Tin tức

Suy buồng trứng có thể nhận biết qua những biểu hiện nào?

Ngày 29/09/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Suy buồng trứng sẽ tác động trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới cũng như ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Trong góc tổng hợp kiến thức y khoa sau đây, MEDLATEC sẽ chia sẻ đến bạn đọc kiến thức khái quát về tình trạng suy giảm chức năng buồng trứng ở nữ giới.

1. Suy buồng trứng là gì?

Suy buồng trứng được hiểu là tình trạng buồng trứng mất chức năng hoạt động. Hệ quả của tình trạng này là gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, cụ thể như hormone Estrogen và Progesterone sẽ bị dừng sản xuất khiến chị em phụ nữ sẽ không thể thực hiện được chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản ở nữ giới, đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy đi kèm. 

Suy giảm buồng trứng ảnh hưởng lớn đến đời sống của mỗi chị em

Suy giảm buồng trứng ảnh hưởng lớn đến đời sống của mỗi chị em 

Ngoài ra, tình trạng buồng trứng suy giảm còn là một trong những nguyên nhân khiến đời sống tình dục ở nữ giới giảm sút, tác động tiêu cực đến chức năng sinh sản. 

2. Dấu hiệu suy buồng trứng

Thực tế, không khó để chị em nhận ra tình trạng suy giảm chức năng buồng trứng với một số triệu chứng đặc trưng như:

  • Kinh nguyệt thay đổi thất thường, không đều. 
  • Chu kỳ kinh có xu hướng ngắn hơn. 
  • Rối loạn kinh nguyệt dài ngày. 
  • Trong một số trường hợp, chị em hay bị trễ kinh. 
  • Lượng máu kinh tiết ra ít, màu sắc thay đổi không giống như bình thường. 
  • Thường xuyên bị mất ngủ, nhất là vào giữa đêm. 
  • Hay bị buồn nôn, chóng mặt. 
  • Nhu cầu tình dục giảm. 
  • Da bắt đầu xuất hiện nhiều nếp nhăn, tính đàn hồi của da kém đi. 
  • Ngực không còn săn chắc, bị chảy xệ. 
  • Trí nhớ suy giảm. 
  • Âm đạo bị khô, đau rát mỗi lần quan hệ. 
  • Hay có cảm giác lo lắng. 

Kinh nguyệt không đều - một trong những biểu hiện suy buồng trứng

Kinh nguyệt không đều - một trong những biểu hiện suy buồng trứng

Tình trạng suy giảm buồng trứng có thể là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý về tuyến giáp, bệnh lý về tim mạch, xương khớp. 

3. Nguyên nhân dẫn đến buồng trứng bị suy giảm

Có nhiều yếu tố gây nên tình trạng này, cụ thể:

  • Yếu tố tuổi tác: Tuổi càng lớn, chất lượng cũng như số lượng trứng ở nữ giới lại càng có xu hướng suy giảm, nhất là khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Khi đó, chức năng buồng trứng cũng suy giảm theo. 
  • Sự bất thường của các nhiễm sắc thể: Chị em mắc bệnh lý liên quan đến rối loạn di truyền, nhiễm sắc thể thay đổi như hội chứng Turner, hội chứng Fragile X,... dễ bị suy buồng trứng. 
  • Có tiền sử thực hiện hóa trị, xạ trị: Liệu pháp hóa trị và xạ trị có xác suất gây tổn thương đến vật chất di truyền của tế bào, từ đó có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng. 
  • Bệnh lý tự miễn: Các bệnh lý tự miễn có xu hướng khởi phát khi tế bào của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể đối kháng lại buồng trứng, từ đó dẫn đến hiện tượng hỏng nang trứng.
  • Giảm cân thái quá: Khi áp dụng các biện pháp giảm cân quá mức, chị em dễ bị suy buồng trứng. Bởi lúc này chức năng của hệ thần kinh thực vật đã bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng điều tiết hormone khiến chức năng buồng trứng suy giảm. 
  • Tình trạng căng thẳng dài ngày: Căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài ảnh hưởng không tốt đến tinh thần. Khả năng sản xuất, điều tiết hormone cũng suy giảm theo, tác động đến hoạt động của buồng trứng. 
  • Buồng trứng bị tổn thương sau phẫu thuật: Sau khi thực hiện một vài phương pháp phẫu thuật đặc biệt, buồng trứng của chị em có nguy cơ bị tổn thương khó phục hồi và gây suy giảm chức năng. 

