Tin tức

Thuốc nhỏ tai: Cẩn thận khi dùng, tránh hậu quả khôn lường

Ngày 17/11/2022
Nhiều người thường tự mua thuốc nhỏ tai về dùng khi xuất hiện các triệu chứng như tai trong đau, tai ù, chảy máu,... Tuy nhiên, việc dùng thuốc mà không có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn hoặc biến chứng khó lường. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để sử dụng thuốc nhỏ cho tai chính xác hơn.

1. Có những loại thuốc nhỏ tai nào?

Tai là bộ phận bảo đảm chức năng thăng bằng và nghe ở con người, được cấu tạo gồm 3 phần, gồm tai ngoài, tai trong và tai giữa. Tai giữa và tai ngoài được ngăn cách với nhau bằng một lớp màng nhĩ mỏng. Bộ phận này ngoài công dụng thu nhận âm thanh còn là một màng chắn bảo vệ cho tai trong và tai giữa.

Thuốc nhỏ tai là các sản phẩm thuốc được sản xuất dưới dạng thuốc bột nguyên chất hoặc dạng dung dịch, được dùng để chữa các bệnh lý về tai, đặc biệt là bệnh viêm tai ngoài và tai giữa. Trên thị trường hiện nay có 2 loại thuốc nhỏ cho tai, gồm:

Thuốc nhỏ tai được chế xuất để chữa các bệnh vật lý về tai

Thuốc nhỏ tai được chế xuất để chữa các bệnh vật lý về tai

1.1. Thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai không bị thủng màng nhĩ

Đây là nhóm thuốc sử dụng cho các tình trạng eczema ống tai ngoài, viêm ống tai ngoài có viêm tai giữa xung huyết hoặc bội nhiễm. Nhóm thuốc này có thể gây hại cho ốc tai (biến chứng là điếc không thể phục hồi) nếu sử dụng không cẩn thận, bởi dòng thuốc này thường chứa một loại kháng sinh nhóm aminoglycosid.

Thuốc kết hợp giữa kháng viêm và kháng sinh, có tác dụng điều trị đa năng và tại chỗ vì tính chất kháng viêm của thuốc sử dụng kết hợp với dexamethasone. Các dòng thuốc này dùng kháng sinh polymycine và neomycine, loại bỏ các loại vi khuẩn gram dương và gram âm - nguyên nhân dẫn đến bệnh ống tai giữa và ống tai ngoài.

Tùy vào từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh dùng các sản phẩm thuốc nhỏ tai khác nhau:

1.1.1. Ofloxacin

Thành phần của loại thuốc này gồm phenazone và lidocaine HCL, có công dụng giảm đau tại chỗ, chống viêm. Thường được kê đơn để dùng trong tình trạng bị viêm tai bọng nước do siêu vi trùng, viêm tai giữa xung huyết, chấn thương viêm tai do khí áp.

Thuốc nhỏ cho tai Ofloxacin

Thuốc nhỏ cho tai Ofloxacin

1.1.2. Finafloxacin

Đây là sản phẩm thuốc được bác sĩ cho dùng đối với những bệnh nhân bị viêm tai ngoài cấp tính do vi khuẩn Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa gây nên hoặc do nước vào tai. Finafloxacin có công dụng ức chế các topoisomerase IV, DNA gyrase, enzyme topoisomerase của vi khuẩn, quan trọng cho sự tái tạo, sao chép lại tổ hợp DNA của vi khuẩn.

1.1.3. Otifar

Thuốc Otifar thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp người bệnh nhiễm trùng tai ngoài hoặc viêm nhiễm ở các bộ phận khác như da, mắt,.. Đối với sản phẩm thuốc nhỏ tai này, liều lượng sử dụng cho người lớn và trẻ nhỏ không quá khác biệt. Tuy nhiên liều thuốc sẽ có sự thay đổi lớn đối với từng mục đích chữa bệnh khác nhau. Do đó, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám thay vì tự mua thuốc tại nhà và chỉ nên dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Các loại thuốc nhỏ cho tai này sẽ không đi vào đường máu trừ một vài tình huống đặc biệt như màng tai bị trầy xước hoặc rách. Vì vậy, người bệnh cần kiểm tra của mình thật kỹ trước khi sử dụng thuốc. Bởi thuốc có thể tác động vào cấu trúc của tai trong và tai giữa nếu màng nhĩ bị rách, dễ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như rối loạn thăng bằng, bị điếc,...

Thuốc nhỏ cho tai Otifar

Thuốc nhỏ cho tai Otifar

1.2. Thuốc nhỏ tai điều trị thủng màng nhĩ

Có nên nhỏ thuốc khi màng nhĩ bị thủng? Nhóm thuốc nhỏ tai này được sản xuất từ những loại thuốc kháng sinh an toàn với ốc tai, thành phần thuốc chủ yếu là rifamycin sodium. Thuốc có thể loại bỏ vi khuẩn gram dương và âm đối với các bệnh lý nhiễm trùng tai giữa. Bên cạnh đó, hiện nay còn có thuốc nhỏ chứa ciprofloxacin - kháng sinh phổ rộng tác động được trên cả vi khuẩn gram dương và gram âm.

