Tin tức

Thuốc đau nửa đầu Migraine gồm những loại nào? Dùng sao cho đúng?

Ngày 10/07/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh đau nửa đầu Migraine là tình trạng đau đầu mạn tính, thường khiến bệnh nhân đau một bên đầu, cơn đau tăng nặng khi vận động và đặc biệt buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn,... Bài viết sau đây sẽ giới thiệu các loại thuốc đau nửa đầu Migraine và cách sử dụng những loại thuốc này.

1. Bạn biết gì về bệnh đau nửa đầu Migraine?

Bệnh đau nửa đầu Migraine thường xuất hiện đột ngột, cơn đau đầu có tính chất dữ dội, đau nhói theo đợt kèm theo biểu hiện rối loạn thị giác, buồn nôn, người bệnh nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng. Đau nửa đầu Migraine thường chỉ xảy ra khoảng 2 - 3 lần tuần, hoặc chỉ 1 - 2 lần/năm. Nếu tình trạng này xuất hiện với tần suất dày hơn (15 lần/tháng) thì tức là bệnh đã tiến triển thành mạn tính rất khó để điều trị khỏi dứt điểm. 

Dựa trên các triệu chứng cảnh báo, bệnh đau nửa đầu Migraine được phân thành 2 dạng như sau:

Đau nửa đầu có dấu hiệu cảnh báo trước:

Loại đau nửa đầu này bao gồm:

  • Đau nửa đầu võng mạc: chứng đau nửa đầu sẽ kèm theo triệu chứng mất thị giác tạm thời, đôi khi trước khi cơn đau đầu xuất hiện sẽ thấy trước ánh sáng nhấp nháy ở một bên mắt;
  • Đau nửa đầu Migraine liệt nửa người: dấu hiệu đầu sẽ là một bên cơ thể sẽ bị liệt tạm thời, triệu chứng này có thể tự biến mất sau 24 - 72 giờ;
  • Đau đầu Migraine thân não: bệnh nhân chóng mặt, khó giữ thăng bằng, tăng nhịp tim;
  • Đau nửa đầu Migraine thầm lặng: bệnh nhân không cảm thấy đau nhức đầu và bệnh dễ bị nhầm sang hiện tượng thoáng thiếu máu não.

Bệnh đau nửa đầu Migraine thường xuất hiện đột ngột

Bệnh đau nửa đầu Migraine thường xuất hiện đột ngột

Đau nửa đầu không có dấu hiệu báo trước, xuất hiện bất ngờ:

Dạng đau đầu này chiếm phần lớn các trường hợp đau nửa đầu Migraine với đặc điểm là không xuất hiện triệu chứng cảnh báo trước, thường diễn ra đột ngột khiến người bệnh không có phương pháp dự phòng. Đặc trưng của dạng đau nửa đầu Migraine không dấu hiệu báo trước đó là các cơn đau đầu dữ dội, có thể diễn ra khoảng 4 - 72 giờ cùng với đó là các biểu hiện như sợ âm thanh, sợ ánh sáng và buồn nôn.

2. Gợi ý một số loại thuốc đau nửa đầu Migraine

2.1. Thuốc đau nửa đầu điều trị mức độ nhẹ đến trung bình

Nhóm này gồm các thuốc giảm đau như: Acetaminophen, thuốc giảm đau non-opioid, thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) cùng các thuốc giảm đau chứa caffeine, cụ thể các thuốc đau nửa đầu trong nhóm này sẽ là:

  • Thuốc giảm đau kết hợp giữa aspirin, acetaminophen và caffeine;
  • NSAIDs: celecoxib (dạng dung dịch đường uống), aspirin, naproxen, diclofenac, ketoprofen, ibuprofen, flurbiprofen, ketorolac (dạng tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch);
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch Magnesium;
  • Các thuốc chống nôn: droperidol, promethazine, chlorpromazine, prochlorperazine, metoclopramide;
  • Thuốc chứa Isometheptene.

