Tin tức
Tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh rối loạn đông máu
- 29/10/2013 | Những điều cần biết về bệnh rối loạn đông máu
- 09/09/2015 | Bệnh nhân rối loạn đông máu vẫn có được cuộc sống bình thường
- 13/06/2019 | MIX TEST - Xét nghiệm quan trọng trong định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị rối loạn đô...
1. Rối loạn đông máu là gì, gồm những thể nào?
1.1. Thế nào là rối loạn đông máu?
Rối loạn đông máu tức là tình trạng máu chảy nhưng không thể đông lại được như bình thường vì yếu tố đông máu bị thiếu hụt. Nguyên nhân của điều này có thể là do protein tồn tại trong máu nhưng hoạt động bất thường hoặc bị thiếu hụt nên máu khó đông. Bình thường, khi xảy ra hiện tượng chảy máu, tiểu cầu sẽ kết dính với nhau nhờ sự kết nối của các yếu tố đông máu, nhờ đó mà hình thành cục máu đông để cầm máu. Trong trường hợp rối loạn đông máu, các yếu tố đông máu bị thiếu hụt hay không hoạt động như bình thường thì máu khó cầm và chảy liên tục.
Rối loạn máu đông xảy ra khi tiểu cầu không có khả năng cầm máu như bình thường
1.2. Các thể rối loạn đông máu
Bệnh rối loạn đông máu gồm 2 nhóm thể:
- Nhóm yếu tố thiếu hụt
+ Hemophilia A: chiếm gần 85% bệnh nhân rối loạn đông máu, người bệnh thể này bị thiếu yếu tố VIII.
+ Hemophilia B: chiếm gần 14% bệnh nhân mắc rối loạn đông máu, người bệnh thể này bị thiếu yếu tố IX.
+ Hemophilia C: người bệnh bị thiếu yếu tố XI - tiền thromboplastin huyết tương.
- Nhóm mức độ giảm yếu tố
Đây là nhóm bệnh nhân bị thiếu dưới 30% yếu tố VIII, gồm các thể:
+ Thể nặng: nồng độ yếu tố VIII dưới 1%.
+ Thể trung bình: nồng độ yếu tố VIII trong khoảng 1 - 5%.
+ Thể nhẹ: nồng độ yếu tố VIII > 5% nhưng lại < 30%.
2. Dấu hiệu nhận diện và nguyên nhân gây rối loạn đông máu
2.1. Dấu hiệu nhận diện rối loạn đông máu
Việc phát hiện sớm dấu hiệu rối loạn đông máu để gặp bác sĩ và có biện pháp xử trí đúng đắn ngay từ đầu rất quan trọng đối với bảo vệ tính mạng của người bệnh. Các dấu hiệu sau được xem là gợi ý rối loạn đông máu:
- Bị chảy máu quá nhiều sau phẫu thuật hoặc chấn thương.
- Chảy nhiều máu sau nhổ răng.
- Hay bị chảy máu cam vào chảy trong thời gian dài.
- Bị chảy máu bất thường không xác định được nguyên nhân.
- Hay bị chảy máu lợi.
- Cơ thể hay và dễ bị vết bầm tím trên da.
- Sau tiêm chủng bị chảy máu bất thường.
- Trong nước tiểu hoặc phân có máu.
- Các khớp bị đau và sưng.
- Trong những ngày hành kinh, lượng máu kinh chảy ra nhiều bất thường, thời gian hành kinh cũng kéo dài trên 1 tuần và hay có các cục máu với đường kính trên 2.5cm.
- Bị khó thở, mệt mỏi.
- Bị nôn ra máu.
- Có các huyết khối tĩnh mạch dẫn đến suy tĩnh mạch ở đùi và chân nên các mạch máu xuất hiện chằng chịt.
- Bị đau đầu trong thời gian dài.
Hay chảy máu cam là một trong các dấu hiệu rối loạn đông máu
2.2. Nguyên nhân gây rối loạn đông máu
Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng rối loạn đông máu xảy ra:
- Tiểu cầu bị tổn thương nên chức năng đông máu không đảm bảo hoạt động bình thường.
