Tin tức
Người bị COPD khó thở khi nào, cách chẩn đoán và điều trị
- 21/10/2020 | Những điều không thể bỏ qua về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
- 13/02/2021 | Phương pháp điều trị COPD an toàn và hiệu quả nhất
- 04/05/2021 | COPD là gì? Hút thuốc lá sẽ bị COPD?
- 04/04/2021 | Làm thế nào để phân biệt hen suyễn và COPD?
- 27/03/2023 | COPD là gì - Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
1. Tìm hiểu chung về bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
1.1. Khái quát bệnh lý
COPD được viết tắt theo cụm từ Chronic Obstructive Pulmonary Disease, là tình trạng tắc nghẽn phổi mạn tính. Người mắc bệnh hay bị khó thở, do đường thở bị thu hẹp, nghiêm trọng hơn là suy hô hấp.
Đường thở của người mắc COPD thường bị thu hẹp
Dựa theo đặc điểm tổn thương, COPD thường được phân loại thành 2 nhóm tổn thương cơ bản. Bao gồm:
- Hội chứng khí phế thũng: Bệnh lý gây tắc phổi mạn tính khiến chức năng của phổi bị suy giảm, túi khí ở phổi bị tổn thương, dần dần diện tích bề mặt phổi bị thu hẹp. Kéo theo đó, lượng oxy trao đổi với máu cũng giảm xuống.
- Viêm phế quản mạn tính: Phần niêm mạc tại ống phế quản xuất hiện tình trạng viêm gây sưng, đỏ, tích tụ dịch nhầy. Trong đó, chất nhầy này được xem là tác nhân khiến đường thở bị hẹp lại.
1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu dẫn bệnh lý tắc phổi mạn tính COPD thường là:
- Nhóm yếu tố nội tại: Đơn cử như tình trạng gen bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết.
- Nhóm yếu tố tác động từ bên ngoài: Cơ thể thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, làm việc trong môi trường ô nhiễm,...
Khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây COPD
Trong đó, hầu hết người bị mắc COPD đều liên quan đến khói thuốc. Nếu hút hơn 20 điếu thuốc/ngày, bạn có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.
1.3. Triệu chứng
Nếu phổi chưa bị tổn thương, triệu chứng ở người bệnh chưa thực sự rõ ràng. Khi phổi bị tắc nghẽn, các dấu hiệu mới rõ nét hơn, cụ thể như:
- Khó thở, nhất là khi thực hiện hoạt động thể chất.
- Ngực bị tức.
- Hơi thở khò khè.
- Thường xuyên ho, kèm theo đờm.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Cân nặng giảm không rõ nguyên nhân.
- Mắt cá, bàn chân có xu hướng bị sưng.
- Cảm thấy ớn lạnh hoặc cơ thể lên cơn sốt nhẹ.
- Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp có xu hướng xuất hiện thường xuyên.
2. Người bị COPD khó thở khi nào?
Triệu chứng khó thở liên tục xuất hiện khi bệnh lý bắt đầu trở nặng. Ban đầu, người bệnh chỉ bị khó thở khi hoạt động mạnh, cố gắng làm việc. Theo thời gian, cơn khó thở ngày càng dày đặc, ngay cả khi đang nằm nghỉ.
Người bị COPD khó thở khi nào là thắc mắc thường thấy
Theo nghiên cứu đăng tải trên Hiệp hội Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu (PCSR), tình trạng khó thở ở người mắc COPD được phân chia từ mức 0 đến mức 5.
- Mức 0: Triệu chứng khó thở chưa xuất hiện khi người bệnh đi cầu thang.
- Mức 1: Triệu chứng khó thở bắt đầu xuất hiện khi người bệnh leo cầu thang lên tầng thứ 2 trở đi.
- Mức 2: Người bệnh cảm thấy khó thở khi phải đi lên dốc.
- Mức 3: Người bệnh khó thở ngay cả khi đi bộ.
- Mức 4: Triệu chứng khó thở nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh phải dừng lại tạm nghỉ khi đang đi bộ.
- Mức 5: Người bệnh thấy khó thở ngay cả khi làm công việc đơn giản hàng ngày như chải đầu, đánh răng,...
3. Biến chứng có thể gặp phải ở người bị COPD
COPD nếu không được điều trị sớm sẽ gây các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đơn cử như:
- Tràn khí màng phổi: Khi nhu mô phổi bị tổn thương kéo dài, có thể khiến căng giãn, thậm chí vỡ các bóng khí dẫn tới sự thông thương giữa khí quản và màng phổi gây tràn khí màng phổi, tính trạng này có thể dẫn tới xẹp phổi và nguy cơ tử vong.