2. Tại sao nên cẩn trọng khi dùng thuốc nhỏ tai?

Nhìn chung, thuốc nhỏ tai khá an toàn đối với trường hợp ù tai, ráy tai, đau tai hoặc viêm tai ngoài của người bơi lội, tuy nhiên cần hãy chú ý. Việc dùng thuốc nhỏ cho tai an toàn khi màng nhĩ của bạn không bị tổn thương, còn nguyên vẹn, bởi thuốc có thể đi vào tai giữa khi màng nhĩ bị thủng. Đối với tình huống này, bạn có thể thấy đau đớn nếu dùng thuốc nhỏ bằng hydrogen peroxide hoặc cồn. Một vài loại thuốc nhỏ có thể làm tai hỏng như: Cortisporin, neomycin, gentamicin.

3. Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai

3.1. Thực hiện nhỏ thuốc

Khi tiến hành nhỏ thuốc cho người lớn, bạn chỉ cần kéo vành tai nhẹ ra phía sau và hướng về phía trên, đối với trẻ nhỏ thì ngược lại kéo vành tai về sau và hướng xuống. Tiếp đến, nhỏ đúng số lượng giọt thuốc đã được chỉ định vào tai, rồi kéo ống tai lên (xuống) một cách nhẹ nhàng để thuốc đi vào phía trong tai. Giữ tư thế nghiêng đầu từ 2 - 5 phút để thuốc đi sâu vào trong tai.

Sau cùng, dùng khăn vải sạch hoặc khăn giấy lau sạch lượng thuốc thừa còn đọng lại ngoài tai, đậy kín lọ thuốc và bảo quán theo chỉ dẫn.

3.2. Tư thế nhỏ thuốc

Khi nhỏ thuốc, nên để đầu nghiêng về một hướng sao cho một bên tai đối diện với mặt đất. Tư thế nhỏ thuốc dễ nhất là ngồi, đứng và nghiêng đầu về một hướng. Tư thế đúng chuẩn khi nhỏ thuốc dành cho tai cho người khác là để người bệnh nghiêng đầu hoặc nằm nghiêng về một hướng.

Lựa chọn tư thế nhỏ thuốc cho tai đúng chuẩn

Lựa chọn tư thế nhỏ thuốc cho tai đúng chuẩn

3.3. Thuốc có ống nhỏ giọt

Đối với sản phẩm thuốc được thiết kế có ống nhỏ giọt thì bạn cần hút thuốc vào trong ống nhỏ trước. Có thể lật úp lọ thuốc xuống nếu đầu nhỏ giọt quá ngắn.

Lưu ý: Không nên dùng ống nhỏ thuốc bị bẩn, sứt mẻ, không để đầu nhỏ chạm vào tay, tai hoặc các bề mặt khác để hạn chế nhiễm khuẩn. Ngoài ra, không dùng nước nóng để làm ấm thuốc bởi có thể làm cho thuốc quá nóng khiến tai bị tổn thương. Hơn nữa, để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan diện rộng, bạn không nên dùng chung thuốc nhỏ tai với người khác.

3.4. Thời gian điều trị

Nếu sau quá 10 ngày điều trị mà bệnh tình không thuyên giảm thì bạn cần đánh giá lại biện pháp chữa bệnh. Đồng thời, không được sử dụng thuốc ngâm ấm ở nhiệt độ 20 - 25°C và dưới áp suất để hạn chế kích thích về nhiệt và áp suất lên tiền đình của tai - dẫn đến chóng mặt. Nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện không bình thường như chóng mặt, tai ù, đau nhức tai,... thì cần dừng thuốc ngay.

3.5. Khi nào nên liên hệ bác sĩ?

Một vài người bệnh sau khi sử dụng thuốc lần đầu có thể bị ngứa râm ran. Tuy nhiên nếu trong khoảng 10 - 15 phút sau mà cảm giác khó chịu không biến mất hoặc bạn cảm thấy khó chịu nghiêm trọng hơn thì nên dừng dùng thuốc và thăm khám bác sĩ ngay.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ nếu trong tai bị sưng sau khi sử dụng thuốc nhỏ chuyên dùng cho tai. Và nếu bị ù tai sau khi dùng thuốc nhỏ thì bạn hãy nghiêng đầu vừa nhỏ về một bên, sử dụng tăm bông vệ sinh sạch để cửa tai hấp thụ hết số lượng còn lại bên trong ống tai. Ngoài ra, bạn nên thực hiện thăm khám càng sớm càng tốt nếu tai xuất hiện các triệu chứng bất thường khác.

Liên hệ bác sĩ ngay nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc nhỏ

Liên hệ bác sĩ ngay nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc nhỏ

Có thể thấy, thuốc nhỏ tai mang đến công dụng chữa bệnh tiện lợi, an toàn và hiệu quả, tuy nhiên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng. Người bệnh không nên dùng thuốc nhỏ cho tai mà không có sự đồng ý từ bác sĩ, bởi việc làm này có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