Tin tức

Trẻ sốt mọc răng có gì khác với sốt thông thường?

Ngày 25/06/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Trong những giai đoạn đầu đời, hiện tượng sốt hay ốm vặt rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ bởi hệ miễn dịch của trẻ lúc này chưa thực sự hoàn thiện. Bên cạnh nguyên nhân do các bệnh lý gây ra, trẻ sốt mọc răng cũng là một trong những hiện tượng thường thấy. Nhiều người chưa biết chăm sóc bé phù hợp do còn nhầm lẫn giữa sốt thông thường và trẻ sốt khi mọc răng. Bài viết dưới đây sẽ cùng ban đi tìm hiểu và phân biệt hai hiện tượng này. 

1. Khi nào thì trẻ bắt đầu mọc răng?

Thông thường, trẻ bắt đầu mọc răng khi được 4 - 7 tháng tuổi. Nhiều trường hợp có thể mọc sớm hơn hoặc muộn hơn khoảng thời gian này là điều hết sức bình thường. Trừ khi, con vẫn chưa mọc răng dù đã 18 tháng thì mẹ cần đưa con đi khám để được kiểm tra. 

Trẻ thường mọc răng cửa dưới đầu tiên khi được 4 đến 7 tháng tuổi 

Trẻ thường mọc răng cửa dưới đầu tiên khi được 4 đến 7 tháng tuổi 

Chiếc răng đầu tiên của trẻ nhỏ thường là răng cửa dưới, rồi đến răng cửa trên, răng cửa bên hàm trên, răng cửa bên hàm dưới và sau đó là các răng hàm. Hầu hết đối với những trẻ phát triển bình thường thì trước 3 tuổi đều sẽ có 20 cái răng sữa. Do đó, bạn cần đưa con đi khám sức khỏe răng miệng nếu con lớn hơn 3 tuổi mà vẫn chưa đủ răng. 

Một vài trường hợp hiếm gặp trẻ có thể có sẵn 1 - 2 chiếc răng sơ sinh khi mới chào đời hoặc sau sinh vài tuần. Bạn không cần quá lo lắng vì răng sơ sinh này không gây ảnh hưởng quá lớn đến bé. 

Em bé thường có một số biểu hiện lạ khi bắt đầu mọc răng. Điển hình nhất phải kể đến chính là hiện tượng trẻ sốt mọc răng, hay nhai, gặm đồ vật xung quanh, chảy dãi, đôi khi có thể bỏ bú hoặc quấy khóc. 

Trẻ sốt khi mọc răng thường có thói quen nhai, gặm các đồ vật xung quanh 

Trẻ sốt khi mọc răng thường có thói quen nhai, gặm các đồ vật xung quanh 

2. Trẻ sốt mọc răng có gì khác với sốt thông thường?

Phân biệt được hiện tượng trẻ sốt khi mọc răng với sốt thông thường là vô cùng cần thiết bởi nhiều khi cha mẹ có thể nhầm lẫn giữa 2 hiện tượng này và dẫn đến việc chăm sóc trẻ không đúng cách. 

Hai hiện tượng trên có điểm chung là trẻ quấy khóc thường xuyên, cơ thể mệt mỏi và nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Đôi khi trẻ còn có biểu hiện lười ăn, bỏ bú khiến cha mẹ luôn có cảm giác lo lắng. 

2.1. Hiện tượng trẻ sốt mọc răng

Đối với trẻ nhỏ mà nói, trẻ sốt khi mọc răng có lẽ không phải là hiện tượng gì hiếm gặp. Vậy để phân biệt với tình trạng sốt do ốm vặt gây ra, chúng ta phải làm thế nào?

Khi bắt đầu mọc răng, các em bé có thể xuất hiện những triệu chứng điển hình như nhiều dãi, bé cảm thấy khó chịu, đau nhức do phần nướu răng bị sưng. Do vậy, các bé thường quấy khóc nhiều, thỉnh thoảng đờ đẫn hoặc quấy khóc liên tục trong thời gian mọc răng. 

Ngoài ra, một biểu hiện thường thấy ở trẻ sốt mọc răng chính là thói quen gặm, cắn các đồ vật xung quanh do trẻ luôn có cảm giác khó chịu, ngứa ở nướu răng. Việc trẻ khó ngủ hơn do luôn thấy khó chịu cũng là điều hết sức bình thường.

