Tin tức

Triệu chứng viêm kết mạc herpes và những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ

Ngày 18/05/2021
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Phần lớn những vấn đề về mắt ở trẻ nhỏ đều là do bẩm sinh. Hơn nữa, khi còn nhỏ, thị lực của trẻ chưa được phát triển toàn diện kết hợp với sức đề kháng còn yếu dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu cha mẹ không biết xử trí kịp thời, chăm sóc trẻ đúng cách sẽ khiến thị lực của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em, mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo.

1. Bệnh tắc lệ đạo: Vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh

Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tắc nghẽn lệ đạo là tình trạng nước mắt rơi xuống ống dẫn lệ nhưng không thể thoát ra ngoài rất đến tắc một phần hoặc tắc toàn phần lệ đạo. 

Khi bị bệnh, trẻ có thể mắc phải một số dấu hiệu như sau: 

  • Trẻ hay bị chảy nước mắt và gỉ mắt, buổi sáng khi ngủ dậy thì tình trạng này lại càng rõ hơn, mắt trẻ có nhiều rỉ hơn. 
  • Trẻ bị đọng nước mắt ở khe mi nên mắt trẻ nhìn như vừa khóc.
  • Trẻ hay dụi mắt và thường có hiện tượng đỏ da bờ mi.

Khi mới sinh, hiện tượng này thường rất khó phát hiện. Phải đến khi trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên, những biểu hiện của bệnh mới rõ ràng hơn. Khi trẻ có biểu hiện nghiêm trọng, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. 

2. Viêm kết mạc: Triệu chứng viêm kết mạc Herpes không thể bỏ qua

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm kết mạc ở trẻ em là do virus, vi khuẩn và do tình trạng dị ứng. Khi mắc bệnh, trẻ có thể gặp phải những dấu hiệu như sau: 

  • Trẻ bị ngứa mắt.
  • Mắt trẻ đỏ và sưng kết mạc hay sưng mí mắt trong.
  • Xuất hiện tình trạng chảy nước mắt nhiều bất thường.
  • Mắt có nhiều dịch chứa màu trắng, vàng hay xanh lá cây, có nhiều rỉ mắt khiến trẻ khó chịu và rất khó mở mắt. 
  • Mắt trẻ nhạy cảm hơn với ánh sáng.

triệu chứng viêm kết mạc herpes

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm kết mạc ở trẻ em là virus, vi khuẩn và dị ứng

Ngoài ra, triệu chứng viêm kết mạc herpes chẳng hạn như sưng hạch bạch huyết hay  nhiễm trùng đường hô hấp trên cũng là những biểu hiện thường gặp. Những trường hợp bị bệnh do virus sẽ có khả năng lây lan bệnh nhanh chóng qua đường tiếp xúc với dịch tiết mắt (dùng chung vật dụng cá nhân, dùng chung thuốc nhỏ mắt,…). 

Với trẻ nhỏ, tình trạng viêm kết mạc không được kiểm soát tốt sẽ dễ tiến triển nghiêm trọng. Nếu trẻ có những biểu hiện nặng như sốt cao, đau mắt, càng đau nhiều hơn khi tiếp xúc với ánh sáng, dịch mắt có màu vàng hay xanh lá cây, tầm nhìn bị ảnh hưởng,… các triệu chứng bệnh kéo dài trên 2 tuần thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Đây là cách tốt nhất để giúp trẻ giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. 

3. Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non là một trong những bệnh lý thường gặp ở những trẻ sinh non, nhẹ cân, (tuổi thai nhỏ hơn 33 tuần tuổi và trọng lượng thai nhi dưới 1.800g). Nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời, trẻ có nguy cơ bị mất thị lực ở cả hai mắt. 

