Tin tức

Trước khi chụp CT phổi, nhất định bạn phải biết điều này

Ngày 07/07/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Văn Thụ
Để phát hiện những tổn thương tại phổi một một cách chính xác và chi tiết thì chụp CT phổi là kỹ thuật không nên bỏ qua. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu để có cái nhìn sâu hơn về phương pháp chẩn đoán hình ảnh đang được đánh giá cao này.

1. Tại sao cần phải chụp CT phổi?

Chụp CT phổi hay còn có tên gọi khác là chụp cắt lớp vi tính phổi. Đây là kỹ thuật sử dụng máy chụp CT có những chùm tia X quét qua phổi sau đó kết hợp với máy tính để tạo ra những hình ảnh 2D, 3D nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng của phổi. 

Phương pháp này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chẩn đoán xác định các đám mờ ở phổi. Đặc biệt, trường hợp có tiêm thuốc cản quang, bác sĩ còn biết được tổn thương có ngấm thuốc hay không để chẩn đoán ung thư phổi. Nói một cách dễ hiểu hơn thì những vị trí ngấm thuốc cản quang nhiều nguy cơ bị ung thư sẽ cao hơn vị trí ngấm thuốc ít.

chụp CT phổi

chụp CT phổi giúp bác sĩ phát hiện nhanh tổn thương ở phổi

Mặt khác, thông qua hình ảnh chụp CT, bác sĩ còn phát hiện, có thể đánh giá chi tiết và chính xác tổn thương của u phổi. Đây là điều mà chụp X-quang thông thường không thể làm được.

Nói tóm lại: chụp CT phổi được xem là cần thiết bởi nó giúp:

- Xác định chính xác số lượng, vị trí, mức độ tổn thương của phổi.

- Tìm ra những tổn thương dù là nhỏ hay khó thấy nhất mà phim chụp X-quang bỏ sót.

2. Chụp CT phổi dành cho ai? Cần chuẩn bị những gì?

2.1. Đối tượng nên chụp CT phổi

Chụp CT phổi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhưng cần được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì mới nên thực hiện. Thường thì những trường hợp nên áp dụng kỹ thuật này bao gồm:

- Người sinh ra trong gia đình có tiền sử đối với bệnh ung thư phổi.

- Người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với môi trường chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ.

- Người ở độ tuổi trên 50 thường xuyên hút thuốc lá hoặc đã hút thuốc lá trên 10 năm.

- Bị chấn thương nặng ở vùng ngực có nghi ngờ ảnh hưởng hoặc tổn thương đến phổi.

- Người thường xuyên cảm thấy khó nuốt, khó thở, ho ra máu không rõ căn nguyên.

- Bệnh nhân viêm phổi kẽ, viêm phế quản nặng hoặc mắc các bệnh lý khác về phổi.

2.2. Người chụp CT phổi cần chuẩn bị những gì?

Để quá trình chụp CT cắt lớp phổi diễn ra suôn sẻ, có kết quả chính xác, người bệnh nên:

- Tìm hiểu để lựa chọn đúng địa chỉ uy tín trong lĩnh vực chụp cắt lớp.

- Nhịn ăn 4 - 6 tiếng trước khi chụp có tiêm thuốc cản quang. 

- Thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, đang mắc các bệnh lý như: suy thận, dị ứng, tim mạch, hen suyễn,...

chụp CT phổi

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỏi thăm sức khỏe và chỉ dẫn thao tác chụp CT phổi cho bệnh nhân 

- Tháo bỏ những vật dụng bằng kim loại có ở trên người trước khi bước lên bàn chụp cắt lớp.

- Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc tương phản để làm nổi bật cấu trúc của một bộ phận nào đó cần kiểm tra chi tiết. Thuốc này có thể được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm và sẽ gây ra chút phản ứng nhẹ. 

