Tin tức

Nhiễm giun tóc: tác hại và cách phòng tránh

Ngày 09/07/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Giun tóc là một trong những loại ký sinh trùng có thể sống ở cơ thể người, động vật và gây ra những tác hại nghiêm trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu thông tin về loại ký sinh trùng này là điều cần thiết để phòng tránh các vấn đề liên quan. Những thông đó sẽ có trong bài viết của MEDLATEC ngay sau đây.

1. Tìm hiểu về giun tóc

Bệnh giun tóc là một trong những bệnh lý phổ biến ở Việt Nam. Việc trang bị những kiến thức về giun tóc sẽ giúp bạn phòng tránh mắc bệnh lý này tốt hơn.

Giun tóc là gì?

Giun tóc có tên khoa học là Trichuris trichiura, là một loại giun tròn thường ký sinh ở hệ tiêu hoá của con người. Đây là một trong những loại ký sinh trùng phổ biến ở những quốc gia có khí hậu nóng ẩm, trong đó có Việt Nam, tuy nhiên mức độ nguy hiểm mà nó mang lại là không quá nghiêm trọng.

Giun tóc là một loại ký sinh trùng phổ biến ở các nước có khí hậu nóng ẩm

Giun tóc là một loại ký sinh trùng phổ biến ở các nước có khí hậu nóng ẩm

Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm loại giun này ở các nước nhiệt đới là khác cao. Cụ thể, ở Việt Nam đây là một loại ký sinh trùng thường gặp, có tới hàng triệu ca mắc các vấn đề liên quan đến giun tóc.

Trứng giun tóc có lớp vỏ khá dày, hình quả cau và có màu vàng đậm, 2 đầu trứng là 2 nút nhầy trong suốt. Sau khi thụ tinh xong trứng sẽ cùng với phân đi ra ngoài, sau đó trứng sẽ biến thành ấu trùng nếu có điều kiện phát triển tốt, và có thể quay trở lại lây nhiễm cho con người thông qua đường ăn uống. Thông thường, trứng giun mất 2 tuần để phát triển ở môi trường ngoài.

Giun tóc có thể ký sinh ở đại tràng và manh tràng, một số thì ký sinh ở ruột thừa, hiếm khi ký sinh ở ruột non. Loại ký sinh này này sẽ lấy dinh dưỡng thông qua việc hút máu bằng cách cắm đầu vào thành ruột, còn phần đuôi sẽ lơ lửng trong lòng ruột. 

Khi ấu trùng giun thông qua đường ăn uống, xâm nhập được vào lòng ruột, nó sẽ tiến hành thoát vỏ tại ruột non và tiếp tục đi đến đại tràng, manh tràng và phát triển ở đó. Thời gian để 1 trứng giun phát triển đến giai đoạn trưởng thành chỉ mất 1 tháng nhưng chúng có thể ký sinh trong cơ thể người tới 5 năm.

Tại sao lại nhiễm giun tóc?

Con người là nguồn bệnh duy nhất của giun tóc. Một số người cho rằng, loài giun này còn có nguồn bệnh khác là một số loài động vật như là khỉ, lợn, chim,... Tuy nhiên, quan điểm này vẫn chưa được chứng thực và công nhận.

Như đã đề cập ở trên, giun tóc lây nhiễm qua đường ăn uống. Cụ thể là thông qua các thực phẩm chưa được nấu chín, không đảm bảo vệ sinh, không rửa tay sạch trước khi ăn. Khi nhiễm Trichuris trichiura, nhẹ thì tổn thương không đáng kể, nặng có thể hoại tử, gây phản ứng viêm ở niêm mạc ruột.

