Tin tức

Nên hay không nên cho trẻ bú đêm - chủ đề gây tranh cãi giữa các mẹ bỉm sữa

Ngày 11/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thật khó khăn cho những bà mẹ sau sinh với nhiều vấn đề cần quan tâm. Trong đó, cho trẻ bú đêm - một trong những điều gây nhiều tranh cãi nhất của các mẹ bỉm sữa hiện nay. Vậy nên hay không nên cho bé cưng ăn vào thời điểm này. Và liệu điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

1. Có an toàn không khi cho trẻ bú đêm?

Một vấn đề luôn luôn thuộc top đầu trong chuyên mục chăm sóc trẻ sơ sinh sao cho tốt của các mẹ bỉm sữa. Do đó, có nên cho trẻ bú đêm hay không đang gây rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.  

Bé ăn đêm làm cho thời gian ngủ của cả bé và mẹ bị rút ngắn lại còn khoảng 3 - 4 tiếng mỗi đêm. Không những vậy bé cũng có thể bị nghẹt thở, hoặc đôi khi bị chèn ép do mẹ ngủ quên trong lúc cho bú, điều này là vô cùng nguy hiểm. 

Trẻ từ lúc sơ sinh đến 6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ cần chất dinh dưỡng đầy đủ nhất để làm nền tảng cho sự phát triển sau này. Tuy nhiên, ở thời điểm này, dạ dày của trẻ vẫn còn nhỏ do đó các mẹ nên chia nhỏ cho trẻ ăn nhiều cử, kể cả cho trẻ bú thêm sữa vào ban đêm. 

Cho trẻ bú đêm có an toàn không là câu hỏi của nhiều bà mẹ

Cho trẻ bú đêm có an toàn không là câu hỏi của nhiều bà mẹ

Mỗi đêm các mẹ có thể cho trẻ bú từ 3 - 4 cữ, kể cả với những trẻ ham ngủ các mẹ vẫn có thể cho chúng bú mà không đánh thức trẻ. Nhẹ nhàng nhấc trẻ lên, cho bú và đặt trẻ trở lại. Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý đôi khi trẻ chỉ mút theo quán tính mà lượng sữa trẻ lấy được không đủ. Với trường hợp này các mẹ có thể tăng số lần bú khi trẻ còn thức ở lần sau. 

Đối với trẻ từ 6 tháng trở đi thời gian này trẻ cần được bổ sung dưỡng chất từ bên ngoài thông qua những loại thức ăn dặm. Do đó, các mẹ có thể rút ngắn số lần cho trẻ bú đêm hoặc ngừng hẳn việc thức trẻ dậy để ăn vào mỗi tối. 

2. Những lợi ích mang lại từ việc cho trẻ bú vào ban đêm

Bên cạnh những bất lợi khi thức trẻ dậy vào ban đêm, việc cho trẻ bú vào ban đêm cũng có một số lợi ích nhất định cho cả mẹ và bé như: 

Kích thích nguồn sữa ở mẹ:

Một trong những lợi ích có thể được kể đến đầu tiên. Tuy lượng sữa trẻ lấy được từ mẹ vào ban đêm không nhiều, nhưng lại kích thích quá trình tiết sữa đều đặn ở mẹ hơn. 

Hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của trẻ: 

Theo một số nghiên cứu cho rằng, lượng sữa trẻ lấy được từ mẹ vào ban đêm chỉ khoảng 20% so với lượng sữa ban ngày. Tuy nhiên, đây là nguồn sữa có chất lượng cao trong việc hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của trẻ. 

Hơn nữa, vào giai đoạn trẻ có khả năng nhận thức trẻ sẽ có dấu hiệu ham chơi và lười ăn vào ban ngày. Do đó, đêm đến là lúc các mẹ có thể bổ sung bù lượng dinh dưỡng cho trẻ. Với cách này, trẻ cũng sẽ ngủ ngon giấc hơn, không quái khóc, không bị thức giấc do đói đêm gây ra. 

