Tin tức

Sinh con trên 3,6kg: Người mẹ nên theo dõi bệnh tiểu đường

Ngày 19/06/2015
Khánh Ngọc
Giáo sư Tạ Văn Bình - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cảnh báo những bà mẹ sinh con từ 3,6 kg trở lên nên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm tiểu đường tuyp 2.
 

Cảnh báo tiểu đường tuyp 2 ở người sinh con nặng cân

Đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chị Hằng trú tại Từ Liêm, Hà Nội chết điếng khi biết được chị đang bị chớm tiểu đường tuyp 2 dù mới 35 tuổi. Chị Hằng ngỡ ngàng vì không nghĩ ở tuổi trẻ như chị mà đã bị bệnh này.

Lục lại tiểu sử của bệnh nhân, chị Hằng kể, hai lần sinh con của chị đều là sinh con to. Bé thứ nhất nặng 4,1 kg, bé thứ 2 nặng 3,8 kg. Công việc bận rộn chị Hằng không có thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nhân dịp nghỉ hè của các con, chị gửi con về quê rồi tranh thủ đi khám sức khỏe tổng quát. Chị chết điếng khi bác sĩ thông báo chị chớm tiểu đường tuyp 2. 

Cùng hoàn cảnh với chị Hằng là chị Vũ Thị Xuân, trú tại Ninh Bình. Chị cũng tá hỏa khi phát hiện mình bị tiểu đường. Chị Xuân kể, cơ thể chị hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống tốt. Gần đây chị thấy hơi mệt nên đi khám sức khỏe tổng quát. Kết quả chị bị tăng mỡ máu và tiểu đường tuyp 2.

Khi nghe bị tiểu đường, chị Xuân hơi hoang mang không biết nguyên nhân vì sao bị tiểu đường. Chị Xuân kể trong gia đình chưa có ai bị tiểu đường nên không nghĩ mình sẽ mắc bệnh này. Ba lần sinh con bằng phương pháp sinh thường, các con đều nặng trên 3,8 kg. Đây là một trong những yếu tố cảnh báo bệnh tiểu đường về sau của bà mẹ.

Giáo sư Bình cho biết hầu hết các bà mẹ mang thai to, sinh con ở cân nặng 3,8 kg trở lên đều có nguy cơ mắc tiểu đường khi bước qua tuổi 40. Ở Việt Nam con số này thấp hơn, chỉ 3,6 kg nhưng các bà mẹ cũng có nguy cơ bị tiểu đường. Tỉ lệ cao hơn nếu những người trong gia đình có người từng mắc tiểu đường.

Tuy nhiên, Giáo sư Bình cho biết vì bệnh tiểu đường không rõ triệu chứng, phát triển âm thầm và những năm trước chưa được nghiên cứu nhiều, chính vì thế ở nhiều nơi khi người bệnh bị biến chứng nặng, suy thận dẫn mới đi khám và phát hiện ra bệnh tiểu đường. 

Giáo sư Bình khuyến cáo những bà mẹ khi sinh con có cân nặng từ 3,6 kg trở đi cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm tra rối loạn chuyển hóa trong cơ thể vì những bà mẹ này có nguy cơ mắc tiểu đường rất cao.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Tiểu đường tuýp 2 phát triển khi cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc khi tuyến tụy sản xuất không đủ insulin. Chính xác tại sao điều này xảy ra là không rõ, mặc dù thừa cân và không hoạt động dường như là yếu tố quan trọng.

Giáo sư Bình cho biết triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể phát triển rất chậm. Trong thực tế, có thể có bệnh tiểu đường tuýp 2 trong nhiều năm và thậm chí không biết đến bệnh này khi đi khám có đến 90% bệnh nhân có biến chứng rồi.

Để kiểm soát đái tháo đường, theo giáo sư Bình cần chú ý đến các triệu chứng khác như tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên. Khi tích tụ dư thừa đường trong máu, chất dịch được kéo từ các mô. Điều này có thể làm cho khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Hay đói bụng vì không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng nên gây nên đói dữ dội. Nếu các tế bào đang bị tước đoạt đường, có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

Nếu lượng đường trong máu quá cao, dịch có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực gây mờ mắt. Chậm lành vết loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên. Bệnh tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống nhiễm trùng.
Nguồn: infonet.vn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.