Các thuốc thuộc nhóm NSAID thường được áp dụng trong điều trị đau nửa đầu Migraine

Các thuốc thuộc nhóm NSAID thường được áp dụng trong điều trị đau nửa đầu Migraine

2.2. Các thuốc đau nửa đầu đặc hiệu

Đối với những cơn đau nửa đầu Migraine nghiêm trọng hơn mà các thuốc nêu trên không mang lại hiệu quả điều trị thì sẽ sử dụng các thuốc đặc hiệu thay thế, bao gồm: dối đối vận thụ thể CGRP, các triptans, các dẫn xuất của Ergotamin, cụ thể như sau:

Triptans: liều dùng của thuốc là 3 lần/ngày theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như dị cảm, đỏ mặt, thấy nặng vùng họng và vùng ngực. Thuốc không dành cho những người bị cao huyết áp không kiểm soát, mắc bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu não và liệt nửa người. Các loại thuốc thuộc nhóm Triptans bao gồm: 

  • Eletriptan (đường uống hàm lượng 20 - 40mg); 
  • Naratriptan hoặc Frovatriptan (đường uống hàm lượng 2,5mg);
  • Almotriptan (đường uống hàm lượng 12,5mg); 
  • Rizatriptan (đường uống dùng khoảng 10mg);
  • Zolmitriptan (hàm lượng dùng là từ 2,5 - 5mg nếu là đường uống, 5mg nếu là thuốc xịt mũi);
  • Sumatriptan (dùng theo đường uống thì là hàm lượng 50 - 100mg, nếu dùng dạng xịt mũi là 5 - 20mg, miếng dán qua da là 6,5mg hoặc tiêm dưới da 6mg);

Dihydroergotamine: tương tự như Triptans, loại thuốc này cũng có thể khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, không dành cho bệnh nhân bị bệnh động mạch vành, huyết áp cao và không dùng cùng lúc với triptans. Liều lượng sử dụng Dihydroergotamine là khoảng 4mg/mL dưới dạng xịt mũi, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da hàm lượng 0,5 - 1mg.

2.3. Thuốc giúp phòng tránh các cơn đau nửa đầu Migraine

Bác sĩ có thể kê đơn loại thuốc này để bệnh nhân sử dụng hàng ngày với công dụng là hạn chế các cơn đau nửa đầu Migraine xuất hiện. Các thuốc đó bao gồm: thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc hạ huyết áp (chẹn kênh canxi, chẹn beta), thuốc kháng thể đơn dòng CGRP, thuốc chống động kinh (topiramate, valproate). Tuy nhiên thuốc cũng có thể gây ra một số các tác dụng không mong muốn nên bệnh nhân cần hết sức lưu ý, cụ thể: 

  • Lithium: có khả năng gây đa niệu, hay bị khát nước, yếu cơ, run rẩy. Liều dùng áp dụng: đường uống 300mg, dùng khoảng 2 - 4 lần/ngày;
  • Divalproex: có thể gây rối loạn tiêu hóa, rụng tóc, giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng gan, tăng cân, run. Liều lượng khuyến cáo như sau:

          + Loại thông thường: sử dụng khoảng 25 - 500mg đường uống, dùng khoảng 2 lần/ngày;

          + Loại tác dụng kéo dài: chỉ dùng 1 lần/ngày với hàm lượng 500 - 1000mg.

  • Verapamil: tác dụng phụ của thuốc là gây táo bón và hạ huyết áp, liều dùng khuyến cáo là 240mg/lần với 3 lần/ngày;
  • Topiramate: thuốc có thể tác động lên hệ thần kinh trung ương (nguy cơ trầm cảm, lú lẫn), gây giảm cân, liều dùng thường được áp dụng là 50 - 200mg theo đường uống với tần suất 1 lần/ngày;
  • Galcanezumab: nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với các biện pháp điều khác thì có thể dùng Galcanezumab, dùng theo đường tiêm dưới da với liều lượng 300mg, 1 lần/tháng.

Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trị đau nửa đầu phù hợp tùy thuộc từng trường hợp cụ thể

Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trị đau nửa đầu phù hợp tùy thuộc từng trường hợp cụ thể

Cần lưu ý rằng khi sử dụng các thuốc dạng uống để điều trị bệnh đau nửa đầu Migraine thì nên bắt đầu với liều thấp, sau đó dần chỉnh liều cho tới khi đạt đến liều đích hoặc liều tối đa, đảm bảo mục tiêu điều trị. Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về dùng để tránh nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng rằng những thông tin được đề cập như trong bài viết nêu trên về thuốc đau nửa đầu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc này. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng cảnh báo bệnh đau nửa đầu Migraine và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt của bạn thì hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị thích hợp. 

Chuyên khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang là địa chỉ khám thần kinh uy tín của nhiều khách hàng. Bạn có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ của MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.