- Ảnh hưởng đến tim mạch: Tổn thương nghiêm trọng tại phế nang và phế quản có thể gây áp lực liên hệ tuần hoàn phổi, khiến tim phải làm việc gắng sức. Đây là nguyên nhân khiến tim thường xuyên phải làm việc quá mức. Theo thời gian, người bệnh dễ bị suy tim, nhẹ hơn là giãn tim.
- Giảm sút tuổi thọ: Phần phần lớn người mắc COPD chỉ phát hiện bệnh khi bệnh đã chuyển nặng. Hiệu quả điều trị khi đó không còn cao, tỷ lệ sống thêm 5 năm của người bệnh thấp.
- Suy giảm chức năng vận động: COPD có khả năng khiến bệnh nhân bị tàn phế, phải sống dựa vào sự trợ giúp của người xung quanh, tăng nguy cơ mắc trầm trầm.
4. Tiên lượng điều trị của người mắc COPD
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách thức điều trị dứt điểm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy vậy, người bệnh vẫn có thể duy trì cuộc sống bình thường nếu thực hiện can thiệp y tế kịp thời, duy trì dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính
5.1. Chẩn đoán
Đầu tiên, bác sĩ thường dựa vào triệu chứng, độ tuổi, thăm hỏi tiền sử thói quen dùng thuốc lá hoặc môi trường làm việc để đưa ra chẩn đoán ban đầu. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc COPD, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm khác. Chẳng hạn như:
- Đo chức năng hô hấp hay hô hấp ký: Đây là loại hình xét nghiệm cho phép bác sĩ chẩn đoán, phân biệt COPD với những bệnh lý liên quan đến phổi khác. Đồng thời, từ kết quả phân tích, bác sĩ có thể đánh giá mức độ của tình trạng nghẽn phế quản, kiểm tra tiến triển bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Một số kỹ thuật khác: Chẳng hạn như chụp X-quang phổi, xét nghiệm máu, điện tim, chụp CT phổi, đo khí máu động mạch,...
Chuyên gia phân tích phim chụp CT phổi
Từ kết quả xét nghiệm kết hợp khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh nhân bị COPD giai đoạn đầu hay đã tiến triển nặng.
5.2. Điều trị
Tuy rằng không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu duy trì dùng thuốc kết hợp từ bỏ thói quen không tốt cho phổi, người bị COPD vẫn có thể hạn chế tác động tiêu cực của bệnh lý đến sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là một vài phương pháp điều trị COPD phổ biến:
- Điều trị bằng thuốc kháng sinh: Thường áp dụng khi người bệnh xuất hiện triệu chứng nhiễm khuẩn tại phế quản phổi.
- Dùng ống hít và thuốc: Nhằm giúp người bệnh dễ thở hơn. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp, thường là thuốc giãn phế quản, Corticoid,...
- Dùng một số loại thuốc hỗ trợ: Chẳng hạn như thuốc long đờm, thuốc giúp cải thiện triệu chứng.
- Thở oxy hoặc thở máy: Áp dụng khi tình trạng bệnh đã chuyển nặng.
- Can thiệp phẫu thuật, ghép phổi: Có thể được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp. Ví dụ như khi bóng khí đã lớn, bệnh nhân có nguy cơ gặp phải biến chứng tràn khí màng phổi.
Người bị COPD thường phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Ngoài ra, người bệnh cũng nên từ bỏ thuốc lá, hạn chế làm việc trong môi trường ô nhiễm để cải thiện tình trạng bệnh.
6. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Bên cạnh nguyên nhân do yếu nội tại, phần lớn người bị COPD thường là do tác động của yếu tố khách quan. Vì vậy, bạn có thể chủ động phòng ngừa bệnh lý này thông qua những thay đổi trong thói quen sinh hoạt. Chẳng hạn như:
- Không hút thuốc lá, từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
- Hạn chế tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất độc hại.
- Mang đồ bảo hộ đầy đủ khi làm việc trong môi trường tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.
- Tiêm vắc xin phòng cúm, phế cầu theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đặc biệt là đối tượng người già và trẻ em, người mắc bệnh lý về phổi.
- Duy trì thói quen tập thể dục, thực hiện các bài tập hít thở để cải thiện chức năng hệ hô hấp.
Hy vọng rằng từ chia sẻ của MEDLATEC, bạn đã biết rõ người bị COPD khó thở khi nào. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD dễ gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu người bệnh điều trị kịp thời. Tuy rằng không thể điều trị dứt điểm nhưng thông qua một vài biện pháp can thiệp, người bệnh vẫn duy trì được cuộc sống bình thường.
Hiệu quả điều trị bệnh sẽ phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện bệnh. Do đó, khi nhận thấy có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC thăm khám sớm. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!