3. Liệu chụp CT phổi có gặp phải nguy hại nào không?

Bản chất của kỹ thuật chụp CT phổi có sử dụng tia X. Loại tia này có bước sóng mạnh với khả năng đâm xuyên và bức xạ đến cơ thể. Vì thế rất nhiều người lo lắng về khả năng gây hại của tia X. Người bệnh có thể yên tâm rằng mức bức xạ tia X trong mỗi lần chụp đều ở mức cho phép đối với cơ thể nên nó sẽ không gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, với một số đối tượng cụ thể, phương pháp này không được khuyến nghị:

- Thai phụ hoặc người đang cho con bú

Tác động của thuốc cản quang và tia X dù rất nhỏ nhưng không tốt đối với thai nhi và trẻ nhỏ. Vì thế, trường hợp này nếu cần thiết phải chụp, bác sĩ sẽ giảm cường độ tia X hoặc lựa chọn phương án chẩn đoán bệnh khác phù hợp hơn với người bệnh.

chụp CT phổi

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo là không nên chụp cắt lớp phổi

- Bệnh nhân suy thận nặng

Bệnh nhân bị suy thận nặng thực hiện chụp cắt lớp phổi có thể bị gặp phải tình trạng nhiễm độc cản quang. Vì thế, nếu bắt buộc phải chụp, bác sĩ sẽ phải có phương án truyền dịch giải độc cho người bệnh.

- Người có tiền sử bệnh lý mãn tính hoặc bệnh cường giáp, hồng cầu lưỡi liềm, hen phế quản, tiểu đường

Đây cũng là nhóm đối tượng dễ bị nhiễm độc thuốc cản quang nên cần thông báo trước với bác sĩ để có phương án xử trí.

- Người bị dị ứng với thuốc cản quang

Nếu bị dị ứng với thuốc cản quang thường sẽ có các triệu chứng như: mẩn ngứa, nóng rát, khó thở,... Tùy từng trường hợp và mức độ dị ứng mà bác sĩ sẽ cân nhắc về việc sử dụng thuốc hỗ trợ.

- Người bị mất nước nặng hoặc dị ứng iod

Đây là nhóm đối tượng chống chỉ định với chụp có tiêm thuốc cản quang vì nó gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu chụp không tiêm thuốc cản quang thì hoàn toàn có thể đáp ứng được.

Về cơ bản, kỹ thuật chụp CT phổi được xem là khá hiệu quả đối với việc phát hiện đám mờ và đánh giá chi tiết mọi tổn thương ở phổi. Nhờ việc thực hiện phương pháp này mà bác sĩ tránh được tình trạng bỏ sót tổn thương, tìm ra nguyên nhân gây nên các triệu chứng bệnh, nhất là bệnh về hô hấp để có phương án điều trị hiệu quả.

Để đạt được những điều này, điều tối quan trọng không thể bỏ qua đó là thiết bị sử dụng để chụp cắt lớp phổi. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến chi tiết và độ chính xác của hình ảnh chụp. Thực tế cho thấy, bên cạnh những cơ sở sử dụng hệ thống máy chụp tiên tiến cũng có không ít cơ sở y tế dùng thiết bị cũ và lạc hậu để có mức giá chụp CT rẻ thu hút người bệnh. Vấn đề này rất đáng lo ngại bởi khi chụp CT bằng thiết bị cũ không những kết quả không chính xác mà nó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Vì thế, nếu quan tâm đến sức khỏe của chính mình thì người bệnh không nên bỏ qua yếu tố thiết bị chụp CT ở mỗi cơ sở y tế.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số rất ít địa chỉ y tế ngoài công lập được đông đảo khách hàng đánh giá cao về chất lượng chụp CT. Đến đây, bạn sẽ được thăm khám, chỉ định và chẩn đoán bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành; kỹ thuật viên phòng chụp được đào tạo bài bản; hệ thống máy chụp CT Siemens hiện đại bậc nhất của Đức. Những yếu tố này sẽ giúp bạn được chẩn đoán đúng tình trạng sức khỏe trong thời gian ngắn, giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có trong quá trình chụp CT phổi. Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể gọi tới hotline 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của bệnh viện sẽ giải đáp và tư vấn tận tình.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.