Phụ nữ càng có tuổi, chức năng buồng trứng lại càng suy giảm

Phụ nữ càng có tuổi, chức năng buồng trứng lại càng suy giảm 

4. Chẩn đoán và điều trị suy buồng trứng như thế nào?

4.1. Chẩn đoán 

  • Xét nghiệm AMH để đánh giá khả năng dự trữ nang noãn của buồng trứng. Trong suy buồng trứng thì nồng độ AMH rất thấp, nhỏ hơn 0.01.
  • Xét nghiệm các hormon nội tiết tố nữ (FSH, LH, Estradiol, Progesteron,...) để đánh giá khả năng hoạt động của buồng trứng. Khi suy buồng trứng thì nồng độ FSH và LH thường tăng cao, còn nồng độ Estradiol và Progesteron lại thấp.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: Xác định nguyên nhân gây suy buồng trứng.
  • Siêu âm tử cung - phần phụ: Đánh giá kích thước, hình thái, cũng như các bất thường khác. 

Xét nghiệm nội tiết tố là một trong những chẩn đoán suy buồng trứng sớm

Xét nghiệm nội tiết tố là một trong những chẩn đoán suy buồng trứng sớm

4.2. Điều trị 

Phác đồ điều trị cho người bị suy buồng trứng phụ thuộc lớn vào yếu tố tuổi tác và kế hoạch sinh con. Sau khi thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn cách thức điều trị thích hợp, hạn chế tối đa biến chứng. Sau đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

  • Điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế: Giúp phòng ngừa tình trạng loãng xương, giảm bốc hỏa, cải thiện triệu chứng do suy giảm Estrogen. Phụ thuộc theo tình trạng sức khỏe cũng như nhu cầu điều trị, chị em có thể phải duy trì dùng hormone đến tuổi 50 hoặc 51.
  • Bổ sung canxi, vitamin D: Theo các bác sĩ, nữ giới trong độ tuổi từ 19 đến 51 cần hấp thụ khoảng 1.000mg canxi/ngày. Lượng canxi có thể tăng lên 1.200mg/ngày nếu chị em đã bước qua tuổi 51. Ngoài ra, người bị suy giảm chức năng buồng trứng còn phải hấp thụ đầy đủ vitamin D, để phòng ngừa loãng xương
  • Điều trị vô sinh: Hiện nay, cách điều trị vô sinh phổ biến nhất cho người bị suy giảm chức năng buồng trứng vẫn là thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những chị em bị suy buồng trứng sớm nhưng còn khả năng mang thai thông qua noãn tự thân. 
  • Xin trứng: Nếu không thể tiếp tục tận dụng noãn tự thân nhưng vẫn muốn sinh con, chị em có thể phải xin trứng. Khi đó, trứng do phụ nữ khác hiến tặng sẽ kết hợp cùng tinh trùng của người chồng bệnh nhân để tạo phôi. Sau đó, phôi mới được chuyển vào cơ thể bệnh nhân. 
  • Trữ noãn: Phương pháp này thường được chỉ định khi chị em bị suy giảm chức năng buồng trứng sớm nhưng chưa có chồng hoặc chưa muốn sinh con ngay. Trữ noãn thực chất là phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản, chủ yếu triển khai cho những chị em muốn có con nhưng chưa sẵn sàng làm mẹ ở thời điểm hiện tại. 

5. Phòng ngừa bệnh suy buồng trứng

Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa suy buồng trứng một cách chính xác. Tuy vậy, để duy trì sức khỏe sinh sản, chị em nên xây dựng cho mình một vài thói quen tốt như: 

  • Giữ tinh thần lạc quan, không làm việc quá sức. 
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thông qua những loại thực phẩm lành mạnh như rau, quả.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn. 
  • Tiến hành bổ sung vitamin D, canxi cùng các loại khoáng chất cần thiết khác theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Chị em hãy duy trì thói quen khám phụ khoa định kỳ

Chị em hãy duy trì thói quen khám phụ khoa định kỳ

Trên đây là các thông tin về suy buồng trứng. Ngoài những cách phòng ngừa ở trên, chị em nên duy trì thói quen khám phụ khoa định kỳ tại địa chỉ y tế uy tín như Chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và theo dõi sức khỏe sinh sản, đồng thời tư vấn các thông tin hữu ích cho sức khỏe. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