Tin tức

Nguyên nhân gây đau khớp háng thường gặp và cách điều trị

Ngày 16/07/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Háng là khu vực nằm giữa bụng và chân, gồm 5 nhóm cơ kết hợp hoạt động để chân di chuyển nhịp nhàng. Do đó, tình trạng đau khớp háng ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát hoạt động hai chân và đi lại của người bệnh. Nguyên nhân gây đau khớp háng chủ yếu là chấn thương cơ học, tuy nhiên cần cẩn thận với bệnh lý tại vùng cơ quan này.

1. Nguyên nhân gây đau khớp háng

Đau khớp háng thực tế không phải là tình trạng sức khỏe hiếm gặp, triệu chứng này phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào. Khu vực háng gồm 5 loại cơ giữ vai trò khác nhau trong việc kiểm soát và đảm bảo hoạt động đi lại của chân gồm: cơ thon, cơ khép ngắn, cơ khép dài, cơ khép lớn và cơ lược.

1.1. Đau khớp háng không phải do bệnh lý ở háng

Nguyên nhân gây khớp háng chủ yếu là do chấn thương cơ học, đặc biệt thường gặp ở những vận động viên thể thao có động tác liên quan hoặc hoạt động thể chất quá mức. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân đau háng do tổn thương cơ, dây chằng hoặc gân ở khu vực háng.

Những tổn thương này thường chưa ảnh hưởng đến xương háng, chủ yếu là chấn thương vật lý khi làm việc, luyện tập hoặc thực hiện động tác quá mức dẫn đến căng cơ, giãn dây chằng hoặc các điểm bám gân ở háng. Các vận động viên với cường độ luyện tập cao là đối tượng dễ gặp phải chấn thương gây đau khớp háng này nhất.

Các môn thể thao yêu cầu hoạt động cơ khớp háng nhiều và hay gặp chấn thương này bao gồm: vận động viên bóng bầu dục, bóng đá, khúc côn cầu,…

nguyên nhân gây đau khớp háng

Đa phần đau khớp háng do chấn thương

1.2. Đau khớp háng do nguyên nhân bệnh lý 

Đau khớp háng do bệnh lý thường nghiêm trọng, điều trị khó khăn hơn nhiều so với những cơn đau do chấn thương. Các bệnh lý dễ dẫn tới đau khớp háng bao gồm:

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là bệnh phổ biến gặp ở người cao tuổi do quá trình hoạt động kéo dài dẫn đến mòn khớp, khiến lớp sụn khớp mỏng dần đến biến mất. Khi khe khớp hẹp nhỏ, xuất hiện gai xương, tình trạng đau khớp háng sẽ xảy ra ở mức độ nghiêm trọng.

Thoái hóa khớp háng thường gây đau đớn nghiêm trọng

Thoái hóa khớp háng thường gây đau đớn nghiêm trọng

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng thường bị đau nặng, hạn chế vận động, nhất là các vận động khó liên quan đến xương khớp háng. Bệnh nhân cần được phẫu thuật, thay háng nhân tạo để khắc phục.

Viêm khớp dạng thấp

Nhiều người cho rằng, viêm khớp dạng thấp chỉ xảy ra ở cột sống lưng, xương chi dưới, song xương háng cũng có thể chịu ảnh hưởng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh cho tổn thương vùng này là tình trạng đau, sưng khớp, cứng khớp tại 1 thời điểm nhất định.

Cần điều trị sớm nếu đau khớp háng do viêm khớp dạng thấp, nếu không bệnh có thể tiến triển nặng khiến khớp bị biến dạng.

Bệnh lý khớp háng ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể gặp phải bệnh lý khớp háng ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ xương cũng như khả năng đi lại bình thường của trẻ sau này. Bệnh lý này thường gây thoái hóa khớp ở mức độ chậm, song gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Đây là dạng tổn thương mạch máu nuôi chỏm xương đùi xảy ra sau chấn thương như gãy cổ xương đùi, trật khớp háng,… nhưng đôi khi là do tự phát. Bệnh nhân không chỉ bị đau khớp háng nặng mà còn bị hạn chế vận động.

Khi chụp X-quang, có thể quan sát tình trạng chỏm xương đùi biến dạng, khe khớp hẹp.

