Tin tức

Tai chảy mủ nguy hiểm không và nên làm gì khi bị như vậy?

Ngày 13/01/2022
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Tai chảy mủ không phải là hiện tượng hiếm gặp vì nó có thể xảy ra với mọi đối tượng. Nhiều người lo lắng tai chảy mủ nguy hiểm không. Xin trả lời rằng đây là một tình trạng cảnh báo nhiễm trùng tại tai không thể chủ quan bởi nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và thính lực.

1. Tai chảy mủ là hiện tượng như thế nào?

Chảy mủ tai là hiện tượng cảnh báo nhiễm trùng không nên chủ quan

Chảy mủ tai là hiện tượng cảnh báo nhiễm trùng không nên chủ quan

Tai chảy mủ là hiện tượng xuất hiện dạng dịch có thể gồm nước và máu hoặc mủ kèm theo mùi hôi từ trong tai chảy ra. Hiện tượng này sẽ kèm theo một số triệu chứng như:

- Đau tai với nhiều mức độ và tần suất khác nhau ở từng người bệnh.

- Tai bị ù.

- Khả năng nghe bị suy giảm, thậm chí có người còn không nghe thấy gì.

2. Tai chảy mủ nguy hiểm không và cách xử lý khi bị như vậy

2.1. Đánh giá mức độ nguy hiểm của hiện tượng chảy mủ tai

Ống tai và vành tai là hai bộ phận ngoài cùng của thính giác, trực tiếp tiếp xúc trường bên ngoài và được màng nhĩ bịt kín. Những bộ phận này có một hàng rào bảo vệ trước sự tấn công của các tác nhân gây hại là chất sáp ráy sinh lý và hệ thống lông mịn phía cửa tai.

Bình thường, ống tai luôn trong trạng thái thoáng và khô ráo. Thế nên khi có dịch mủ chảy ra ngoài tai thì có thể xem đó là một hiện tượng bất thường. Dịch mủ này có thể xuất phát từ bệnh lý ngay ở ống tai hoặc sâu hơn. Ống tai được xem là con đường để cho dịch thoát ra bên ngoài. Khi có dịch bất thường có thể có tổn thương bệnh lí từ ống tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong.

Tai chảy mủ là một hiện tượng có liên quan tới sự hoạt động của vi khuẩn. Chảy mủ tai là triệu chứng của nhiều bệnh. Ở trẻ em, triệu chứng chảy mủ tai thường gặp khi bị viêm tai giữa (cấp hoặc mạn tính). Ít có hơn là trẻ bị viêm mủ ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài:

- Tai giữa bị nhiễm trùng

Viêm tai giữa cấp hay mạn tính được xem là nhiễm trùng tai giữa. Bệnh thường từ mũi họng qua vòi nhĩ để lên tới tai, do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Cũng chính vì tai - mũi - họng thông với nhau nên mỗi khi chúng ta bị viêm mũi xoang, cảm cúm hay viêm họng thì tai cũng sẽ có vấn đề như: nghe kém, đau, ù,...

Khi viêm nhiễm lây đến vùng tai giữa và tích tụ dịch mủ thì khi màng nhĩ căng viêm do dịch mủ tai sẽ có nguy cơ bị rách hoặc thủng màng nhĩ. Trường hợp viêm không dừng lại ở tai giữa mà tiếp tục lan đến xương chũm thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân khiến tai bị chảy mủ

Viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân khiến tai bị chảy mủ

Viêm tai giữa lan đến xương chũm được gọi là viêm tai xương chũm. Khi tình trạng này xảy ra thì thính lực sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có khi còn gây ra biến chứng viêm nhiễm nội sọ nguy hiểm cho sự sống.

