Tin tức

Suy giảm miễn dịch và những điều không thể không biết

Ngày 01/02/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bản thân hệ miễn dịch có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Vì thế, bất cứ nguyên nhân nào khiến cho hệ miễn dịch suy yếu đều khiến sức khỏe đứng trước những mối nguy hại khó lường. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu những vấn đề cơ bản nhất có liên quan đến suy giảm miễn dịch.

1. Như thế nào là suy giảm miễn dịch?

Hệ miễn dịch bao gồm tập hợp các tế bào hạch, bạch cầu, lympho trong máu, lá lách và tủy xương; giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân xấu gây bệnh. 

Thông qua việc sinh ra kháng thể hoặc tiêu diệt bằng cơ chế thực bào, các men tiêu hủy, khi tác nhân gây hại bên ngoài xâm nhập vào cơ thể sẽ bị tiêu diệt để không còn khả năng gây ra bệnh. Hội chứng suy giảm miễn dịch là thuật ngữ dùng để chỉ sự tổn thương xảy ra và làm cho hệ miễn dịch không còn đảm bảo được chức năng ban đầu nữa.

Suy giảm miễn dịch khiến cho hệ miễn dịch dễ bị tác nhân xấu tấn công 

Suy giảm miễn dịch khiến cho hệ miễn dịch dễ bị tác nhân xấu tấn công 

Đối với trẻ sơ sinh, giai đoạn đầu đời, hệ thống miễn dịch tạm thời được thừa hưởng từ kháng thể mà trẻ nhận được qua sữa mẹ. Đây chính là cơ chế miễn dịch thụ động. Sau 6 tháng, kháng thể đó sẽ suy giảm rất nhanh, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu cai sữa. Cũng vì thế mà sau mốc này trẻ dễ bị nhiễm trùng; nhưng ngược lại đây cũng là cơ hội để cơ thể của trẻ tự xây dựng hệ miễn dịch chủ động

Với người trưởng thành, hệ thống miễn dịch được xây dựng và củng cố trên nguyên tắc ghi nhớ tự động qua các lần mắc bệnh. Khi tác nhân gây hại xâm nhập vào bên trong, cơ thể sẽ tự tạo ra kháng thể phù hợp để tiêu diệt nó rồi tự ghi nhớ và sử dụng nó cho những lần sau - khi chính tác nhân đó tái xâm nhập. Đây chính là cơ chế miễn dịch chủ động.

Khi bị suy giảm miễn dịch có nghĩa là hệ thống bảo vệ và phòng ngự của cơ thể đã không còn nữa, khả năng bắt giữ và chống lại tác nhân gây hại bị mất đi, kết quả là dễ phải chịu sự tấn công của tác nhân gây nhiễm khuẩn và kéo dài, tái diễn thường xuyên tình trạng nhiễm trùng. Theo thời gian, các cấu trúc giải phẫu hoặc chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, hoạt động sống suy giảm.

2. Phân loại hội chứng suy giảm miễn dịch

2.1. Suy giảm miễn dịch nguyên phát

Hiểu đơn giản thì đây chính là hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Có những trẻ ngay từ khi sinh ra, hệ thống miễn dịch đã hoạt động không hiệu quả hoặc bị thiếu đi một số hệ thống phòng thủ miễn dịch nên dễ bị nhiễm trùng. 

Trẻ bị suy giảm miễn dịch nguyên phát dễ mắc nhiễm trùng kéo dài

Trẻ bị suy giảm miễn dịch nguyên phát dễ mắc nhiễm trùng kéo dài

Những trường hợp này trẻ sẽ có các triệu chứng như: thời gian nhiễm trùng lâu hơn và việc điều trị cũng khó khăn hơn so với người có hệ miễn dịch bình thường. Đây cũng là những người dễ mắc nhiễm trùng cơ hội - dạng nhiễm trùng mà người bình thường không mắc. 

2.2. Suy giảm miễn dịch thứ phát

Hội chứng suy giảm miễn dịch thứ phát hình thành cùng với quá trình phát triển của cơ thể, do sự tác động của các yếu tố: 

- Bệnh mạn tính: làm cho cơ thể không có khả năng tổng hợp hiệu quả chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình trao đổi chất để tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn bên ngoài. Ngoài ra, điều trị ung thư bằng xạ trị, hóa trị có dùng thuốc corticosteroid cũng có thể gặp tác dụng phụ là suy yếu hệ miễn dịch.

- HIV, ma túy: đây là tác nhân phá hủy tế bào lympho, làm suy giảm miễn dịch từ đó tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Giai đoạn đầu người bệnh có thể bị sốt, sau đó tình trạng nhiễm trùng ngày càng nghiêm trọng.