Nguyên nhân đau háng do thoát vị bẹn

Chứng đau khớp háng cũng có thể là do thoát vị bẹn, đây là tình trạng lớp niêm mạc hoặc ruột di chuyển khỏi khoang bụng, lọt và có thể mắc kẹt ở ống bẹn. Tình trạng này gây sức ép cho các cơ vùng háng, đồng thời có thể nhiễm trùng, sưng to gây đau.

Nguyên nhân khác gây đau khớp háng

Đau khớp háng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như: viêm ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, chèn ép dây thần kinh liên quan, sưng hạch bạch huyết, gãy nứt xương ở gần háng, viêm khớp xương háng, u nang buồng trứng ở nữ,…

2. Chẩn đoán đau khớp háng như thế nào?

Tìm ra nguyên nhân gây đau khớp háng là điều quan trọng để điều trị hiệu quả không dẫn đến biến chứng nặng. Vì thế các trường hợp đau kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động cơ thể thì cần đi khám tìm nguyên nhân.

Chẩn đoán đau khớp háng bằng chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán đau khớp háng bằng chẩn đoán hình ảnh

Đầu tiên, hãy miêu tả rõ ràng nhất triệu chứng đau khớp háng mà bạn gặp phải, bác sĩ sẽ xem xét các phương pháp chuyên sâu để kiểm tra.

Chẩn đoán hình ảnh

Các thăm dò như chụp X-quang, siêu âm, chụp MRI,... sẽ được thực hiện để tìm nguyên nhân gây đau khớp háng là do chấn thương tạm thời có thể tự hồi phục hay bệnh lý cần điều trị.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu sẽ giúp xác định cơn đau khớp háng có liên quan đến nhiễm trùng hay không, nếu có cần điều trị nhiễm trùng kết hợp. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng có mục đích để tìm nguyên nhân khác như viêm khớp dạng thấp, thiếu calci.

3. Điều trị đau khớp háng như thế nào cho hiệu quả?

Điều trị khắc phục đau khớp háng như thế nào hiệu quả còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có 2 biện pháp cơ bản sau:

3.1. Điều trị đau khớp háng không phẫu thuật

Nhiều phương pháp có thể cải thiện cơn đau khớp háng mà không cần phẫu thuật như:

Giảm cân

Giảm cân giúp giảm áp lực trọng lượng cơ thể nên các khớp háng và từ đó giảm đau hiệu quả.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để khớp háng có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi, bệnh nhân nên hạn chế đi bộ đường dài, chơi môn thể thao nặng hay leo cầu thang. 

Vật lý trị liệu có thể cải thiện đau khớp háng hiệu quả

Vật lý trị liệu có thể cải thiện đau khớp háng hiệu quả

Vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, nhiệt trị liệu, laser có thể cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau khớp háng do viêm hoặc tổn thương khác.

Thuốc uống

Cơn đau khớp háng có thể được cải thiện bằng các loại thuốc kháng viêm và giảm đau như aspirin, naproxen hay ibuprofen. Tuy nhiên các thuốc này có thể gây tác dụng phụ, không nên lạm dụng dùng không theo chỉ định của bác sĩ.

3.2. Điều trị đau khớp háng bằng phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định điều trị đau khớp háng nếu các biện pháp không phẫu thuật không đem lại hiệu quả tốt hoặc tổn thương nghiêm trọng cần điều trị nhanh.

Nguyên nhân gây đau khớp háng có thể là chấn thương vật lý hoặc bệnh lý. Nếu do chấn thương vật lý, nghỉ ngơi và vận động phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng đau dần dần. Tuy nhiên nếu đau khớp háng do bệnh lý, cần điều trị tích cực để tránh biến chứng đến khả năng vận động.

Do đó, khi bị đau khớp háng, tốt nhất bạn nên sớm đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy của bệnh nhân khi thăm khám các vấn đề về xương khớp.

Chuyên khoa hội tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, tiêu biểu như PGS.TS Nguyễn Mai Hồng (nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch hội Loãng xương Hà Nội) chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội điều trị mới cho bệnh nhân.

Để được tư vấn trực tiếp về các bệnh lý xương khớp cũng như các thông tin sức khỏe khác, khách hàng vui lòng liên hệ 1900565656 để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.