Tin tức

Trước khi chụp CT bụng, nhất định phải nằm lòng những thông tin này

Ngày 19/07/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Văn Thụ
Chụp CT bụng hiện đang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đang được đánh giá cao và áp dụng ở nhiều cơ sở y tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được những thông tin cụ thể hơn về chụp cắt lớp bụng.

1. Chụp CT bụng - những trường hợp chỉ định và chống chỉ định

1.1. Thế nào là Chụp CT bụng?

Chụp CT bụng (chụp cắt lớp vi tính) là phương pháp chiếu đồng thời chùm tia X và kết hợp cùng máy tính để cho ra hình ảnh 2 - 3D chi tiết về lát cắt ngang của các bộ phận bên trong ổ bụng. Nhờ có những hình ảnh này mà bác sĩ phát hiện được những bất thường tại bộ phận được chụp để có phương án xử trí hiệu quả.

1.2. Chỉ định chụp CT bụng dành cho ai?

Hầu hết các trường hợp có triệu chứng như sau sẽ được chỉ định chụp CT bụng:

- Đau bụng, sốt và nghi ngờ có bất thường ở ruột.

- Xảy ra chấn thương ở vùng bụng.

- Đại tiện hoặc tiểu tiện xuất hiện máu.

- Tiểu khó, cân nặng giảm đột ngột, vàng da.

- Phát hiện có dịch trong ổ bụng.

Chụp CT bụng

Chụp CT bụng giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây đau bụng bất thường

Việc làm này nhằm tìm ra nguyên nhân hoặc phát hiện các bệnh lý:

- Căn nguyên gây đau hoặc chướng bụng.

- Phát hiện vấn đề liên quan đến thận: viêm bể thận, sỏi thận, ứ nước trong thận,...

- Chẩn đoán ung thư ở các bộ phận bên trong bụng như: đại tràng, buồng trứng, gan,...

- Đánh giá mức độ và tình trạng chấn thương hay nhiễm trùng ổ bụng.

- Kiểm tra tình trạng của các cơ quan bên trong bụng: đường mật, tụy, gan,...

1.3. Các trường hợp chống chỉ định đối với chụp CT cắt lớp bụng

Các trường hợp chống chỉ định chụp CT cắt lớp bụng đều chỉ là tương đối, cụ thể như: người có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang, thai phụ hoặc người nghi ngờ đang mang thai, bệnh nhân suy thận nặng,...

2. Đánh giá ưu - nhược điểm của chụp CT cắt lớp bụng

2.1. Ưu điểm

- Cho hình ảnh chụp sắc nét về các bộ phận bên trong bụng mà không có hiện tượng nhiều ảnh chồng lên nhau.

- Độ phân giải mô mềm cao hơn so với phương pháp chụp X-quang thông thường.

- Thời gian chụp nhanh, giảm thiểu khó chịu cho người bệnh.

- Có thể áp dụng đối với những trường hợp chống chỉ định với chụp cộng hưởng từ.

Chụp CT bụng

Ảnh chụp CT cho thấy bất thường ở ruột non người bệnh

2.2. Nhược điểm

- Do khả năng đâm xuyên mạnh của tia X nên chụp CT bụng phát hiện những tổn thương ở phần mềm có hạn chế hơn so với chụp MRI.

- Có nguy cơ nhiễm bức xạ nhưng tương đối thấp.

3. Những vấn đề cần lưu ý

- Trước khi tiêm thuốc cản quang để chụp CT bụng người bệnh nên nhịn ăn 4 - 6 tiếng.

- Trừ các trường hợp chống chỉ định như đã nói đến ở trên thì đa số bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp bụng đều phải tiêm thuốc cản quang, điển hình như: bệnh nhân đã biết nguyên nhân gây đau quặn bụng là do sỏi niệu quản; bệnh nhân mắc các triệu chứng mạch máu; người bị áp xe hoặc viêm; trường hợp đang nghi ngờ mắc khối u;...

- Thai phụ không nên chụp cắt lớp bụng để tránh những rủi ro do tia bức xạ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc tìm phương pháp chẩn đoán khác tối ưu hơn cho đối tượng bệnh nhân này.

- Khi chất cản quang được đưa vào cơ thể, nhiều bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu, có vị kim loại trong miệng, cơ thể đỏ bừng hoặc nóng. Những cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi, người bệnh nên cố gắng làm theo hướng dẫn của bác sĩ để hình ảnh chụp có chất lượng tốt nhất.

- Người không phải tiêm thuốc cản quang thì sau khi chụp có thể trở về mọi hoạt động như bình thường. Những trường hợp tiêm thuốc cản quang cần lưu lại bệnh viện 30 phút sau khi chụp cắt lớp xong để theo dõi phản ứng phụ, nếu không có gì bất thường thì có thể ra về, tăng cường uống nước để loại bỏ độc tố có trong thuốc cản quang ra ngoài cơ thể. Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, buồn nôn và nôn thì cần thông báo ngay với bác sĩ để có phương án xử trí kịp thời.

Chụp CT bụng

Người phải dùng thuốc cản quang để chụp CT bụng cần theo dõi phản ứng phụ sau khi tiêm 

- Không nên chụp CT bụng nhiều lần trong khoảng thời gian gần nhau để tránh tiếp xúc với liều lượng lớn của bức xạ từ tia X.

- Người có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang nên thông báo với bác sĩ để được kê đơn thuốc dị ứng. 

- Kết quả chụp CT bụng thường được trả sau khi chụp 30 - 60 phút, những trường hợp cần hội chẩn thì thời gian này sẽ lâu hơn.

Nhìn chung, chụp CT cắt lớp bụng là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, để đạt được và phát huy điều này đòi hỏi nó phải được thực hiện trên thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn giỏi. Chính vì thế người bệnh nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn đúng cơ sở y tế đáp ứng đầy đủ các yếu tố ấy.

Ngoài hệ thống bệnh viện công lập, người bệnh có thể tham khảo dịch vụ chụp cắt lớp tại các cơ sở y tế tư nhân, điển hình là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là một trong số ít bệnh viện có sự đầu tư thực sự chất lượng về đội ngũ con người và trang thiết bị máy móc phục vụ cho dịch vụ chụp cắt lớp. Tại đây khách hàng sẽ được những bác sĩ đầu ngành trực tiếp thăm khám, chỉ định và chẩn đoán kết quả chụp CT nên đảm bảo độ chính xác cao, mọi thắc mắc của người bệnh đều được giải thích cặn kẽ. Bên cạnh đó, bệnh viện còn đưa vào sử dụng hệ thống máy chụp CT Siemens hiện đại nhập khẩu từ Đức với thời gian chụp nhanh, hình ảnh rõ nét và chi tiết, giảm thiểu nguy cơ bức xạ tốt nhất cho người bệnh.

Hy vọng rằng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc trang bị được những thông tin cần thiết về chụp CT bụng. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các chuyên viên y tế của chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.