Đặc biệt, cha mẹ có thể dễ dàng chăm sóc khi trẻ sốt mọc răng bởi lúc này thân nhiệt của trẻ thường không quá cao và cũng không kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi hay tiêu chảy. Với những biểu hiện như đã đề cập đến, chắc hẳn phần nào cũng đã giúp cha mẹ nhận biệt được hiện tượng trẻ sốt mọc răng là như thế nào. 

Trẻ sốt mọc răng thường có thân nhiệt không quá cao và không kèm theo sổ mũi, ho hay tiêu chảy

Trẻ sốt mọc răng thường có thân nhiệt không quá cao và không kèm theo sổ mũi, ho hay tiêu chảy

2.2. Hiện tượng trẻ sốt thông thường

Khác với hiện tượng trẻ sốt khi mọc răng, trẻ bị sốt thông thường sẽ có nhiệt độ cơ thể dao động từ trên 38oC trở lên, đồng thời xuất hiện kèm theo các triệu chứng như đổ mồ hôi trộm, hoặc rét run người. Lúc này, cơ thể trẻ thường luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi bởi tình trạng mất nước do sốt cao gây ra. 

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như ho, đau họng, sổ mũi thì cha mẹ có thể phân biệt được đây là hiện tượng sốt thông thường chứ không phải là trẻ sốt mọc răng. Trẻ có thể biếng ăn hơn bởi cơ thể mệt mỏi cũng làm mất cảm giác ngon miệng khi ăn. 

Trên thực tế, trẻ có thể bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà bé có thể rơi vào tình trạng sốt cao hoặc chỉ sốt nhẹ. Các nguyên nhân gây sốt phổ biến ở trẻ là do cơ thể bị vi khuẩn, vi rút tấn công. Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác như rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt, rối loạn hệ miễn dịch, tác dụng phụ khi tiêm chủng vắc xin,... 

Trẻ sốt thông thường sẽ có nhiệt độ cơ thể dao động từ 38oC trở lên kèm theo nhiều biểu hiện khác 

Trẻ sốt thông thường sẽ có nhiệt độ cơ thể dao động từ 38oC trở lên kèm theo nhiều biểu hiện khác 

Mỗi trường hợp khác nhau, cha mẹ lại cần có những cách chăm sóc phù hợp để giúp trẻ cải thiện và phục hồi tình trạng sức khỏe một cách nhanh chóng nhất.

3. Lưu ý dành cho cha mẹ khi trẻ sốt mọc răng

Khi trẻ sốt mọc răng, chắc hẳn ai trong các bậc phụ huynh cũng đều rất lo lắng. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu về một số lưu ý cha mẹ cần làm để chăm sóc trẻ sốt mọc răng đúng cách nhé. 

- Không cần thiết cho trẻ uống thuốc nếu sốt dưới 38oC. Nếu con sốt trên 38oC thì có thể cho con uống Paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt với những trường hợp sốt cao dẫn đến co giật thì cần được đưa đi khám ngay lập tức. 

- Bổ sung nước cho con bằng cách cho con bú sữa, uống oresol hoặc nước hoa quả: cơ thể trẻ thường bị mất rất nhiều nước khi sốt, do đó việc bổ sung nước sẽ giúp con giảm bớt cảm giác uể oải, mệt mỏi. 

- Sử dụng nước ấm để lau mát cho trẻ giúp hạ sốt nhanh chóng.

- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Tránh mặc những bộ trang phục quá chật hoặc kín khiến con khó thở

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ trong thời gian mọc răng. Sau khi trẻ ăn xong cần được vệ sinh nướu sạch sẽ, lau nước dãi cho trẻ bằng một chiếc khăn mềm. 

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ trong thời gian mọc răng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ trong thời gian mọc răng

Nhìn chung, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng bởi trẻ sốt mọc răng thường không quá nghiêm trọng, chỉ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ răng miệng của con là được. Với những lưu ý đã được chia sẻ trong bài, hi vọng cũng đã giúp cha mẹ phần nào bớt được lo lắng và chăm sóc con đúng cách. 

Mọi thắc mắc hay nhu cầu cần tư vấn, vui lòng liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và giải đáp. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.