Tin tức

Thông tin về các loại xét nghiệm đông máu hiện nay

Ngày 08/12/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Để chẩn đoán các bệnh liên quan đến rối loạn đông máu, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm liên quan. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại xét nghiệm đông máu và ý nghĩa của chúng.

1. Tìm hiểu về quá trình đông máu

Đông máu là quá trình máu từ thể lỏng chuyển sang thể rắn, nhằm mục đích bảo vệ các thành mạch bị tổn thương. Để tạo nên phản ứng đông máu cần sự tham gia của nhiều yếu tố như: tế bào máu, Fibrinogen, Prothrombin, Prothrombinase, Thromboplastin,…

Cơ chế đông máu:

Nếu nội thành mạch bị tổn thương thì cơ thể sẽ nhanh chóng kích hoạt phản ứng đông máu. Ban đầu, tiểu cầu sẽ tạo ra nút để bịt kín các vết rách nhỏ li ti. Khi tiếp xúc với sợi Collagen của mạch máu chúng sẽ dần phồng to, xù xì đồng thời liên kết lại với nhau để tạo thành nút chặn ở vết thương.

Cuối cùng các yếu tố đông máu có trong huyết tương sẽ tham gia và tạo nên sợi tơ huyết. Để hình thành nên cục máu đông, mạng lưới tơ huyết sẽ bắt giữ các tế bào máu. Đến khi vết thương được bịt kín bởi cục máu đông thì máu sẽ được cầm.

Khi nội thành mạch bị tổn thương, cơ thể sẽ nhanh chóng kích hoạt phản ứng đông máu, cuối cùng tạo nên cục máu đông che kín vết thương

Khi nội thành mạch bị tổn thương, cơ thể sẽ nhanh chóng kích hoạt phản ứng đông máu, cuối cùng tạo nên cục máu đông che kín vết thương

Trong trường hợp, nếu cơ thể bị thiếu các yếu tố làm đông máu, máu sẽ tự động chảy ra ngoài một cách ồ ạt. Máu chảy quá nhiều, không đông lại được sẽ làm tăng nguy cơ tử vong. Tuy nhiên khi thiếu chất chống đông máu thì cơ thể sẽ gặp phải hiện tượng tắc mạch, do hình thành nhiều huyết khối gây cản trở sự lưu thông lòng mạch.

2. Ý nghĩa của các xét nghiệm đông máu

Khi thực hiện các xét nghiệm đông máu, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng chảy máu bất thường như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt kéo dài,…

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm đông máu để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng chảy máu bất thường như: chảy máu cam,...

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm đông máu để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng chảy máu bất thường như: chảy máu cam,...

Đặc biệt, phụ nữ mang thai thường có khả năng đông máu cao. Mặc dù đây là những thay đổi sinh lý bình thường nhưng nếu mắc phải hội chứng Thrombophilia thì mẹ bầu dễ hình thành các huyết khối. Trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến những biến chứng như: sảy thai liên tiếp, tiền sản giật, thai nhi chậm phát triển,…

Do đó, bạn nên thực hiện xét nghiệm đông máu để có thể phát hiện sớm những vấn đề liên quan đến rối loạn đông máu.

3. Các loại xét nghiệm đông máu

Dưới đây là một số loại xét nghiệm đông máu phổ biến, tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp:

Xét nghiệm Prothrombin (PT):

Xét nghiệm Prothrombin là một loại xét nghiệm đông máu dùng để đo khoảng thời gian hình thành cục máu đông. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này, để đảm bảo an toàn và sàng lọc các bất thường về đông máu.

Ngoài ra, xét nghiệm Prothrombin còn được áp dụng để chẩn đoán bệnh cho những người có dấu hiệu bầm tím, chảy máu chân răng, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, tiểu tiện ra máu,...

