Tin tức

Tìm hiểu về biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành

Ngày 05/03/2022
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Bệnh động mạch vành rất nguy hiểm với sự sống của người bệnh bởi tỷ lệ tử vong do bệnh tương đối cao. Điều đáng nói là hiện nay, bệnh lý này đang có chiều hướng gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh và dần trẻ hóa. Vậy phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành là như thế nào, nội dung bài viết dưới đây sẽ đề cập về vấn đề ấy.

1. Những vấn đề tổng quan về bệnh động mạch vành

1.1. Thế nào là bệnh động mạch vành?

1. Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây thiếu dưỡng khí và hoại tử cơ tim

Bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây thiếu dưỡng khí và hoại tử cơ tim

Máu muốn đi đến cơ tim nói riêng và cơ thể nói chung cần phải thông qua hệ thống động mạch vành. Hệ thống này xuất phát từ động mạch chủ, gồm có động mạch vành phải và trái. Chỉ cần một nhánh nào đó của hệ thống động mạch vành bị tắc hay bị hẹp do nguyên nhân nào đó thì cơ tim đều sẽ bị thiếu đi dưỡng khí, lúc ấy gọi là bệnh động mạch vành.

1.2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh động mạch vành

- Nguyên nhân không thể thay đổi được

+ Giới tính: nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành thấp hơn so với nam giới.

+ Tuổi tác: người lớn tuổi dễ bị bệnh động mạch vành cao hơn vì yếu tố tuổi tác dễ tác động làm cho hệ thống này bị tổn thương và trở nên hẹp hơn.

+ Tiền sử gia đình: những người có người thân mắc bệnh lý tim mạch hay đột quỵ thường có nguy cơ cao với bệnh động mạch vành.

- Nguyên nhân có thể thay đổi được

+ Bị huyết áp cao.

+ Thuốc lá và đồ uống có cồn.

+ Bệnh cao mỡ máu.

+ Đái tháo đường, kháng insulin.

+ Vận động ít.

+ Bị thừa cân hoặc béo phì.

1.3. Triệu chứng của bệnh động mạch vành

Trước khi tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành, trước tiên chúng ta cần nhận diện đúng triệu chứng của bệnh lý này. Bệnh thường khởi phát với triệu chứng điển hình là cơn đau thắt ngực. Cảm giác đau có thể chỉ thoáng qua nhưng nó khiến người bệnh bị khó thở hoặc cũng có khi nó khiến cho họ có cảm giác bị đè ép, bóp chặt hoặc thắt nghẹt ở lồng ngực. 

Vị trí xuất phát của cơn đau có thể ở tim, sau xương ức, giữa ngực, cổ, vai hoặc cánh tay trái. Thường thì mỗi cơn đau chỉ kéo dài khoảng 10 - 30 giây hoặc lâu hơn thì khoảng vài phút. Có những trường hợp bệnh nhân đau quá 15 phút nhưng nếu nó không có dấu hiệu thuyên giảm thì khả năng cao là người bệnh bị nhồi máu cơ tim.

Người bị bệnh động mạch vành thường xuyên xuất hiện các cơn đau thắt ngực

Người bị bệnh động mạch vành thường xuyên xuất hiện các cơn đau thắt ngực

Ngoài ra, người bị động mạch vành cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như:

- Cảm thấy bị hụt hơi, hồi hộp.

- Thường xuyên hoảng hốt, chóng mặt.

- Cảm giác như bị đè nặng ở ngực, mệt mỏi và có cơn đau ngực kèm theo cảm giác buồn nôn.

1.4. Thận trọng trước sự nguy hiểm của bệnh

Bệnh động mạch vành rất nguy hiểm bởi nó có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức hoặc vài giờ sau khi tắc nghẽn động mạch vành và trước khi xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, người bệnh còn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác không tốt cho sức khỏe như:

- Suy tim: biến chứng này xảy ra sau nhồi máu cơ tim do trong suốt một thời gian dài cơ tim bị thiếu máu hoặc đã bị hoại tử. Triệu chứng thường thấy ở người bệnh là mệt mỏi, phù, ho khan, khó thở. 