Ăn uống là con đường lây lan chính của giun tóc

Ăn uống là con đường lây lan chính của giun tóc

Dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm giun tóc

Giun tóc khi ký sinh có thể gây kích thích và làm tổn thương lớp niêm mạc đại trạng, và có các triệu chứng tương tự với hội chứng lỵ amip. Cụ thể là đau bụng, tần suất đi vệ sinh nặng nhiều, lượng phân ra ít, có lẫn nhầy máu. Đối với bệnh nhân bị nhiễm giun nặng, toàn bộ khung đại tràng đều có sự ký sinh của Trichuris trichiura.

Đặc biệt, người bệnh có thể đi ngoài 20 - 30 lần trong 1 ngày, đây được xem là triệu chứng lâm sàng điển hình của nhiễm giun tóc. Ở một số bệnh nhân, có xuất hiện hiện tượng mót rặn liên tục do niêm mạc bị kích thích. Do vậy, khi thấy sự bất thường của hệ tiêu hoá bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Thêm vào đó, những tổn thương niêm mạc do giun tóc gây nên có thể gây nhiễm khuẩn thứ phát, tạo điều kiện cho các vi khuẩn đường ruột như lao, tả, hàn xuất hiện. Đồng thời, loại giun này còn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý khác như viêm ruột thừa.

Người bị nhiễm giun tóc có thể đi vệ sinh 2- -30 lần trong 1 ngày

Người bị nhiễm giun tóc có thể đi vệ sinh 2- -30 lần trong 1 ngày

Ngoài ra, tình trạng nhiễm giun tóc khi chuyển biến nặng có thể gây ra tình trạng thiếu máu, số lượng hồng cầu bị suy giảm, tỷ lệ huyết sắc tố thấp (dưới 40%). Lúc này, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện như mệt mỏi, phù nhẹ và đi kèm với hội chứng lỵ. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, vì đa phần trường hợp nhiễm loại ký sinh này đều không có triệu chứng lâm sàng điển hình cũng như mức độ nguy hiểm không đáng kể. 

2. Cách phòng tránh nhiễm giun tóc

Để phòng tránh nhiễm giun tóc bạn cần:

  • Có thói quen tẩy giun định kỳ cho các thành viên trong gia đình, ít nhất 6 tháng 1 lần và 1 năm 2 lần.
  • Hạn chế mầm bệnh phát tán bằng việc giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, thường xuyên dọn dẹp, quét dọn nhà cửa, vườn tược sạch sẽ. 
  • Quản lý chặt chẽ chất thải, mỗi hộ gia đình đều có nhà vệ sinh riêng, đạt chuẩn, tuyệt đối không được phóng uế bừa bài.
  • Không được dụng phân tươi chưa qua ủ kỹ để bón phân cho cây trồng. 
  • Không để ruồi bâu vào đồ ăn thức uống, nếu đã bị ruồi nhặng bâu vào thì không nên ăn. 
  • Không để các vật nuôi như cho, lợn, gà,...thả phân làm ô nhiễm môi trường.
  • Cần rửa thực phẩm với nguồn nước sạch và ăn chín uống sôi, không ăn các thực phẩm đã hư hỏng, ôi thiu.
  • Chú ý giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không để trẻ bò lê la ở dưới đất, không nên đi chân đất. Không nên để móng tay quá dài, trang bị bảo hộ lao động khi làm những công việc có tiếp xúc với đất.

Nên có thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Nên có thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Giun tóc có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của chúng ta. Vì thế, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và có thói quen sinh hoạt sạch sẽ, hợp vệ sinh. Đặc biệt, bạn và gia đình nên tẩy giun định kỳ ít nhất 6 tháng để loại bỏ giun tóc cũng như các loại ký sinh trùng có hại khác.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp các dịch vụ xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, trong đó có xét nghiệm giun sán. MEDLATEC tự hào là một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín trong cả nước. Với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, đạt quy chuẩn ISO 15189:2012 và chứng nhận CAP (Hoa Kỳ), đảm bảo đưa ra kết quả chính xác, kịp thời. 

Để đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ 1900 56 56 56.

Từ khoá: giun tóc

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.