Tin tức

Tại sao hội chứng thận hư lại là căn bệnh nguy hiểm?

Ngày 14/11/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hội chứng thận hư là các dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy thận đang trong tình trạng bất thường, các chức năng sinh lý rối loạn. Nếu không được hỗ trị điều trị có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu một số thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng này qua bài viết sau đây.

1. Các triệu chứng điển hình của hội chứng thận hư

Thận đảm nhiệm những vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể như lọc máu, sản xuất và thải trừ các chất độc hại qua nước tiểu, điều hòa huyết áp, cân bằng lượng dịch trong cơ thể. Đồng thời, thận còn tiết ra hormone erythropoietin có tác dục kích thích sản sinh các tế bào hồng cầu,… Vì vậy, khi chức năng thận bị suy giảm, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Phù: cơ chế phù trong hội chứng thận hư đến nay vẫn chưa hoàn toàn được làm rõ do tính chất phức tạp. Phù có thể xuất hiện ở mí mắt, chân, tay, bụng, thậm chí toàn thân.

  • Nước tiểu bất thường: số lượng sụt giảm, khi đi vệ sinh thấy nổi bọt, xét nghiệm phát hiện có lượng protein trong nước tiểu - còn gọi là trụ mỡ nước tiểu (nếu chức năng thận bình thường sẽ âm tính).

  • Lượng protein máu giảm toàn phần <56g/l, đồng thời áp lực keo (Albumin) cũng giảm dưới hoặc bằng 25 g/l (có thể khiến gan to lên). Tuy nhiên lipid máu và/hoặc nồng độ cholesterol lại tăng. 

  • Các chất điện giải: nồng độ Calci và Kali hạ, tăng Lipid máu: lúc đầu tăng Cholesterol, sau là tăng Triglycerid.

  • Protein có trong nước tiểu cao và Albumin giảm chính là dấu hiệu chắc chắn nhất của hội chứng thận hư.

Sức khỏe của bạn chỉ được đảm bảo khi hoạt động chức năng thận diễn ra ổn định

Sức khỏe của bạn chỉ được đảm bảo khi hoạt động chức năng thận diễn ra ổn định

Nếu không ngăn chặn tiến triển bệnh kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Suy thận: các hoạt động sinh lý rối loạn khiến chức năng thận suy giảm nghiêm trọng rõ rệt. Nếu suy thận chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh nhân phải được chạy thận nhân tạo định kỳ mới có thể duy trì sự sống.

  • Tim mạch: tắc hoặc xơ vữa mạch do lượng lipid và cholesterol máu cao gây cản trở hoạt động tuần hoàn dẫn đến hiện tượng tắc mạch hoặc dần hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, triệu chứng rối loạn nhịp tim cũng thường xảy ra do kali máu hạ,

  • Co giật, co cứng: biểu hiện qua triệu chứng co cứng, chuột rút và tím tái do hạ. Là biến chứng của tình trạng protein máu giảm hoặc tác dụng phụ của thuốc.

  • Phù não: người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê, co giật.

  • Nhiễm trùng: các bệnh thường gặp là viêm da, viêm phúc mạc tiên phát, nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, nhiễm trùng huyết,...

  • Các biến chứng khác: đau bụng dữ dội, thiếu máu, suy dinh dưỡng,…

Người bệnh bị phù thường gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày

Người bệnh bị phù thường gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày

2. Người bệnh mắc hội chứng thận hư bởi nguyên do nào?

Đa số các triệu chứng xảy ra ảnh hưởng từ các bệnh lý có sẵn, dẫn đến cơ chế điều hòa các hoạt động sinh lý trong cơ thể bị tác động. Ngoài ra, một số các nguyên nhân khác có thể khiến thận bị tổn thương và suy giảm các chức năng quan trọng.

  • Thận thoái hóa dạng bột: các giai đoạn tiến triển diễn ra trong lặng lẽ, tích tụ protein amyloid ở thận qua nhiều năm gây nên các tổn thương trầm trọng.

  • Đái tháo đường: lượng đường huyết tăng cao làm tổn thương các lưới lọc thận khiến thận bị xơ hóa lan tỏa. 