- Chấn thương ở tai

Nếu tai có chấn thương gây trầy xước, làm đứt rách da ống tai, vỡ xương đá hoặc nguy hiểm hơn nữa là rò dịch não tủy qua tai thì sẽ rất nguy hiểm. Tùy mức độ chấn thương mà người bệnh có thể bị chảy máu, dịch hoặc mủ ra bên ngoài tai. Đặc biệt, khi chấn thương gây viêm nhiễm và lây lan lên sọ thì tính mạng sẽ bị đe dọa.

- Viêm tai ngoài

Đây là tình trạng viêm da ở ống tai ngoài do vi nấm, vi khuẩn xâm nhập và chọc thủng hàng rào bảo vệ ống tai. Bệnh lý này thường gặp ở người hay đi bơi. Ngoài ra, tích tụ ráy tai lâu ngày hay vệ sinh quá sạch mà lấy hết ráy tai cũng có thể gây ra bệnh. Sự có mặt và hoạt động của các tác nhân gây hại sẽ khiến cho ống tai bị nhiễm trùng và có mủ.

- Một số trường hợp khác

Bên cạnh những lý do phổ biến trên đây thì có vật thể mắc kẹt trong tai như côn trùng, đồ ăn, bông gạc,… cũng có thể làm dịch mủ chảy ra ở tai. Tùy vào mức độ xâm chiếm và vật thể bị kẹt lại mà tai chảy mủ nguy hiểm không ở mỗi người cũng có sự khác nhau.

2.2. Cách xử trí khi tai bị chảy mủ

Như vậy có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng chảy mủ tai. Hầu hết chúng ta không thể tự biết được vì sao mình bị như vậy và không thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh. Muốn biết tai chảy mủ nguy hiểm không cần được bác sĩ thăm khám và trả lời cụ thể.

Khám bác sĩ chuyên khoa giúp bạn biết chính xác tai chảy mủ nguy hiểm không

Khám bác sĩ chuyên khoa giúp bạn biết chính xác tai chảy mủ nguy hiểm không

Việc điều trị tai chảy mủ muốn đạt hiệu quả tốt nhất, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra cần căn cứ trên nguyên nhân gây ra bệnh. Cũng chính vì sự khác nhau về tác nhân gây bệnh nên ở mỗi bệnh nhân, hướng điều trị cũng không giống nhau.

Thông qua thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể như: dùng thuốc giảm đau, liệu pháp kháng sinh, dẫn lưu dịch mủ,... Người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ để sớm đẩy lùi bệnh.

Với những trường hợp chấn thương xảy ra ở tai, đa phần có thể tự lành. Nếu chấn thương gây thủng màng nhĩ và có mủ vì nhiễm trùng thì cần được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc, mảnh ghép hoặc phẫu thuật. Người bệnh cần tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để biết được hiệu quả điều trị như thế nào.

3. Biện pháp phòng ngừa chảy mủ tai

Để không phải lo lắng tai chảy mủ nguy hiểm không, tốt nhất mỗi người trong chúng ta nên tự phòng ngừa bằng cách:

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hạn chế tiếp xúc với người đang bị bệnh đường hô hấp.

- Không đưa bất kỳ vật gì vào bên trong tai bởi nó có thể vô tình làm cho màng nhĩ và da ống tai bị tổn thương.

- Dùng nút bảo vệ tai khi phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

- Người hay phải bơi lội tốt nhất nên dùng nút tai và sau khi chấm dứt hoạt động này nên nghiêng đầu sang một bên để làm khô tai tự nhiên.

Nếu bạn đang bị và lo lắng tai chảy mủ nguy hiểm không, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai - mũi - họng để được thăm khám, đánh giá và có câu trả lời chính xác. Trường hợp được bác sĩ chỉ định điều trị, hãy kiên trì làm đúng chỉ định ấy, có như vậy thì mới sớm khỏi bệnh và không phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, khi bị chảy mủ tai và lúng túng không biết làm gì, bạn có thể gọi ngay cho Tổng đài 1900 56 56 56, Chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ chỉ dẫn để bạn biết cách xử trí đúng đắn và an toàn nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.