Tin tức

Tình trạng hẹp phế quản xảy ra do đâu? Biện pháp ngăn ngừa

Ngày 07/07/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Phế quản là một phần quan trọng của hệ hô hấp nói riêng và toàn cơ thể nói chung. Nếu phế quản bị tổn thương, hoạt động của hệ hô hấp sẽ chịu nhiều ảnh hưởng, sức khỏe của bệnh nhân suy giảm và cần được điều trị kịp thời. Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp là chứng hẹp phế quản, khi đối mặt với tình trạng này bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng như thế nào?

1. Vai trò của phế quản đối với hoạt động của hệ hô hấp

Phế quản chính là một trong những ống dẫn khí quan trọng, chúng thuộc hệ hô hấp dưới, nằm ngay phía dưới của khí quản. Phế quản được chia về hai phía, bác sĩ thường gọi là phế quản chính phải và trái, chúng tạo thành góc 70 độ. 

Trong đó, đặc điểm cấu tạo của hai bên phế quản có một chút khác biệt. Cụ thể, phế quản phải ngắn, dốc hơn so với phế quản chính trái, nếu như dị vật đi qua phế quản chính phải thì chúng sẽ dễ dàng vào phổi và gây tổn thương cho cơ quan này.

Phế quản là một phần quan trọng của hệ hô hấp

Phế quản là một phần quan trọng của hệ hô hấp

Nhiệm vụ chính của phế quản đó là lọc và dẫn khí. Không khí được lọc bỏ chất có hại ở phế quản rồi mới đi tới phế nang. Các chất gây hại trong không khí được giữ lại tại phế quản rồi đưa ra bên ngoài, tránh gây tổn thương cho phế nang. Có thể nói, nhiệm vụ lọc khí của phế quản khá quan trọng. Không khí được hệ thống phế quản các cấp đưa từ đường hô hấp trên tới tận các phế nang, thực hiện trao đổi khí tại đây và lại đưa các khí này ra khỏi phổi.

Nếu bạn không may bị hẹp phế quản thì quá trình lọc, dẫn không khí tới phế nang sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Chúng ta cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây hiện tượng này, có kế hoạch điều trị thích hợp để ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.

2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng hẹp phế quản

Vậy hiện tượng phế quản hẹp xảy ra do nguyên nhân nào? Thực tế, có rất nhiều lý do khiến phế quản hẹp, nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị sớm họ có nguy cơ bị suy hô hấp do lượng O2 không đảm bảo cung cấp cho cơ thể, lượng CO2 ứ đọng lại quá nhiều.

Nguyên nhân gây hẹp phế quản là gì?

Nguyên nhân gây hẹp phế quản là gì?

Người mắc bệnh hô hấp mạn tính có khả năng bị hẹp phế quản tương đối cao. Một số bệnh hô hấp mạn tính chúng ta không nên chủ quan là: phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc bệnh khí phế thũng,… Khi mắc bệnh, dịch sẽ tiết ra nhiều hơn, gây ra tình trạng tắc nghẽn đường thở, phế quản hẹp. Nếu không xử lý kịp thời, tính mạng của bệnh nhân có thể bị đe dọa. Chính vì thế, bác sĩ luôn theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe của người mắc bệnh hô hấp mạn tính.

Bên cạnh đó, sự tấn công của virus, vi khuẩn vào hệ hô hấp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của phế quản. Virus, vi khuẩn là tác nhân chính gây viêm đường hô hấp, dẫn tới tình trạng phù nề, tăng tiết dịch đường hô hấp và hẹp phế quản. Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta nên chú ý bảo vệ sức khỏe, hạn chế sự tấn công của virus, vi khuẩn - tác nhân đe dọa tới hoạt động của phế quản nói riêng và hệ hô hấp nói chung.

Vi khuẩn tấn công vào hệ hô hấp và gây hẹp đường thở

Vi khuẩn tấn công vào hệ hô hấp và gây hẹp đường thở

Một số yếu tố khác có thể khiến phế quản hẹp, hô hấp khó khăn, ví dụ như: điều kiện thời tiết lạnh giá, môi trường sống ngột ngạt, thiếu khí hoặc do khói bụi, ô nhiễm môi trường,… Những người nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, nhạy cảm với tình trạng ô nhiễm môi trường nên quan tâm chăm sóc sức khỏe đường hô hấp.

3. Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hẹp phế quản

Vậy bệnh nhân hẹp phế quản thường đối mặt với triệu chứng nào? Nhìn chung, triệu chứng của từng bệnh nhân sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, triệu chứng đặc trưng nhất là: khó thở. Khi phế quản hẹp, quá trình dẫn khí gặp gián đoạn, lượng O2 cung cấp cho cơ thể giảm dẫn tới tình trạng khó thở. Nếu gặp phải triệu chứng kể trên, người bệnh nên chủ động đi kiểm tra để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe liên quan tới hệ hô hấp.

Tình trạng hẹp phế quản cũng khiến bệnh nhân cảm thấy đau tức ngực vì cơ hô hấp, nhóm cơ liên sườn phải hoạt động quá sức. Cơn đau thường kéo dài âm ỉ khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu mệt mỏi. Đặc biệt tình trạng đau tức ngực trở nên nghiêm trọng hơn mỗi khi bệnh nhân cố gắng hít thở sâu.

Các triệu chứng kèm theo có thể kể tới là: ho, thở khò khè, cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống. Tốt nhất, khi đối mặt với những triệu chứng kể trên, người bệnh nên tới cơ sở y tế để theo dõi, kiểm tra. Càng để lâu, tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng.

Khó thở là triệu chứng hầu hết bệnh nhân gặp phải

Khó thở là triệu chứng hầu hết bệnh nhân gặp phải

4. Bí quyết phòng tránh tình trạng hẹp phế quản

Để phòng tránh tình trạng hẹp phế quản, chúng ta nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể, bạn hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Đồng thời, luyện tập thể dục đều đặn là cách giúp bạn tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện sức khỏe. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến khích chúng ta nên sống trong môi trường thoáng, sạch sẽ, tránh sinh hoạt trong môi trường ngột ngạt, ảnh hưởng tới sức khỏe hệ hô hấp.

Những bạn có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với thời tiết, khói bụi hoặc phấn hoa nên cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là cách bảo vệ sức khỏe khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại cho đường hô hấp.

Nếu bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh về đường hô hấp, hãy chủ động tới thăm khám, điều trị tại cơ sở y tế uy tín. Chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín bạn có thể tham khảo. MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế đi đầu trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe với gần 30 năm kinh nghiệm. 

Không chỉ quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi mà MEDLATEC còn được đánh giá cao về hệ thống cơ sở vật chất hiện đại. Đơn cử như: Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và được cấp chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Cùng với đó là hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến bậc nhất như X-quang, siêu âm, MRI, CT Scan,... Như vậy, khi khám và điều trị bệnh hô hấp nói riêng và các vấn đề sức khỏe khác nói chung tại MEDLATEC, Quý khách hàng có thể an tâm về chất lượng.

MEDLATEC luôn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng nhất

MEDLATEC luôn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng nhất

Mong rằng bài viết này đã mang tới những thông tin bổ ích liên quan tới tình trạng hẹp phế quản. Từ đó, bệnh nhân chủ động điều trị, chăm sóc sức khỏe đường hô hấp hơn, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra. Nếu có nhu cầu thăm khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ thêm. 

Từ khoá: giãn phế quản

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.