus ban đỏ bao gồm: 

  • Xung quanh mắt có thể lõm sâu, thâm đen hoặc vùng da gần mắt thay đổi tính chất. 

  • Khoảng 25% bệnh nhân bị khô mắc, 28% thay đổi tĩnh mạch võng mạc. 

  • Viêm giác mạc, đục thủy tinh thể, suy giảm thị lực hoặc mất khả năng nhìn hoàn toàn vẫn có nguy cơ xảy ra nhưng với tỷ lệ thấp. 

  • Dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình kiểm soát của mắt chịu ảnh hưởng, mắt mờ. Một số người bị bệnh Lupus ban đỏ có thể xuất hiện hội chứng Sjogren (mất khả năng sản xuất nước mắt). 

Khoang miệng 

Đa số các bệnh nhân bị Lupus ban đỏ xuất hiện hàng loạt các biểu hiện liên quan đến khoang miệng như loét, viêm, khô, sưng, nhiễm trùng,... Có khoảng gần 45% số bệnh nhân bị Lupus ban đỏ có biểu hiện lở miệng thường xuyên khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc Corticosteroid để điều trị trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến người bị Lupus gặp vấn đề khoang miệng. 

Bệnh nhân bị Lupus xảy ra các vấn đề liên quan đến khoang miệng

Bệnh nhân bị Lupus xảy ra các vấn đề liên quan đến khoang miệng

Máu 

Những bệnh nhân bị Lupus ban đỏ có thể gặp các vấn đề về máu như sau: 

  • Hàm lượng tế bào hồng cầu dưới mức bình thường dẫn đến thiếu máu. 

  • Các kiểm tra cho kết quả với tốc độ máu lắng tăng cao.

  • Giảm bạch cầu hoặc giảm tiểu cầu khiến cho máu khó đông. 

Hệ tim mạch 

Các biến chứng ở tim mạch thường gặp ở hầu hết các trường hợp bệnh Lupus ban đỏ giai tổn thương phủ tạng và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Các vấn đề bao gồm cao huyết áp, Cholesterol, tiểu đường,... là yếu tố góp phần khiến cho người bị Lupus dễ mắc bệnh tim mạch. Thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim, tràn dịch,... là những biến chứng phổ biến ở tim, tình trạng này kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến suy tim.

Phổi

Có hơn một nửa số người bị Lupus mắc các vấn đề về phổi, nhất là vào giai đoạn cuối. Các bệnh lý xảy ra ở phổi khi bị Lupus có thể gặp bao gồm, viêm, sưng màng bao quanh phổi, viêm mô phổi, huyết khối trong tĩnh mạch phổi, tràn dịch,... Tình trạng suy hô hấp có thể xảy ra ở các bệnh nhân Lupus trong trường hợp nặng.

Thận 

Biến chứng thận là một trong số các biểu hiện phổ biến ở người bị Lupus ban đỏ. Các bệnh lý ở thận như viêm cầu thận, thận hư,... có thể khiến cơ thể giữ nước ở nhiều vị trí hay toàn thân. Đặc biệt, người bị biến chứng thận có thể xuất hiện các triệu chứng như tăng cân nhanh chóng, phù chân, tay, mắt, tiểu máu,... Các trường hợp biến chứng thận sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ và tiến triển sang suy thận.

Biến chứng Lupus ở thận có thể dẫn đến sưng phù một số bộ phận như tay, chân, mặt,...

Biến chứng Lupus ở thận có thể dẫn đến sưng phù một số bộ phận như tay, chân, mặt,...

Xương khớp 

Các vấn đề liên quan đến xương khớp là biểu hiện thường gặp  với hầu hết bệnh nhân Lupus ban đỏ. Người bị Lupus có thể phát sinh dẫn đến viêm khớp dạng thấp, viêm gân, bao hoạt dịch, hội chứng ống cổ tay, ống cổ chân, loãng xương,... Những người bị Lupus ban đỏ sử dụng Corticosteroid trong thời gian dài có thể dẫn đến teo cơ. 

3. Điều trị bệnh Lupus ban đỏ giai đoạn cuối 

Các trường hợp Lupus ban đỏ hệ thống đến nay chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tất cả các phương pháp được áp dụng điều trị hiện nay nhằm ngăn chặn các đợt phát, cải thiện triệu chứng và giảm những tác động nguy hiểm đến nội tạng có thể xảy ra.

  • Thuốc chống viêm, giảm đau không Steroid có hiệu quả tốt với những biến chứng ở cơ, khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần phải chú ý uống thuốc theo toa và sự tư vấn của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày

  • Thuốc Corticosteroid có tác dụng điều trị mạnh và thường được chỉ định trong các trường hợp nặng. Mặc dù vậy, các tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, tá tràng, loãng xương, rạn da, tăng nguy cơ nhiễm trùng, hội chứng Cushing,... gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người bị Lupus. 

  • Thuốc chống sốt rét như Hydrochloroquin có tác dụng trong điều trị các vấn đề liên quan đến cơ, xương, khớp ở người bị Lupus. Tuy nhiên, HCQ cũng không loại trừ khả năng gây tác dụng phụ, đặc biệt là ảnh hưởng mắt.

Cách chữa trị bệnh Lupus ban đỏ khi có biến chứng phủ tạng thường để lại nhiều tác dụng phụ nên cần sự tư vấn cụ thể của chuyên gia

Chữa Lupus ban đỏ khi có biến chứng phủ tạng thường để lại nhiều tác dụng phụ nên cần sự tư vấn cụ thể của chuyên gia 

Tùy vào từng tác động và tổn thương nội tạng với mức độ khác nhau ở người bệnh Lupus ban đỏ giai đoạn cuối mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bạn muốn hỏi thêm ý kiến của chuyên gia, có thể gọi đến hotline: 1900.56.56.56 để được gặp bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.