  • Các bệnh lý khác: lupus ban đỏ hệ thống, tăng huyết áp, suy tuyến giáp,…

  • Do bẩm sinh: ảnh hưởng từ một số các tác dụng phụ hoặc mẫn cảm với các thuốc khác sinh, kháng viêm non-steroid,… dị ứng (nọc độc côn trùng, thức ăn,…) có yếu tố di truyền từ gia đình,…

  • Thể trạng: cơ thể béo phì, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai,…

Cơ thể béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Cơ thể béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 

3. Nên thực hiện các biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh?

Đối với người lành

  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: chỉ sử dụng lượng muối vừa phải, cân bằng các chất dinh dưỡng hằng ngày. Không nên nuốt quá nhiều bia rượu. Hạn chế lượng Protein, đặc biệt là chất béo và tăng cường các loại rau xanh, trái cây trong mỗi bữa ăn giúp hỗ trợ phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

  • Sinh hoạt điều độ: luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể đồng thời hạn chế tối đa việc nhịn tiểu. Một giấc ngủ chất lượng cũng có thể đảm bảo các hoạt động sinh lý ở thận diễn ra bình thường, ổn định.

  • Duy trì các hoạt động rèn luyện cơ thể: tình trạng thừa cân, béo phì có thể khiến các chức năng thận suy giảm, do phải làm việc quá sức để đào thải các chất độc từ các bữa ăn dư thừa hoặc kém dinh dưỡng. Vì vậy, việc thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, đảm bảo chức năng thận hoạt động luôn ổn định.

  • Tinh thần: cần duy trì tâm trạng ổn định, lạc quan, tránh những cảm xúc tiêu cực, buồn phiền, lo lắng,… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe huyết áp và tim mạch của bạn. Hãy tìm đến những người bạn tin tưởng như bạn bè, người thân,… để được an ủi, động viên giúp vượt qua những khó khăn gặp phải. 

Đối với người có tiền sử hoặc đang mắc chứng thận hư 

  • Natri: hạn chế dùng muối trong các bữa ăn, tránh sử dụng các món ăn muối chua (mắm, dưa muối, cải muối,..), hải sản phơi khô (tép rang, mực, cá khô,...), chỉ nên ăn nhạt để duy trì huyết áp và nồng độ natri máu ổn định.

  • Protein: cần bổ sung đạm để bù đắp lượng protein bị đào thải qua nước tiểu bằng các thực phẩm như hải sản (tôm, cua, cá,…), thịt nạc (bò, gà,…), sữa tách béo, một số loại hạt và ngũ cốc,…

  • Chất béo: cần đặc biệt hạn chế các chất béo có trong mỡ, nội tạng động vật, bơ, phô mai, các thức ăn đóng gói sẵn, chiên xào, nhiều dầu mỡ,… 

  • Tinh bột: bạn có thể sử dụng và bổ sung lượng tinh bột qua những thực phẩm như gạo lứt, yến mạch, khoai, mì,…

  • Tăng cường rau xanh và trái cây để cung cấp đủ lượng vitamin và chất khoáng giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và nâng cao thể trạng.

  • Nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong này thay vì ăn nhiều món ăn cùng một lúc. Hâm nóng thức ăn trước khi dùng, tránh sử dụng thức ăn nguội lạnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

  • Sinh hoạt: nên nghỉ ngơi nhiều hơn, cần tránh mọi hoạt động đòi hỏi gắng sức, tuy nhiên bạn vẫn có thể rèn luyện thân thể qua các bài tập nhẹ nhàng (làm việc nhà, đi dạo,...). Luôn cố gắng suy nghĩ tích cực, lạc quan để tránh các tác động xấu đến sức khỏe như huyết áp, tim mạch,... Duy trì thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt để giúp các hoạt động tại thận diễn ra bình thường và ổn định.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp bảo vệ sức khỏe của bạn

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp bảo vệ sức khỏe của bạn

Ngoài việc thực hiện các phương pháp ngăn ngừa, bạn nên đến bệnh viện MEDLATEC của chúng tôi để kiểm tra sức khỏe và thăm khám sàng lọc định kỳ, giúp bạn an tâm bảo vệ sức khỏe toàn diện, để chứng thận hư không còn là nỗi lo thường trực. Tổng đài 1900.56.56.56 luôn hân hạnh mọi thông tin cho quý khách.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.