Cho trẻ bú đêm giúp trẻ không quái khóc do đói, giấc ngủ được lâu hơn

Cho trẻ bú đêm giúp trẻ không quái khóc do đói, giấc ngủ được lâu hơn

3. Một số mẹo nhỏ nhưng hữu dụng khi cho trẻ bú đêm mà các mẹ nên biết

Khá vất vả cho các mẹ khi phải chăm lo cho trẻ vào ban đêm, đặc biệt là những mẹ bỉm mới làm mẹ lần đầu. Dưới đây là một số cách giúp cả mẹ và bé thoải mái hơn, các mẹ có thể tham khảo như: 

Cho bé bú ở tư thế ngồi thoải mái: 

Tựa lưng với vài chiếc gối và bế bé ở tư thế thoải mái nhất sẽ giúp bạn đỡ mỏi hơn, bé cũng được bú một cách thoải mái hơn.

Cho trẻ bú nằm với tư thế nghiêng:

Các mẹ có thể thay đổi tư thế nằm nếu việc ngồi lâu làm mẹ mỏi lưng. Đặt hai chiếc gối dưới đầu và nằm nghiêng sang một bên, sau đó đặt bé sau cho cằm bé vừa chạm vào ngực bạn. 

Tạo tư thế thuận tiện nhất khi cho trẻ bú đêm giúp cả mẹ và trẻ được thoải mái

Tạo tư thế thuận tiện nhất khi cho trẻ bú đêm giúp cả mẹ và trẻ được thoải mái

Không đặt đồng hồ trong tầm mắt: 

Nghe có vẻ vô lý, nhưng cách này có tác dụng khá lớn trong việc ổn định tinh thần của bạn. Ở giai đoạn này, bạn rất dễ bị stress bởi bất kỳ nguyên nhân nào và việc chờ trẻ bú trong thời gian khá lâu cũng là một trong những nhân tố làm bạn mệt mỏi

Không gian ngủ của trẻ nên tối hoặc ánh sáng mờ: 

Không để đèn quá sáng trong phòng ngủ của trẻ, hãy tắt hẳn đèn hoặc để đèn ngủ với ánh sáng mờ sẽ giúp trẻ dễ dàng ngủ lại sau khi chúng được bú no. Bên cạnh đó, không gian ngủ của trẻ phải cực kỳ yên tĩnh, tránh các âm thanh ồn ào có thể làm trẻ thức giấc. 

Chọn những bộ quần áo ngủ rộng rãi, thoải mái: 

Những bộ quần áo ngủ cho mẹ phải thật rộng rãi hoặc phần ngực áo có thể mở ra một cách dễ dàng, nhanh chóng. 

Chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết:

Những dụng cụ bạn thường xuyên dùng đến trong đêm như tã, sữa cho trẻ,... Bạn nên đặt chúng trong tầm tay, tránh trường hợp đến lúc cần mới lọ mọ để lấy. 

Có thể bé con của bạn sẽ không đủ kiên nhẫn để bạn lấy những thứ đó mà khóc toán lên. 

Ngủ bù bất cứ khi nào nếu có thể:

Việc cho trẻ bú vào ban đêm sẽ khiến các mẹ bỉm sữa không ngủ đủ giấc vào ban đêm. Do đó, hãy tranh thủ ngủ hoặc chợp mắt bất cứ khi nào trẻ ngủ, như lúc trưa chẳng hạn. Việc này sẽ giúp các mẹ giảm stress, luôn luôn tỉnh táo và thoải mái hơn. 

Những giấc ngủ ngắn hỗ trợ các mẹ bỉm sữa chăm sóc bé cưng dễ dàng hơn

Những giấc ngủ ngắn hỗ trợ các mẹ bỉm sữa chăm sóc bé cưng dễ dàng hơn

Suy cho cùng, cho trẻ bú đêm cũng có những lợi ích cố định cho bé cưng mà các mẹ chúng ta khó lòng bỏ qua. Chúng tôi hy vọng, qua bài viết trên các mẹ sẽ tìm được cho mình một vài mẹo hay để có thể hoàn thành “nghĩa vụ cao cả” của mình một cách dễ dàng nhất.

Trong trường hợp có những bất thường liên quan đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, hoặc có nhu cầu tư vấn tiêm chủng cho con, mẹ có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.