Tin tức

Tầm soát ung thư cổ tử cung và những điều chị em cần lưu ý

Ngày 26/04/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tầm soát ung thư cổ tử cung là biện pháp giúp nữ giới nhận biết sớm căn bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, rất nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ tầm soát bệnh là thực hiện những gì và cần lưu ý gì khi thực hiện? 

1. Sự quan trọng của tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung ngày càng “trẻ hóa”. Nhiều ca bệnh là do virus HPV. Bên cạnh đó, viêm cổ tử cung mạn tính, sử dụng thuốc tránh thai trong suốt một thời gian dài, quan hệ sớm hoặc quan hệ với nhiều người, dưới 17 tuổi đã sinh con, sinh con nhiều lần,... cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở người trẻ tuổi 

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở người trẻ tuổi 

Trong giai đoạn hình thành những tế bào bất thường hay giai đầu của ung thư cổ tử cung, cơ thể thường không có biểu hiện rõ rệt, do đó, gần như không thể nhận biết bệnh bằng những triệu chứng. 

Tầm soát ung thư cổ tử cung có thể phát hiện ung thư cổ tử cung ngay từ giai đoạn sớm. Chẩn đoán bệnh sớm kết hợp với điều trị đúng phương pháp có thể giúp điều trị bệnh hiệu quả, thậm chí khỏi bệnh triệt để, phòng tránh nguy cơ rủi ro cho người bệnh. 

Những năm trước đây, nhiều chị em chưa quan tâm nhiều đến sức khỏe, thậm chí khi có dấu hiệu bất thường cũng không đi khám bệnh. Điều này dẫn đến nhiều ca bệnh ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn muộn và vì thế hiệu quả điều trị thường không cao và tăng nguy cơ tử vong. 

2. Các bước cơ bản trong quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung

- Khám phụ khoa: Kết quả của bước khám này tuy chưa thể khẳng định bệnh ung thư nhưng có thể giúp bác sĩ đánh giá hoặc phát hiện những tổn thương, viêm nhiễm và từ đó định hướng, chỉ định những bước thăm khám, xét nghiệm tiếp theo.

- Soi cổ tử cung: Bằng các thiết bị y tế hỗ trợ, bác sĩ có thể quan sát rõ những bất thường ở cổ tử cung. Trong quá trình soi cổ tử cung, bác sĩ sử dụng dung dịch acid acetic 3-5%, lugol 2% để có thể xác định chính xác vùng tổn thương. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ có thể lấy mẫu mô để sinh thiết. 

- Phương pháp xét nghiệm Pap smear: Những tế bào thu thập được ở cổ tử cung sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm, thực hiện nhuộm màu và phân tích dưới kính hiển vi. Nữ giới từ 21 tuổi trở lên có thể thực hiện phương pháp sàng lọc này. 

Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung để trị bệnh hiệu quả

Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung để trị bệnh hiệu quả

- Phương pháp xét nghiệm virus HPV: Đa số các ca bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. Do đó xét nghiệm HPV cũng là một cách sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả. Kỹ thuật lấy mẫu để thực hiện xét nghiệm cũng giống như phương pháp Pap smear. 

3. Trả lời câu hỏi về tầm soát ung thư cổ tử cung

- Tần suất tầm soát?

Các chuyên gia cho biết, tần suất để thực hiện xét nghiệm này tùy thuộc vào từng người bệnh về độ tuổi hay tiền sử bệnh lý,...

+ Nếu ở độ tuổi từ 21 đến 29: Chị em nên làm Pap test khoảng 3 năm một lần. Hoặc có thể xét nghiệm HPV 3 năm/ lần.

+ Từ 30 đến 65 tuổi nên làm cả xét nghiệm HPV và Pap smear 5 năm/lần. Chị em có thể thực hiện Pap smear đơn thuần 3 năm/lần. 

Những chị em từng bị ung thư cổ tử cung, nhiễm HIV, hệ miễn dịch kém,... cần tầm soát ung thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, trường hợp đã từng tiêm phòng ung thư cổ tử cung cũng không nên chủ quan mà cần tầm soát bệnh theo lịch tầm soát ung thư cổ tử cung thường quy. 

- Khi nào nên ngừng tầm soát? 

Từ độ tuổi 65 trở đi, nếu không có bất thường về tế bào cổ tử cung, đã từng tầm soát và có kết quả Pap bình thường trong 3 lần liên tiếp, hoặc 2 lần liên tiếp có kết quả xét nghiệm HPV và Pap smear bình thường trong vòng 10 năm trước đó. 

Đã từng mắc ung thư vẫn nên tầm soát định kỳ

Đã từng mắc ung thư vẫn nên tầm soát định kỳ

-  Nếu đã phẫu thuật cắt cổ tử cung thì có cần tầm soát không?

Điều này còn phụ thuộc vào lý do cắt tử cung là gì, có phải do ung thư cổ tử cung hay không. Trong một số trường hợp, dù đã được cắt bỏ cổ tử cung nhưng một số tế bào ung thư vẫn có thể có ở mặt phía trên thành âm đạo. Vì thế, 20 năm sau phẫu thuật, người bệnh vẫn nên tầm soát ung thư cổ tử cung. 

- Kết quả tầm soát bất thường có phải đã bị ung thư cổ tử cung?

Khi kết quả tầm soát có những bất thường, chị em nên bình tĩnh. Sự thay đổi bất thường của tế bào cổ tử cung có thể ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu sự biến đổi này chỉ ở mức nhẹ, tế bào có thể tự phục hồi về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu biến đổi ở mức độ nghiêm trọng hơn, những tế bào này có thể tiến triển thành những tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ có những kiểm tra chuyên sâu hơn cũng như hướng điều trị và theo dõi.

- Cần lưu ý gì khi tầm soát ung thư cổ tử cung?

+ Nên lựa chọn những bộ đồ phù hợp để việc thăm khám bệnh được thuận tiện và dễ dàng. 

+ Nên nhịn ăn sáng để thực hiện xét nghiệm. 

+ Trước khi xét nghiệm không nên uống sữa, cà phê, nước trái cây,... Nếu khát, bạn có thể uống nước lọc. 

+ Không hút thuốc, uống rượu trong khoảng 24h trước khi đến khám bệnh. + Nên đi khám khi hết chu kỳ kinh nguyệt từ 5 ngày. 

Bạn không nên đi khám cổ tử cung vào những ngày kinh nguyệt

Bạn không nên đi khám cổ tử cung vào những ngày kinh nguyệt

+ Trong khoảng 3 ngày trước khi tầm soát, bạn không nên quan hệ, dùng thuốc tránh thai hay thuốc đặt âm đạo,...

Hiện nay, dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Ưu điểm lớn của MEDLATEC là có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo mang đến những kết quả chính xác nhất. 

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.