Tin tức

Những tác dụng phụ của viên sắt

Ngày 14/10/2011
DS. Hoàng Thu
Hiện nay trên thị trường viên sắt II sulfat có dạng viên nén bao phim, viên nang (dùng cho người lớn) và dạng siro (dùng cho trẻ em). Trong viên sắt II sulfat thường có sự phối hợp với acid folic (để hạn chế sự rối loạn tiêu hóa thường có liên quan với hầu hết các chế phẩm sắt uống và đề phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folat) hoặc vitamin C (giúp tăng sự hấp thu sắt và cung cấp vitamin C) hoặc hỗn hợp vitamin B...
 

Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt trong các trường hợp cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai.


 Phụ nữ có thai cần bổ sung viên sắt.


Tuy nhiên khi dùng viên sắt II sulfat cần chú ý:


- Thận trọng dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn. Viên nén bao phim giải phóng chậm trong cơ thể gây độc cho người cao tuổi hoặc người có chuyển vận ruột chậm; Không uống thuốc khi nằm; Không dùng viên nén, viên nang cho trẻ em dưới 12 tuổi (trẻ em dùng thuốc giọt hoặc siro (hút qua ống); Không dùng cho người  mẫn cảm với sắt II sulfat hoặc trường hợp  cơ thể thừa sắt. 


- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ở đường tiêu hoá như: đau bụng, buồn nôn nôn, táo bón, phân đen (không có ý nghĩa lâm sàng), răng đen (nếu dùng thuốc nước, vì thế nên hút bằng ống hút). Trong rất ít trường hợp thấy nổi ban da.


- Thuốc được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói. Tuy nhiên thuốc lại gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì vậy nên uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với nhièu nước và nuốt nguyên viên (không được nhai viên thuốc khi uống).


- Không dùng phối hợp viên sắt II sulfat với ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin… Uống đồng thời với các thuốc kháng acid như calci carbonat, natri carbonat, magnesi trisilicat hoặc với nước chè có thể làm giảm sự hấp thu sắt. Sắt có thể chelat hóa với các tetracyclin và làm giảm hấp thu của cả hai loại thuốc. Sắt có thể làm giảm hấp thu của penicilamin, carbidopa, levodopa, methyldopa, các quinolon, các hormon tuyến giáp và các muối kẽm.  `     


Theo Sức khỏe và đời sống

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.