Tin tức

Stress khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi

Ngày 01/12/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tâm lý của các mẹ bầu có nhiều thay đổi, thường nhạy cảm hơn và dễ bị stress. Những phụ nữ mang thai lần đầu sẽ dễ gặp căng thẳng hơn, đặc biệt ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Đáng lo ngại hơn, stress khi mang thai còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Mời bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Stress khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu

Đối với người phụ nữ, mang thai là một niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao, nhưng đây cũng chính là giai đoạn mà chị em gặp phải những áp lực lớn từ nhiều phía, như gia đình, công việc,… Hơn nữa, nội tiết tố ở giai đoạn này cũng có nhiều thay đổi khiến họ nhạy cảm hơn rất nhiều, khả năng chịu áp lực cũng giảm đi. Khi những áp lực này không được giải tỏa, mẹ bầu có thể phải đối mặt với những tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe. 

Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm và dễ bị stress

Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm và dễ bị stress

Stress ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Những bà bầu bị stress sẽ có thể kèm theo những biểu hiện như đau ngực, đau tim, đau đầu, rối loạn nhịp thở, tim đập nhanh, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, giảm thị lực, tăng nguy cơ cao huyết áp,...

Ảnh hưởng đến thần kinh, tính cách: Phụ nữ mang thai bị stress dễ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, hay quên, không tập trung,... Hơn nữa, họ thường lo lắng quá mức, sợ hãi, đôi khi có cảm giác thất vọng về bản thân, giận dữ, khóc nhiều hơn,… vì cảm giác quá mệt mỏi. Đặc biệt hơn, nhiều trường hợp thai phụ thường muốn thu mình lại, ngại giao tiếp xã hội. 

Nguy cơ gây sinh non: Phụ nữ bị Stress khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ. 

Rối loạn ăn uống: Căng thẳng kéo dài khiến mẹ bầu gặp phải rối loạn ăn uống. Một số trường hợp ăn uống không kiểm soát và cũng có trường hợp lại bỏ bữa, ngán ăn,… những thói quen này có thể dẫn đến một số bệnh như đau dạ dày hay viêm đường ruột và viêm ruột kích thích.

2. Stress khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi

Nếu sức khỏe của người mẹ tốt thì đương nhiên, thai nhi cũng được phát triển tốt và ngược lại. Khi mẹ bầu có tâm lý không vững vàng, stress thường xuyên thì bé sẽ không được phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số nguy cơ của thai nhi khi mẹ bầu gặp căng thẳng: 

Thai nhi nhẹ cân: Những mẹ bầu gặp căng thẳng có xu hướng ăn quá nhiều, hoặc ăn quá ít, thậm chí bỏ bữa sẽ khiến cho thai nhi không được cung cấp cân bằng và đầy đủ dưỡng chất để phát triển. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho thai nhi dễ bị nhẹ cân và làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ trong tương lai. 

Căng thẳng khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non

Căng thẳng khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non

Trẻ chậm phát triển: Trong giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và hoàn thiện cấu trúc não bộ mà mẹ bầu lại quá căng thẳng, sẽ có thể làm tăng co bóp tử cung dẫn đến kích ứng vùng nước ối. Từ đó, ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. 

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: Đồng hồ sinh học của mẹ bầu và thai nhi có mối quan hệ mật thiết. Nếu mẹ bị rối loạn giấc ngủ do căng thẳng lo âu thì đứa trẻ cũng không thể có những giấc ngủ ngon. Hơn nữa, giấc ngủ của mẹ cũng là một trong những yếu tố giúp trẻ hoàn thiện cấu trúc cơ thể một cách tốt nhất.

Trẻ bị rối loạn hành vi: Stress khi mang thai cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ hành vi của trẻ khi chào đời. Trẻ có nguy cơ cao bị tự kỷ, tăng động hay trầm cảm,… 

Trẻ bị dị tật: Đây là những trường hợp không phổ biến tuy nhiên, trên thực tế đã có một số mẹ bầu vì quá căng thẳng trong thời kỳ mang thai dẫn đến sinh ra con bị dị tật. 

3. Cách giúp mẹ bầu giảm stress khi mang thai 

Stress là vấn đề hầu như phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải, nhưng chỉ khác ở mức độ. Nếu biết cách điều chỉnh và phòng ngừa thì mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này, để cả mẹ và thai nhi đều mạnh khỏe. 

Dưới đây là một số cách phòng tránh stress khi mang bầu:  

Mẹ bầu không nên giấu cảm xúc. Hãy thoải mái chia sẻ tình cảm dù vui hay buồn với những người thân và bạn bè. Nếu những cảm xúc không được giải tỏa ngay sẽ dần dần dẫn đến căng thẳng, áp lực cho thai phụ. 

Mẹ bầu nên chia sẻ cảm xúc với chồng và người thân, bạn bè

Mẹ bầu nên chia sẻ cảm xúc với chồng và người thân, bạn bè

Giữ lối sống lành mạnh, sống khoa học. Ăn uống cân bằng dưỡng chất, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya để có đủ sức khỏe nuôi dưỡng thai nhi, phòng nguy cơ stress. 

Luôn hướng về những điều tích cực, chuẩn bị những kiến thức tốt nhất để chăm sóc thai nhi, đảm bảo một chế độ tốt nhất cho thai nhi phát triển. Mẹ bầu có thể tìm hiểu kiến thức về thai nghén thông qua các cuốn sách hoặc tham khảo thông tin trên những website về sức khỏe bà bầu, hay cũng có thể chia sẻ với những người đã có kinh nghiệm để giúp bạn vững vàng tâm lý hơn nếu có rắc rối xảy ra trong thai kỳ.

Nghỉ ngơi hợp lý và để tinh thần luôn được thoải mái

Nghỉ ngơi hợp lý và để tinh thần luôn được thoải mái

Trong trường hợp gặp phải những vấn đề tâm lý khiến bản thân lo lắng quá mức mà không giải tỏa được, bạn có thể tới gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn thêm. 

Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng để thư giãn, giúp tinh thần ổn định và tăng cường sức khỏe. Bạn có thể chọn yoga, thiền, hoặc đi bộ nhẹ nhàng,…

Theo các chuyên gia, các mẹ bầu cần biết rằng, giai đoạn mang thai thời điểm lý tưởng để bạn giảm bớt những “gánh nặng” không cần thiết. Thai phụ nên coi việc nghỉ ngơi là hàng đầu. Trong những trường hợp cần thiết, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ người chồng, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Hãy cắt giảm bớt việc nhà để nghỉ ngơi, đọc sách. 

Hy vọng những thông tin trên đã mang đến cho các mẹ bầu những kiến thức bổ ích để tránh những rủi ro mà stress khi mang thai có thể gây ra. Nếu có thắc mắc, các mẹ bầu hãy gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.