Tin tức

Nội soi ruột non - giải pháp tầm soát bệnh lý ruột non không nên bỏ qua

Ngày 14/02/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Nguyễn Thanh Sơn
Nội soi ruột non là một trong những phương pháp nội soi tiêu hóa được sử dụng dành cho những bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương hoặc gặp phải bệnh lý liên quan đến ruột non. Tuy nhiên, để hiểu rõ về phương pháp này thì không phải ai cũng nắm rõ. Vậy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về nội soi ruột non trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tầm quan trọng của việc thực hiện nội soi ruột non

Ruột non là một phần của hệ thống tiêu hóa, với chiều dài trung bình từ 5 - 9m, nối giữa ruột già và dạ dày. Theo kết quả khảo sát, các bệnh lý liên quan đến ruột non như sự xuất hiện của các khối u, viêm ruột non, ung thư ruột non,… ngày càng có xu hướng gia tăng do sự ảnh hưởng từ thói quen ăn uống không lành mạnh và lối sống sinh hoạt không ổn định.

Biểu hiện các bệnh lý nói trên khá cụ thể và rõ ràng, thường là trạng thái đau bụng kéo dài, khó tiêu, đi ngoài ra máu,… nên rất dễ nhầm lẫn thành các vấn đề về tiêu hóa. Ngay cả khi đã thực hiện siêu âm dạ dày hoặc đại tràng cũng rất khó để phát hiện, thậm chí phải cho đến khi người bệnh có những biểu hiện tiêu cực và được chỉ định thực hiện nội soi ruột non thì tình trạng bệnh lý mới được chẩn đoán cụ thể.

Nếu bị đau bụng kéo dài, khó tiêu, đi ngoài ra máu, bạn nên tiến hành nội soi để chẩn đoán nguyên nhân

Nếu bị đau bụng kéo dài, khó tiêu, đi ngoài ra máu, bạn nên tiến hành nội soi để chẩn đoán nguyên nhân

Theo đánh giá của các chuyên gia, kỹ thuật nội soi này là giải pháp hiệu quả nhất để kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu, bệnh lý bất thường tại ruột non, đánh giá chức năng hoạt động cũng như thực hiện tầm soát bệnh lý ung thư ruột non. Chính vì vậy, ngay cả khi cơ thể không có các dấu hiệu bất thường gây ảnh hưởng đến ruột non, bạn cũng nên thực hiện nội soi định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ và theo dõi tình trạng sức khỏe của mình một cách tối ưu nhất.

Kỹ thuật này chỉ định dùng khi người bệnh nghi ngờ bị tổn thương ruột non không gây ra ở dạ dày hay đại tràng

Kỹ thuật này chỉ định dùng khi người bệnh nghi ngờ bị tổn thương ruột non không gây ra ở dạ dày hay đại tràng

2. Các phương pháp nội soi ruột non được sử dụng

Hiện có nhiều kỹ thuật nội soi khác nhau được ứng dụng cho ruột non, trong đó, phổ biến nhất là nội soi ruột non bằng viên nang và bóng đơn.

Nội soi ruột non bằng viên nang

Là phương pháp chẩn đoán không can thiệp, được thực hiện bằng một viên nang nội soi gắn một camera nhỏ với kích thước 11mm x 24mm có khả năng ghi lại được 3 hình/giây trong suốt 11 tiếng đồng hồ. Phương pháp này được dùng để phát hiện và xác định các vị trí chảy máu ẩn, cũng như theo dõi trạng thái của các khối u tại ruột non.

Quy trình thực hiện

Trước khi thực hiện nội soi bằng viên nang, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thiết bị, sau đó cho người bệnh nuốt thiết bị dưới dạng một viên thuốc con nhộng và đeo 1 dây đại có gắn máy để ghi lại dữ liệu. Lúc này, camera có trong viên thuốc sẽ thực hiện nhiệm vụ ghi lại toàn bộ hình ảnh hành trình trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Quá trình này thường sẽ mất từ  7 - 10 tiếng đồng hồ.

Viên nhộng được đào thải ra khỏi cơ thể bệnh nhân qua đường đại tiện như bình thường mà không gặp phải bất cứ khó khăn gì. Hình ảnh được camera ghi nhận được sẽ được lưu trữ và phân tích bằng các phần mềm chuyên dụng. Người bệnh có thể thực hiện sinh hoạt bình thường trong suốt quá trình nội soi như uống nước hoặc ăn nhẹ (chỉ bắt đầu ăn sau 4 tiếng bắt đầu thực hiện nội soi ruột non). Thời gian nội soi kết thúc được tính là khi viên nhộng được lấy ra bên ngoài, trung bình từ 11 - 13 giờ đồng hồ, phụ thuộc vào hoạt động và cơ chế đào thải của người thực hiện nội soi.