Trẻ sinh non có nguy cơ bị bệnh võng mạc

Trẻ sinh non có nguy cơ bị bệnh võng mạc

Võng mạc thường hình thành ở tuần thứ 16 đến tuần thứ 40 của thai kỳ. Với những đứa trẻ sinh non chỉ dưới 33 tuần tuổi thì võng mạc chưa được phát triển hoàn chỉnh và rất dễ bị tổn thương, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến thị giác của trẻ. 

Thông thường, chỉ khi bệnh đã ở giai đoạn nặng thì mới có những biểu hiện ra bên ngoài và ở giai đoạn sớm, bệnh lại rất khó phát hiện bằng mắt thường. Các bác sĩ sẽ sử dụng các loại máy chuyên dụng để khám đáy mắt của trẻ và đây cũng là cách có thể phát hiện bệnh một cách chính xác ở giai đoạn sớm. 

Mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để đạt kết quả điều trị tốt nhất. Hiện nay, 2 phương pháp điều trị bệnh chính đó là laser và tiêm thuốc. 

Để phòng ngừa nguy cơ bị bệnh, mẹ bầu và thai nhi nên được chăm sóc tốt để tránh nguy cơ đẻ non. Trong trường hợp trẻ bị đẻ non, mẹ cần phải tuân thủ lịch khám mắt cho bé và nếu thấy mắt bé có biểu hiện bất thường, mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa con đi khám sớm. 

4. Bệnh lác mắt: Ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình và sự tự tin của trẻ

Bệnh mắt lé (lác mắt) không chỉ làm ảnh hưởng đến thị lực mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngoại hình của trẻ. Vì thế, cần phát hiện và điều trị bệnh sớm kết quả hồi phục mắt tích cực hơn, đồng thời phòng tránh nguy cơ ảnh hưởng đến mắt của trẻ sau này.

Bệnh mắt lác mắt ảnh hưởng đến thị lực và thẩm mỹ, ngoại hình của trẻ

Bệnh mắt lác mắt ảnh hưởng đến thị lực và thẩm mỹ, ngoại hình của trẻ

Lác mắt là khi hai mắt của trẻ nhìn theo hai hướng khác nhau và không thể nhìn thẳng được. Bệnh thường xảy ra khi mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn. Lác mắt gồm 2 loại: lác mắt trong do điều tiết và lác mắt ngoài.

Một số triệu chứng của bệnh lác mắt như sau:

  • Có thể thấy rõ mắt bệnh nhân bị lệch khi quan sát bằng mắt thường. 

  • Bệnh nhân hay bị mỏi mắt. 

  • Khả năng tập trung kém.

  • Hay bị vấp ngã khi đi lại.

  • Bên mắt bị lác nhìn mờ hơn mắt không lác.

Phương pháp điều trị bệnh là cách giúp cho hai mắt nhìn thẳng và thị lực có thể phục hồi ở cả hai mắt. Mỗi trường hợp khác nhau, bệnh nhân sẽ được áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị là: 

  • Phẫu thuật chỉnh lại cơ vận động mắt không cân bằng hay phẫu thuật lấy thủy tinh thể: Thường áp dụng đối với trẻ bị lác mắt trong.

  • Đeo kính để tập luyện mắt, điều chỉnh mắt nhìn thẳng.

5. Tật khúc xạ: Bệnh khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập và sinh hoạt

Những tật khúc xạ như cận thị, loạn thị,… không gây nguy hiểm như những bệnh về mắt khác nhưng lại khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn khi học tập, trong sinh hoạt và khi vận động thể chất. 

Tật khúc xạ không gây nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt

Tật khúc xạ không gây nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt

Tư thế ngồi học không đúng, không gian học tập không đầy đủ ánh sáng chính là nguyên nhân chính dẫn đến tật khúc xạ. Vì thế, nếu trẻ có biểu hiện bất thường, mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm dưỡng chất tốt cho mắt để bảo vệ và cải thiện sức khỏe mắt cho trẻ. 

Hãy gọi đến số 1900 56 56 56, chuyên gia nhãn khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn nhiều hơn cho bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.