Tin tức

Tiểu cầu tăng trong trường hợp nào? Cách phòng bệnh ra sao?

Ngày 11/07/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Tăng tiểu cầu là một dấu hiệu bất thường về sức khỏe mà bạn không nên chủ quan. Tình trạng này cần được điều trị sớm để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy tiểu cầu tăng trong trường hợp nào và phải làm sao để ngăn ngừa tình trạng này?

1. Tiểu cầu tăng trong trường hợp nào?

Tiểu cầu do tủy xương sản sinh ra. Lượng tiểu cầu được cho là bình thường khi không quá 450G/L máu. Những trường hợp vượt quá chỉ số này được gọi là tình trạng tăng tiểu cầu hay còn được gọi là bệnh đa tiểu cầu. Bệnh có thể chia thành 2 loại là tăng tiểu cầu nguyên phát và tăng tiểu cầu thứ phát. 


Tiểu cầu tăng cao do nhiều nguyên nhân

Với thắc mắc “tiểu cầu tăng trong trường hợp nào”, các chuyên gia giải thích như sau: 

- Tăng tiểu cầu nguyên phát: Đây là tình trạng rối loạn tủy xương dẫn tới việc sản sinh ra quá nhiều tiểu cầu trong máu. Nguyên nhân gây tăng tiểu cầu thứ phát vẫn chưa được xác định rõ, nhưng một số yếu tố có thể liên quan đến vấn đề này là đột biến di truyền. 

- Tăng tiểu cầu thứ phát: Là những trường hợp tiểu cầu trong máu tăng cao là do bệnh lý hay những yếu tố bên ngoài. Tăng tiểu cầu thứ phát có thể xảy ra trong những trường hợp sau: 

+ Người mắc bệnh ung thư. 

+ Người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt. 

+ Người vừa trải qua quá trình phẫu thuật, đặc biệt là những trường hợp phải phẫu thuật cắt lách. 

+ Trường hợp bị thiếu vitamin. 

+ Người mắc các bệnh truyền nhiễm. 

+ Do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị. 

+ Người bị loãng xương. 

+ Các trường hợp gặp phải chấn thương. 

2. Một số triệu chứng do tăng tiểu cầu?

Với những trường hợp tiểu cầu tăng không đáng kể và kịp thời kiểm soát nguyên nhân gây bệnh thì tình trạng này sẽ được ổn định sớm. Tuy nhiên, khi lượng tiểu cầu tăng quá cao, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: 

Đau ngực có thể là dấu hiệu của tăng tiểu cầu

Đau ngực có thể là dấu hiệu của tăng tiểu cầu

Các trường hợp tăng tiểu cầu quá mức có thể gây ra hiện tượng tắc mạch như:

+ Tình trạng tắc mạch não gây nhồi máu não sẽ gây các triệu chứng yếu, liệt chi, liệt mặt, đại tiểu tiện không tự chủ, mất ý thức,...

+ Tắc động mạch vành gây nhồi máu cơ tim.

+ Tắc động mạch chi gây hoại tử chi.

+ Tắc động mạch mắt gây giảm thị lực, mù,...

+ Tắc động mạch mạc treo tràng gây hoại tử ruột.

+ Ngoài ra, còn có thể tắc động mạch phổi, thận,... gây hoại tử các cơ quan bị tắc mạch.

3. Chẩn đoán tình trạng tăng tiểu cầu bằng những phương pháp nào?

Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng thì việc chẩn đoán bệnh là rất khó khăn. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như sau: 

- Xét nghiệm máu để xác định rõ số lượng của tiểu cầu trong máu là bao nhiêu, có đang xảy ra tình trạng tăng cao quá mức hay không. 

- Sinh thiết tủy xương: Để xác định tủy xương có xảy ra vấn đề bất thường gì để ảnh hưởng đến việc sản xuất tiểu cầu hay không. 

Xét nghiệm máu để xác định số lượng tiểu cầu trong máu

Xét nghiệm máu để xác định số lượng tiểu cầu trong máu

- Xét nghiệm đột biến gen JAK2V617F: Đây là phương pháp được chỉ định để chẩn đoán các trường hợp tăng tiểu cầu thứ phát.

- Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khác, chẳng hạn như kiểm tra chỉ số sắt trong máu. 

4. Phương pháp điều trị bệnh tăng tiểu cầu

Sau khi chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh, từng nguyên nhân gây bệnh để có được hiệu quả điều trị cao nhất. 

- Nếu là các trường hợp tăng tiểu cầu do vừa trải qua phẫu thuật, chấn thương dẫn đến mất máu thì bệnh nhân thường không cần phải điều trị mà theo thời gian lượng tiểu cầu trong máu sẽ dần ổn định. 

- Với các trường hợp tăng tiểu cầu là do bệnh nền, người bệnh cần điều trị bệnh, kiểm soát bệnh tốt. 

- Trường hợp tiểu cầu tăng quá cao, bệnh nhân cần được lọc bớt số lượng tiểu cầu dư thừa trong máu. 

- Bên cạnh việc áp dụng phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh hiệu quả

Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh hiệu quả

+ Tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định. 

+ Thường xuyên thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường và kịp thời xử trí, phòng tránh tối đa nguy cơ biến chứng. 

+ Loại bỏ thói quen hút thuốc lá. 

+ Cần kiểm soát một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông trong cơ thể chẳng hạn như tình trạng tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, hay tăng cholesterol trong máu,... 

+ Bất kỳ trường hợp yếu liệt chi hoặc đau tức ngực, đau nhiều ở một cơ quan, bộ phận nào mà nghi ngờ có sự tắc mạch đều cần phải thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

+ Trường hợp bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp nha khoa, cần thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi phẫu thuật. Nếu lượng tiểu cầu quá cao thì bác sĩ có thể xem xét tạm hoãn cuộc phẫu thuật hoặc gạn lọc bớt tiểu cầu nếu cần.

5. Các phương pháp phòng ngừa bệnh

Để phòng ngừa bệnh, bạn cần thực hiện một số lưu ý như sau:

- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy bổ sung đa dạng thực phẩm, nên ăn nhiều các loại ngũ cốc, rau xanh và trái cây. Không nên ăn nhiều đồ ăn chiên, xào. 

- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải. 

- Thường xuyên vận động, tập thể dục để tăng cường sức khỏe. Lựa chọn những môn thể thao phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình chẳng hạn như bơi lội, đạp xe,...

- Không hút thuốc lá. 

Tình trạng tăng tiểu cầu có thể gây ra những huyết khối trong mạch máu dẫn đến đau tim, đột quỵ khiến người bệnh tử vong. Việc nhận biết sớm và điều trị bệnh kịp thời có thể phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm này. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ các bác sĩ chuyên môn cao và đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Do đó, bạn có thể yên tâm khi lựa chọn kiểm tra tình trạng tăng tiểu cẩu và các vấn đề sức khỏe khác tại MEDLATEC. Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.