Viên nang được sử dụng trong nội soi có kích thước rất nhỏ, người bệnh có thể dễ dàng nuốt cũng như đào thảo ra ngoài

Viên nang được sử dụng trong nội soi có kích thước rất nhỏ, người bệnh có thể dễ dàng nuốt cũng như đào thảo ra ngoài

Ưu và nhược điểm của phương pháp

Nội soi bằng viên nhộng có ưu điểm nổi bật như sau:

  • Không gây đau đớn cho bệnh nhân, tỷ lệ xảy ra các biến chứng trong quá trình nội soi là cực kỳ thấp. 

  • Bệnh nhân không phải bị gây mê và vẫn có thể hoạt động một cách thoải mái ngay khi quá trình nội soi vẫn đang diễn ra.

  • Thích hợp với người bệnh bị mẫn cảm với các phương pháp nội soi can thiệp

  • Hình ảnh thu được là rõ nét, có thể thu được toàn bộ vùng thực quản, ruột non, dạ dày và ruột già.

Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp chính này chính là  việc các vùng hình ảnh thu được phụ thuộc rất nhiều vào nhu động co bóp một chiều của hệ thống tiêu hóa. Chính vì vậy, đôi khi thiết bị không thể ghi nhận đầy đủ nhất hình ảnh tại các vị trí chỉ định do sự di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm của viên nang. Thiết bị có thể gặp trục trặc trong quá trình nội soi vì bị hết pin hoặc lỗi kỹ thuật. Khả năng mắc kẹt viên nang tại các vùng có khối u hoặc sự co hẹp bất ngờ của ruột non là cũng có thể xảy ra.

Phương pháp nội soi ruột non bóng đơn

Là kỹ thuật nội soi ruột non cải tiến được thực hiện qua tiếp cận từ miệng xuống phần ruột non với độ sâu nên tới 80cm, thậm chí có thể thực hiện cả nội soi từ dưới lên trên qua đại tràng đến phần cuối của hồi tràng. Nội soi bóng đơn giúp quan sát toàn bộ vùng ruột và niêm mạc ruột non một cách dễ dàng hơn so với các phương pháp nội soi thông thường. 

Quy trình thực hiện

Người thực hiện siêu âm được gây mê theo yêu cầu của bác sĩ, sau đó mắc monitor theo dõi và nằm theo các tư thế cố định để quá trình nội soi diễn ra một cách thuận lợi nhất có thể. Thông thường, người bệnh sẽ được yêu cầu nằm sang bên trái, chân trên co lại, chân trái được duỗi thẳng.

Bác sĩ đưa máy soi và bóng có bôi trơn qua miệng và điều chỉnh tới vị trí cần quan sát để ghi nhận lại các hình ảnh tại dạ dày, ruột non, tá tang. Đồng thời, thực hiện sinh thiết khi cần mẫu để xét nghiệm. Nếu cần tiếp cận bằng đường hậu môn, máy nội soi sẽ được đưa từ đại tràng lên, thông qua manh tràng sẽ tiếp cận tới vùng tổn thương tại ruột non.

Nội soi ruột non bóng đơn có thể kết hợp đồng thời với việc lấy sinh thiết mẫu và xử lý tổn thương tại ruột non

Nội soi ruột non bóng đơn có thể kết hợp đồng thời với việc lấy sinh thiết mẫu và xử lý tổn thương tại ruột non

Ưu và nhược điểm của phương pháp

Những ưu điểm của nội soi ruột non bóng đơn gồm có:

  • Dễ dàng quan sát toàn bộ vùng ruột non và các vị trí chỉ định hơn so với các phương pháp nội soi khác.

  • Thực hiện được đồng thời sinh thiết hoặc đánh dấu dấu tổn thương, cầm máu, cắt đoạn polyp trong quá trình nội soi. Đây được đánh giá là ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với phương pháp nội soi bằng viên nang.

Bên cạnh đó, nhược điểm của nội soi bóng đơn chính là việc phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao, máy móc hiện đại và thời gian thực hiện là tương đối lâu. Ngoài ra, người bệnh được gây mê toàn thân nên sau nội soi cần được nghỉ ngơi và có thể xuất hiện một vài cảm giác khó chịu hoặc hơi đau tức.

Nội soi ruột non là phương pháp hữu hiệu được chỉ định trong việc kiểm tra, đánh giá sự tổn thương của ruột non, cũng như tầm soát các bệnh lý liên quan. Tuy rằng, các bệnh lý ruột non xảy ra rất ít so với dạ dày hay đại tràng, nhưng bạn cũng không nên chủ quan mà bỏ qua việc thực hiện nội soi định kì bộ phận này nhé.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.