- Thời gian nằm viện lâu: khiến cho cơ thể vận động ít, ăn kém ngon, tâm lý bất ổn,… kết hợp với các vấn đề về sức khỏe khiến cho các tế bào hoạt động ngày càng kém hiệu quả và hệ lụy là suy giảm miễn dịch.

- Suy dinh dưỡng: trong một thời gian dài có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu protein rất dễ làm cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch.

- Ghép tạng: thuốc ức chế miễn dịch có vai trò chủ đạo đối với sự thành công của ghép tạng giai đoạn hậu phẫu. Tuy nhiên, mặt trái của nó lại là sự ức chế đối với mọi đáp ứng miễn dịch và góp phần sinh ra biến chứng như: tế bào ung thư phát triển, nguy cơ bị bệnh tim mạch, tử vong do không thể kiểm soát nhiễm trùng.

Nghiện ma túy là một trong những nguyên nhân gây rối loạn suy giảm miễn dịch

Nghiện ma túy là một trong những nguyên nhân gây rối loạn suy giảm miễn dịch

2.3. Suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến

Đây là dạng rối loạn hệ miễn dịch do khiếm khuyết một số phần tử khác nhau (CVID), trong đó có liên quan đến miễn dịch dịch thể. Bệnh nhân có dấu hiệu tương tự với thiếu gamma globulin huyết có liên kết đột biến gen trên nhiễm sắc thể X ở nhiễm trùng phát triển, thường khởi phát muộn (khoảng 20 - 40 tuổi).

2.4. Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng 

Tình trạng này gọi là rối loạn tiên phát có liên quan với tế bào do đột biến và thiếu hụt kết hợp miễn dịch dịch thể xảy ra ở một trong nhiều gen khác nhau. Bệnh chủ yếu xảy ra với trẻ sơ sinh đến 6 tuổi, thường khiến trẻ bị nhiễm virus liên tục, bệnh candida, viêm phổi Pneumocystis jiroveci,... Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp bất thường ở xương, viêm tróc da,… Nguy hiểm nhất có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

2.5. Dạng u hạt mạn tính

Rối loạn suy giảm miễn dịch này có liên quan với các khiếm khuyết ở tế bào thực bào. Trong bệnh lý này, bạch cầu không sản xuất ra superoxide, hydrogen peroxide cùng các chất hoạt hóa phức hợp O2 vì thiếu đi hoạt tính của NADPH oxidase nên chức năng diệt khuẩn tế bào thực bào bị lỗi. Kết quả là nấm và vi khuẩn không bị chết còn thực bào vẫn hoạt động bình thường.

Xét nghiệm máu góp phần chẩn đoán hội chứng suy giảm miễn dịch

Xét nghiệm máu góp phần chẩn đoán hội chứng suy giảm miễn dịch

3. Chẩn đoán và điều trị hội chứng suy giảm miễn dịch như thế nào?

3.1. Phương pháp chẩn đoán suy giảm miễn dịch

Để chẩn đoán hội chứng suy giảm miễn dịch, bác sĩ sẽ hỏi thăm bệnh sử và thực hiện bài kiểm tra thể chất, tiến hành một số kiểm tra để xác định số lượng tế bào máu trắng, nồng độ miễn nhiễm và tế bào T. Khi kết quả kiểm tra cho thấy có sự bất thường tế bào T thì bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm da để đưa ra kết luận về bệnh do bất thường tế bào T. 

Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng có thể được đề nghị thực hiện để xác định nguy cơ đột biến gen - nguyên nhân gây rối loạn suy giảm miễn dịch.

3.2. Điều trị suy giảm miễn dịch

Tùy vào tình trạng suy giảm miễn dịch của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tương thích. Hầu hết trường hợp điều trị nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc trị liệu nhiễm trùng, cải thiện chức năng hệ miễn dịch. 

Các phương pháp điều trị thường được sử dụng gồm: thuốc kháng sinh, kháng virus, liệu pháp immunoglobulin. Nếu tủy xương không thể sản xuất đủ tế bào lympho sẽ tiến hành cấy ghép tủy xương.

Suy giảm miễn dịch đặc trưng nổi bật bởi tình trạng tái diễn nhiễm trùng thường xuyên. Vì thế, ngay khi phát hiện tình trạng này ở bất cứ cơ quan nào của cơ thể quý khách hàng cũng cần thăm khám ngay để kịp thời ngăn chặn hệ lụy xấu cho chính bản thân mình. 

Nếu cần hỗ trợ y tế, quý khách có thể gọi đến số điện thoại 1900 56 56 56 chia sẻ về vấn đề mình gặp phải, nhân viên y tế của Hệ thống Y tế MEDLATEC luôn sẵn lòng tư vấn chi tiết các thông tin về vấn đề sức khỏe mà quý khách hàng đang quan tâm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.