Tin tức

Phương pháp chụp cộng hưởng từ có hại không?

Ngày 05/12/2019
BS Trần Văn Thụ, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Tham vấn y khoa: ThS.BS Đỗ Đức Linh
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho ra những dữ liệu có giá trị tham khảo cao trong khám chữa bệnh. Tuy vậy, chụp cộng hưởng từ có hại không và cần lưu ý gì khi chụp?

1. Chụp cộng hưởng từ là gì? Ưu điểm của phương pháp này?

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp sử dụng tần số phát có giá trị bằng sóng vô tuyến và một từ trường mạnh để điều khiển hoạt động điện từ của hạt nhân nguyên tử Hidro. 

Sau khi nhân nguyên tử Hidro được điều khiển thì bức xạ ra năng lượng để hệ thống máy có thể thu thập và tính toán. Chuyển toàn bộ dữ liệu này thành dạng hình ảnh thì ta kết thúc quá trình chụp.

Phương pháp chụp cộng hưởng từ có hại không?

Máy chụp cộng hưởng từ

Sử dụng máy chụp cộng hưởng từ tần số sóng phát ra là an toàn, không gây ảnh hưởng như các phương pháp chụp X - quang hay chụp cắt lớp. Ngoài ra công nghệ hiện đại giúp máy hoạt động rất êm và không gây ra tiếng ồn. 

Các bệnh lý mà chụp cộng hưởng từ có thể chẩn đoán như sau:

Một số ưu điểm có thể kế đến khi sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ:

  • Không sử dụng tia X ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Hình ảnh sắc nét hỗ trợ chẩn đoán.

  • Có thể dựng mô hình 3D hỗ trợ nhiều hơn khi chẩn đoán các bệnh lý phức tạp.

  • Đánh giá tốt các dữ liệu về não, cột sống và các chấn thương liên quan.

  • Cho nhiều dữ liệu hơn khi khám về các cơ quan nhỏ như mạch máu.

Phương pháp chụp cộng hưởng từ có hại không?

Chụp cộng hưởng từ có rất nhiều ưu điểm

2. Chụp cộng hưởng từ có hại không?

Tuy có giá thành khi chụp cao nhưng ưu điểm mà phương pháp này mang tới rất lớn. Do vậy nhiều người vẫn chấp nhận bỏ ra số tiền như vậy để có thể chẩn đoán bệnh của mình một cách tốt nhất. 

MEDLATEC có thể khẳng định phương pháp này không hề có ảnh hưởng đến sức khỏe. Chụp cộng hưởng từ tương đối an toàn và không như tia bức xạ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh học của người chụp.

Phương pháp chụp cộng hưởng từ có hại không?

Chụp cộng hưởng từ không hề có hại

Trên thực tế ở nhiều cơ sở khám chữa và các bệnh viện chụp cộng hưởng từ đã thay thế các phương pháp chụp X - quang cũng như cắt lớp. Phương pháp này đã được chứng minh là vô hại với thai nhi trong bụng mẹ. Tuy vậy đối tượng mang bầu 3 tháng đầu nếu muốn chụp cộng hưởng từ phải được sự đồng ý của bác sĩ. Thai nhi đang trong giai đoạn đầu phát triển do vậy chỉ chụp khi trường hợp thật cần thiết.

Đối với các bệnh nhân ở những lần chữa trị trước kia có cố định xương hay cơ thể bằng kim loại thì sẽ bị ảnh hưởng bởi phương pháp này. Bởi những thanh kim loại này bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ, do vậy cũng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi chụp.

Có những trường hợp cần tiêm thuốc tương phản (loại thuốc này không hề gây ra tác dụng phụ) nhưng cần kiểm tra về việc dị ứng thuốc. Cần phải hướng dẫn bệnh nhân ký vào giấy cam kết trương khi chụp. Tuy rằng các hiện tượng khi dị ứng thuốc chỉ là các triệu chứng nhẹ như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nổi mẩn ngứa,... Sau khi sử dụng thuốc dị ứng sẽ hết các triệu chứng này.

3. Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi chụp cộng hưởng từ?

Một số điều cần lưu ý trước khi chụp cộng hưởng từ để đạt được độ an toàn cao nhất.

  • Trước khi thực hiện chụp bệnh nhân nên đưa các kết quả xét nghiệm trước để bác sĩ xem xét, sau đó mới đưa ra kết luận có nên chụp hay không.

  • Do tính từ trường ảnh hưởng đến kim loại do vậy các vật dụng kim loại trên cơ thể cần được tháo bỏ ra hết như đồng hồ, dây chuyền, nhẫn vòng, răng giả,...

  • Sử dụng các thiết bị y tế chuyên dụng để kiểm tra dị vật kim loại trong cơ thể. Nếu nằm ở tim, phổi, mắt thì không nên chụp cộng hưởng từ bởi đây là các mô lỏng lẻo dễ gây ảnh hưởng không tốt. Khi đó cần tham khảo ý kiến theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Trường hợp chụp MRI ở gan mật thì chúng ta nên nhịn đói 6 giờ trước khi chụp. Đối với trường hợp bệnh nhân cần gây mê cũng vậy nên nhịn đói 4 đến 6 giờ trước khi thức hiện chụp.

Phương pháp chụp cộng hưởng từ có hại không?

Nên nhịn đói khi chụp gan mật hoặc bệnh nhân cần gây mê

  • Cho bác sĩ xem lịch sử dị ứng thuốc tương phản để có biện pháp đối phó kịp thời. Khi tiêm thuốc tương phản vào vị trí tĩnh mạch ở cẳng tay, cổ tay của người bệnh. Trong thời gian đầu trước khi tiêm bạn sẽ thấy cơ thể phát nhiệt mà có vị đắng ở lưỡi. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể trước thuốc, sẽ hết trong khoảng 3 đến 5 phút. 

  • Thời gian chụp cộng hưởng từ dao động dưới 45 phút tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Trong quá trình chụp nhân viên y tế hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn tư thế nằm sao cho thoải mái nhất.

  • Tùy vào từng bộ phận cơ thể khi chụp mà có những yêu cầu riêng, ví dụ như không được nuốt nước bọt khi tiến hành chụp đốt sống cổ. Khi chụp bụng, chụp vùng ngực cần yêu cầu nín thở trong một khoảng thời gian ngắn với mục đích cho ra hình ảnh đẹp phục vụ cho chẩn đoán.

Phương pháp chụp cộng hưởng từ có hại không?

Nên nín thở một khoảng thời gian ngắn khi chụp bụng

Chụp cộng hưởng từ không hề gây hại đến người bệnh, tuy nhiên cần lưu ý một số điều mà MEDLATEC đã nói ở trên để an toàn hơn trong quá trình chụp chiếu. Để thực hiện chụp cộng hưởng từ thì phải được sự đồng ý của bác sĩ trong trường hợp thật cần thiết bởi chụp cộng hưởng từ là phương pháp hiện đại bậc nhất hiện nay do vậy giá thành mỗi lần chụp là tương đối cao. Trong quá trình chụp bệnh nhân nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để thời gian chụp được nhanh chóng nhất.

Qua bài viết trên MEDLATEC đã giải đáp cho bạn đọc thắc mắc về vấn đề chụp cộng hưởng từ có hại không. Nếu có điều gì thắc mắc hãy liên hệ với MEDLATEC để được giải đáp chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.