- Rối loạn nhịp tim: sự xuất hiện của các cơn rung nhĩ gây nên hiện tượng tim đập quá chậm, quá nhanh hoặc hỗn hợp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

- Đau thắt ngực: người bệnh có thể thường xuyên gặp hiện tượng đau thắt ngực lặp đi lặp lại khi gắng sức ở một mức độ nhất định hoặc cũng có thể sẽ có cơn đau thắt ngực không ổn định ngay cả lúc đang nghỉ ngơi, đau không có dấu hiệu giảm dù đã ngừng gắng sức. Đặc biệt, những cơn đau thắt ngực không ổn định rất dễ gây nhồi máu cơ tim và sẽ dẫn đến đột tử khi không được điều trị kịp thời.

2. Biện pháp nào dùng để chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành?

2.1. Chẩn đoán bệnh động mạch vành

Để chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành, khi thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra như:

- Điện tâm đồ.

- Siêu âm tim.

- Chụp xạ hình tưới máu ở cơ tim.

- Chụp CT cắt lớp động mạch vành.

- Chụp động mạch vành.

2.2. Điều trị bệnh động mạch vành

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành khác nhau ở từng bệnh nhân vì nó phụ thuộc vào mức độ và loại bệnh mà họ mắc phải. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định nên điều trị bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống bởi đây là yếu tố tác động rất lớn đến việc cải thiện triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành sớm, chính xác giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành sớm, chính xác giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Mục đích chính của việc điều trị bệnh động mạch vành là giảm gánh nặng cho của tim thông qua cải thiện lưu lượng máu và giảm nhu cầu oxy, đảo ngược và ngăn chặn xơ vữa ở động mạch vành. Các phương pháp điều trị gồm:

- Điều trị nội khoa

Áp dụng ở những bệnh nhân xuất hiện cơn đau thắt ngực ổn định hoặc bị hẹp vành dưới 70% nhưng chưa có triệu chứng. Bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc như:

+ Thuốc Statin nhằm ổn định mảng xơ vữa và giảm thiểu hàm lượng cholesterol ở trong máu.

+ Thuốc hỗ trợ kiểm soát huyết áp.

+ Thuốc kháng kết tập tiểu cầu nhằm ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện máu đông ở lòng mạch máu.

+ Thuốc giãn mạch vành và giảm cơn đau thắt ngực.

+ Thuốc kiểm soát đái tháo đường.

- Điều trị ngoại khoa

Dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phù hợp gồm:

+ Đặt stent động mạch vành: đây là phương pháp chọc mạch qua da không cần phẫu thuật. Tại nơi động mạch vành bị hẹp bác sĩ sẽ dùng nông rộng ra bằng một quả bóng nhỏ rồi đặt vào đó một khung giá đỡ tự nở. Nhờ việc làm này mà mạch máu lưu thông tốt hơn. Bệnh nhân cần duy trì dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu kép sau điều trị.

+ Phẫu thuật: người bệnh sẽ được phẫu thuật mở ngực và bác sĩ sẽ dùng các mạch máu nhỏ của cơ thể làm cầu nối. Phương pháp này giúp cho máu lưu thông vòng qua vị trí bị tắc và cấp máu đến nơi cơ tim không được tiếp máu. Người bệnh cần nằm viện khoảng 5 - 7 ngày và dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu sau phẫu thuật.

Khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số ít cơ sở y tế ngoài công lập được trang bị hệ thống máy móc nhập khẩu hoàn toàn và sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch đầu ngành. Điều này giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành cũng như các bệnh lý về tim đạt kết quả chính xác, hiệu quả trong thời gian ngắn, giảm thiểu tối đa tâm lý lo lắng cho người bệnh.

Bạn đọc cần chẩn đoán hay có bất cứ vấn đề thắc mắc gì về bệnh động mạch vành có thể đến trực tiếp bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và giải đáp chính xác. Ngoài ra, thông qua tổng đài 1900 56 56 56, bạn đọc cũng có thể chia sẻ những băn khoăn về sức khỏe tim mạch của mình, đội ngũ chuyên gia y tế của bệnh viện luôn sẵn lòng giải đáp để bạn có được thông tin hữu ích nhất về vấn đề mà mình quan tâm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.