Tin tức

Phòng loét bàn chân do biến chứng đái tháo đường

Ngày 09/06/2016
Thạc sỹ - Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hương
Bệnh nhân Đ.T. H. (sinh năm 1955), đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC kiểm tra sức khỏe trong tình trạng loét bàn chân phải do biến chứng của Đái tháo đường (ĐTĐ).

Biến chứng nguy hiểm của ĐTĐ

Bệnh nhân Đ.T.H có tiền sử ĐTĐ 2 năm nay, khám và điều trị không thường xuyên.  Cách đây khoảng 2 tuần, bệnh nhân xuất hiện vết loét ngón I bàn chân phải.  Khám bàn chân thấy hoại tử khô ngón I, xuất hiện vài ổ loét nhỏ mu bàn chân phải, giảm cảm giác da vùng xung quanh tổn thương.

Sau khi được bác sỹ chuyên khoa chỉ định tiến hành các xét nghiệm cần thiết, kết quả cho thấy: Glucose/máu 13,2 mmol/l; HbA1c 7,2%. Tổng phân tích nước tiểu: glucose/niệu 3+.

Trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến - Trưởng phòng khám quản lý bệnh ĐTĐ - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: “Bệnh nhân ĐTĐ cần khám và điều trị thường xuyên. Biến chứng thần kinh mạch máu ở người ĐTĐ khiến bàn chân của người bệnh rất dễ bị tổn thương và vết thương ban đầu mặc dù rất nhỏ cũng có thể trở thành ổ hoại tử lớn, dẫn đến hậu quả cắt cụt chi. Vì vậy việc chăm sóc bàn chân người bệnh ĐTĐ hết sức quan trọng”.

Phòng biến chứng loét bàn chân ở người Đái tháo đường như thế nào?

- Duy trì đường máu trong giới hạn bình thường.

- Tình trạng giảm, mất cảm giác nông ở bàn chân ở người ĐTĐ khiến không phân biệt được cảm giác nóng, lạnh. Vì vậy, người bệnh ĐTĐ tuyệt đối không được hơ chân gần lửa hoặc ngâm chân nước nóng vì dễ bị bỏng. Bệnh nhân ĐTĐ cần rửa chân và lau khô chân hàng ngày, lau chân bằng khăn mềm. Không dùng kéo cắt móng chân, nên dũa móng chân.

- Biến dạng bàn chân và tình trạng suy van tĩnh mạch khiến máu lưu thông kém dẫn đến tình trạng sưng nề bàn chân khiến việc chọn giày dép khó khăn.

- Tổn thương mạch máu nhỏ, giảm cảm giác vùng bàn chân khiến bàn chân dễ gây tổn thương và khi có tổn thương dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

- Khuyến cáo người bệnh ĐTĐ không đi chân không, cần di chuyển bằng giầy dép mềm, phù hợp để tránh tồn thương bàn chân.

- Không mang giầy cao gót, khi có biến dạng bàn chân cần mang giầy chỉnh hình phù hợp.


- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày đặc biệt là lòng bàn chân.


- Khám bàn chân định kỳ 3 - 6 tháng/lần.


Biến chứng khó lường của ĐTĐ có thể gây ra những hậu quả rất nặng nề

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã  triển khai phòng khám quản lý bệnh ĐTĐ, bệnh nhân sẽ được:

- Bác sỹ chuyên khoa khám, kê đơn điều trị và làm bệnh án theo dõi.

- Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện.

- Nhắc lịch tái khám.

Đối với bệnh nhân khám Bảo hiểm y tế (BHYT) đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện MEDLATEC hoặc có giấy chuyển tuyến được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định hiện hành.

Bệnh nhân có thể đăng ký trực tiếp tại quầy đăng ký hoặc qua tổng đài: 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.