Xét nghiệm Prothrombin được bác sĩ chỉ định thực hiện trước khi phẫu thuật để đảm bảo an toàn và sàng lọc các bất thường về đông máu

Xét nghiệm Prothrombin được bác sĩ chỉ định thực hiện trước khi phẫu thuật để đảm bảo an toàn và sàng lọc các bất thường về đông máu

Sau khi thực hiện xong, bác sĩ sẽ giải thích kết quả như sau:

  • PT% là tỷ lệ % của Prothrombin của mẫu xét nghiệm so với mẫu chuẩn. Ở người bình thường, chỉ số này chỉ khoảng từ 70 - 140%. Nếu thấp hơn 70% thì chứng tỏ phản ứng đông máu có vấn đề.

  • PT(s) là thời gian để hình thành cục máu đông, đơn vị tính là giây. Bình thường, trị số này dao động trong khoảng 10 - 14 giây. Nếu kéo dài hơn, tức là một hoặc nhiều yếu tố đông máu giảm hoạt tính, dẫn đến tình trạng chảy máu và ngược lại. 

  • INR là chỉ số được bác sĩ dùng để điều chỉnh liều lượng thuốc chống đông máu, kháng Vitamin K sao cho phù hợp người bệnh và không xảy ra hiện tượng mất máu. Chỉ số này có giá trị khoảng 0,8 - 1,2, trường hợp tăng lên 2 - 3 thì vẫn được xem là bình thường.

Xét nghiệm thời gian Thrombin TT:

Là phương pháp xét nghiệm đông máu giúp xác định thời gian đông máu sau khi cho Thrombin vào huyết tương. Phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh liên quan đến gan, thận, rối loạn Globulin hay thiếu hụt các yếu tố đông máu.

Kết quả của xét nghiệm sẽ được biểu thị thông qua các chỉ số sau:

  • TT là thời gian đông máu, bình thường dao động từ 15 - 25 giây.

  • rTT là tỷ lệ giữa chỉ số TT mẫu xét nghiệm với TT mẫu chuẩn, tỷ lệ này được coi là bình thường nếu nằm trong khoảng 0,85 - 1,25. Nhưng nếu cao hơn 1,25 thì chứng tỏ thời gian TT kéo dài do thiếu Fibrinogen,… 

Xét nghiệm APTT:

Xét nghiệm APTT là loại xét nghiệm đông máu nhằm xác định thời gian hoạt hóa Thromboplastin từng phần. Với tác dụng khảo sát yếu tố đông máu nội sinh, xét nghiệm sẽ đo khoảng thời gian đông vón huyết tương kể từ khi ủ với lượng Kaolin và Cephalin.

Thông qua kết quả APTT, bác sĩ sẽ nắm được khả năng cầm máu của bệnh nhân. Do đó, xét nghiệm này thường được áp dụng trước khi phẫu thuật, để khi có vấn đề gì bất thường bác sĩ sẽ chuẩn bị thuốc hỗ trợ cũng như các biện pháp xử lý kịp thời.

Thông qua kết quả xét nghiệm APTT, bác sĩ sẽ nắm được khả năng cầm máu của bệnh nhân

Thông qua kết quả xét nghiệm APTT, bác sĩ sẽ nắm được khả năng cầm máu của bệnh nhân

Đồng thời, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh suy gan, thiếu hụt yếu tố đông máu,… thông qua các chỉ số dưới đây:

  • APTT là thời gian đông máu từng phần, dao động từ 30 - 35 giây.

  • rAPTT là tỷ lệ giữa APTT mẫu xét nghiệm với APTT mẫu chuẩn, ở người bình thường chỉ số này sẽ dao động từ 0,8 - 1,25. Nếu cao hơn thì cho thấy tình trạng đông máu nội sinh đang bị rối loạn. Dựa vào đây, bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân là do suy gan, thiếu hụt yếu tố bẩm sinh, máu có chất ức chế,…

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết, bạn đã hiểu rõ được cơ chế của quá trình đông máu và các loại hình xét nghiệm đông máu. Nếu cơ thể xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường, bạn nên đến cơ sở để thực hiện xét nghiệm này.

Để nhận lại kết quả chính xác, bạn nên đến các trung tâm xét nghiệm uy tín. Được biết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở được nhiều khách hàng tin tưởng. Bởi vì nơi đây sở hữu nhiều lợi thế về máy móc đạt chuẩn, cũng như đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cao.

Để được tư vấn và đặt lịch trước, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng: 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.