- Lưu lượng máu chảy chậm bất thường.
- Di truyền: bố mẹ bị bệnh rối loạn đông máu thì con cũng có thể di truyền bệnh lý này và gen gây nên bệnh nằm ở nhiễm sắc thể X nên nguy cơ di truyền ở bé trai sẽ cao hơn bé gái.
- Bị thiếu hụt các yếu tố đông máu là: VIII, IX và X.
- Bị thiếu vitamin K nên cũng bị suy giảm các yếu tố đông máu.
- Thành mạch bị tổn thương do các bệnh: nhiễm trùng, tự miễn, dị ứng,... làm biến đổi cấu trúc thành mạch.
- Dùng thuốc: kháng sinh, chống đông máu,... làm cho quá trình tái tạo và tăng trưởng mạch máu mới bị ngăn chặn.
- Bị khiếm khuyết gen cần cho quá trình đông máu là gen V leiden.
- Nhóm máu O có nguy cơ bị rối loạn đông máu cao hơn nhóm máu khác.
- Rối loạn chức năng gan.
3. Chẩn đoán và điều trị rối loạn đông máu
3.1. Chẩn đoán
Khi thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng đang gặp phải, hỏi tiền sử gia đình và tiền sử bệnh lý để có căn cứ hỗ trợ chẩn đoán. Nếu nghi ngờ người bệnh bị rối loạn đông máu thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm: công thức máu, D-dimer, Prothrombin một phần hoặc thời gian Thromboplastin, kiểm tra Willebrand, xét nghiệm yếu tố đông máu, xét nghiệm di truyền,...
Một số chẩn đoán hình ảnh cũng có thể được chỉ định kèm theo nhằm xác định vị trí của huyết khối như: siêu âm, chụp CT- Scanner,... Việc chẩn đoán nguyên nhân rối loạn đông máu tương đối khó khăn nên có thể người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện nhiều xét nghiệm và theo dõi tỉ mỉ.
Chẩn đoán để điều trị tích cực rối loạn đông máu từ sớm là cách duy nhất ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến sự sống
3.2. Điều trị
Tùy vào mức độ nghiêm trọng, thể rối loạn đông máu mà người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ đưa ra phương điều trị tối ưu. Mục đích điều trị nhằm kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Người bệnh có thể sẽ được chỉ định điều trị bằng một số phương pháp:
- Thuốc
+ Thuốc chống tiêu sợi huyết: điều trị chảy máu hậu phẫu hoặc sau sinh.
+ Thuốc tránh thai: giảm lượng máu chảy trong ngày hành kinh.
+ Thuốc ức chế miễn dịch.
+ Thuốc Desmopressin.
+ Vitamin K.
+ Thuốc làm tan huyết khối hoặc ức chế Thrombin.
+ Chất làm loãng máu.
- Liệu pháp thay thế yếu tố: dùng máu hiến để thay thế cho yếu tố đông máu bị thiếu hụt.
Bệnh nhân nếu có cục máu đông cần được cấp cứu gấp để loại bỏ huyết khối dưới sự hỗ trợ của ống thông nhằm ngăn cản nó di chuyển đến tim, phổi hoặc não gây nguy hiểm cho tính mạng.
Trường hợp không được điều trị tích cực, rối loạn đông máu có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng: tổn thương khớp, bị chảy máu sâu bên trong, nhiễm trùng nghiêm trọng, đột quỵ, phản ứng với điều trị đông máu,...
Vì thế, ngay khi nghi ngờ bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến rối loạn đông máu, người bệnh không nên bỏ qua hay tự tìm hiểu để mua thuốc uống mà cần đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ kiểm tra và có biện pháp điều trị tích cực. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ tính mạng của mình và người thân.
Nếu cần tìm hiểu chi tiết hơn hay cần được hỗ trợ y tế liên quan đến bệnh rối loạn đông máu, quý khách hàng có thể thăm khám tại Chuyên khoa Huyết học - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc thông qua tổng đài 1900 56 56 56 để đặt trước lịch khám cùng bác sĩ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
